Đau sỏi mật là triệu chứng phổ biến và đặc trưng của bệnh đau sỏi mật. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng, vùng thượng vị, đau lan đến vai,…Để làm giảm các cơn đau do sỏi mật gây ra, bệnh nhân thể áp dụng rất nhiều các phương pháp hữu hiệu rất an toàn và không gây tác dụng phụ.
Tại sao bị bệnh sỏi mật lại bị đau?
Bệnh sỏi mật được hình thành chủ yếu do sự ngưng đọng, kết tụ của cholesterol, sự mất cân bằng của các thành phần trong dịch mật như cholesterol, bilirubin, muối canxi.. Khi bị bệnh sỏi mật, người bệnh sẽ xuất hiện những viên sỏi nhỏ, to hoặc bùn mật ở vị trí bên trong túi mật, trong gan hoặc ngoài gan.
Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường xuất hiện những cơn đau bụng vùng mạn sườn phải, gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn ói, đầy bụng, chậm tiêu sau ăn), sốt (có thể kèm theo cảm lạnh), vàng da đi kèm với mắt vàng, nước tiểu màu vàng.
Trong khi đó, các yếu tố gây bệnh có thể bắt nguồn do yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, khoa học, thừa cân, béo phì, giảm cân nhanh chóng và đột ngột. Tỷ lệ phụ nữ mắc sỏi mật thường cao hơn nam giới.
Sỏi mật tạo ra các viên sỏi nằm bên trong đường mật, túi mật, gây tắc nghẽn đường mật dẫn đến hiện tượng dịch mật bị ứ trệ, ngưng đọng.
Khi đó, đường ống mật phải co bóp mạnh hơn bình thường để tống dịch mật còn ứ đọng ra bên ngoài. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh bị đau do sỏi mật. Bên cạnh đó, những viên sỏi bùn thường lắng đọng và bám vào các thành túi mật, ống dẫn mật khiến các vị trí này bị viêm nhiễm.
Nếu mức độ viêm nhiễm gia tăng có thể gây nên tình trạng sốt, sốt cao, sốt rét kéo dài. Không những thế, khi tái phát lại, các ổ viêm lại tiếp gây đau đớn cho người bệnh. Cơn đau sỏi mật gây ra cũng có những đặc trưng riêng, cụ thể:
- Các cơn đau thường xảy đến rất ngẫu nhiên (có thể rơi vào bất cứ thời điểm nào trong ngày) và nhanh chóng gia tăng mức độ, đặc biệt là sau khi ăn đồ ăn chiên rán, đồ ăn giàu cholesterol, đồ ăn nhiều giàu chất béo. Đau sỏi mật thường xuất hiện khi đói.
- Thời gian đau thường kéo dài từ vài phút đến 5 giờ đồng hồ, có khi kéo dài cả ngày. Đi kèm với cơn đau là các triệu chứng như: cảm giác đầy hơi, khó chịu, vã mồ hôi, sốt, nôn mửa, ớn lạnh.
- Vị trí đau: đau ở bên phải bụng, phía dưới xương sườn, có thể lan ra sau lưng, trung tâm bụng, lan ra vai. Cơn đau lan đến vùng vai kèm theo các triệu chứng buồn nôn, nôn, sốt cao trên 38 độ C.
Phương pháp điều trị đau sỏi mật
Sỏi mật thường tạo ra những cơn đau, gây khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân hoàn toàn có thể tự mình kiểm soát những cơn đau bằng những phương pháp khá hữu hiệu ngay tại nhà:
Sử dụng túi nhiệt để làm giảm cơn đau
Bệnh nhân có thể làm giảm cơn đau bằng túi ấm giữ nhiệt, khăn ấm hoặc bằng một chai nước ấm. Bệnh nhân đặt trực tiếp lên vị trí đau, lan đều và xoa nhẹ nhàng.
Lưu ý, bệnh nhân cần điều chỉnh nhiệt độ để tránh bị bỏng, nóng quá hoặc có thể dùng một chiếc khăn ngăn giữa bụng và túi nhiệt (chai nước ấm, khăn ấm). Túi giữ nhiệt sẽ giúp lan tỏa hơi ấm xung quanh vùng bị đau, từ đó làm giảm cơn đau do co thắt do túi mật, ống dẫn mật gây ra.
Uống thuốc giảm đau
Nếu bệnh nhân không có thời gian để dùng túi giữ nhiệt thì thuốc giảm đau cũng là một biện pháp thay thế hữu hiệu để chấm dứt cơn đau trong một thời gian ngắn. Thuốc giảm đau Paracetamol thường được sử dụng cho các bệnh nhân đau sỏi mật vì thuốc rất an toàn và hiệu quả.
Tuy nhiên, bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc thường xuyên vì sẽ khiến cơn đau nhờn thuốc (không giảm đau/giảm đau ít ngay cả khi uống). Bên cạnh đó, nếu cơn đau không thuyên giảm ngay cả khi uống thuốc, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được khám xét kỹ càng hơn.
Dùng nước ép rau quả
Nước ép hoa quả có công dụng giải độc, cung cấp vitamin, năng lượng để giúp cơ thể chống chịu cơn đau. Nước ép hỗn hợp củ cải đường, cà rốt, dưa chuột (với tỷ lệ bằng nhau) có tác dụng giảm đau rất tốt cho bệnh nhân sỏi mật. Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên uống hỗn hợp nước ép này hai lần/ngày trong vòng hai tuần để điều trị cơn đau.
Uống một ly nước cam hoặc nước chanh
Trong cam và nước chanh có chứa nhiều vitamin C và pectin, có tác dụng làm thuyên giảm các cơn đau do sỏi mật gây ra. Mỗi ngày, bệnh nhân nên uống một ly nước cam (120ml đến 180ml), duy trì trong một tuần và uống khi đó. Chú ý, bệnh nhân không nên uống nước cam, nước chanh quá chua để tránh tác dụng ngược.
Bột nghệ trộn với mật ong
Nghệ và mật ong đều chứa các dưỡng chất cực kỳ tốt cho sức khỏe. Củ nghệ chứa hoạt chất curcumin có tác dụng lợi mật và làm nâng cao chất lượng dịch mật. Trong khi đó, mật ong có chứa chất sát trùng có thể ngăn ngừa viêm nhiễm, làm lành vết thương thành túi mật, ống mật do sỏi mật gây ra. Công thức trộn mật ong với sỏi mật để giảm đau sỏi mật: 15ml mật ong + 5g bột nghệ trộn đều rồi ăn trực tiếp.
Uống nước ép giấm táo
Trong giấm táo có chứa các hoạt chất acid giúp giảm đau dạ dày, giảm các triệu chứng của bệnh chỉ trong vòng 15 phút sau khi uống. Cách dùng: 5ml (hoặc tăng lên 60ml nếu muốn giảm cơn đau nhanh hơn) giấm táo + 250ml nước ép táo, sau đó uống trực tiếp.
Uống nước muối ấm
Nước muối ấm có tác dụng giảm áp lực túi mật, giảm cơn đau do sỏi mật gây ra. Cách dùng: 2,5g muối + 250ml nước ấm.
Ngoài những phương pháp giảm đau sỏi mật nên trên, bệnh nhân có thể dùng thêm các loại thảo dược có tác dụng giảm đau như: nhân trần, bồ công anh, uất kim, chi tử,.. Các thảo dược này sử dụng dưới dạng trà hoặc dạng viên được điều trị sẵn đều tốt cho bệnh nhân. Khi đau do sỏi mật, tốt nhất, bệnh nhân lên giữ cơ thể thoải mái, thư giãn tâm trí kết hợp với các phương pháp điều trị nêu trên.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Be the first to write a comment.