4/5 - (1 bình chọn)

Đối với những ai có tìm hiểu qua về các bệnh liên quan đến đường hô hấp thì sỏi Amidan là thuật ngữ không hề xa lạ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Vậy sỏi Amidan là gì? Sỏi Amidan có nguy hiểm không? Sỏi Amidan liệu có thể tự khỏi được? Cùng ICondom tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.

Sỏi Amidan là gì?

Sỏi Amidan – tên gọi tiếng Anh là Tonsil stone, hay còn gọi là bã đậu Amidan, là những hạt nhỏ màu trắng vàng, mọc xung quanh 2 túi amidan trong vòm họng (chính vì vị trí đặc biệt này nên loại sỏi này thường được gọi là sỏi Amidan).

https://media.licdn.com/dms/image/C5112AQE0lsUBWqHdtw/article-inline_image-shrink_1500_2232/0?e=1556755200&v=beta&t=4DhNKsEsR__sAGoxn555aCKhlVS0Ckrq4_GtJnCdBAg

Hiện tượng “sỏi Amidan”

Các nhà nghiên cứu cho hay, những nhân tố giúp hình thành sỏi Amidan bao gồm chất nhầy, tế bào chết, canxi và các loại khoáng chất có trong vòm họng.

Sỏi Amidan có thật sự nguy hiểm?

Về cơ bản, sỏi Amidan dường như vô hại. Kích thước một hạt sỏi thường rất nhỏ, chúng ta có thể tiêu diệt nó bằng cách súc miệng nước muối hay “cạy” ra bằng tay. Tuy nhiên, nếu trong cổ họng có một lượng lớn sỏi Amidan và không xử lý kịp thời thì kích thước sỏi Amidan không ngừng phát triển, vậy cách xử lý duy nhất là phẫu thuật loại bỏ chúng.

Mặc dù sỏi Amidan không gây nguy hiểm nhưng cũng gây ra một số tác hại to lớn tới cuộc sống sinh hoạt của chúng ta. Cụ thể:

Sỏi Amidan gây hôi miệng

Trong quá trình xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ gặp sỏi Amidan sống xung quanh 2 túi Amidan ở vòm họng. Sỏi amidan có thể coi là “món ăn ngon” của vi khuẩn, giúp gia tăng sự phát triển của chúng, dẫn đến hậu quả là Amidan bị viêm và sưng tấy nghiêm trọng. Trong quá trình này, một số vi khuẩn khi “tiêu hóa” sỏi sẽ thải ra khí sulfur có mùi thối đặc trưng, khiến hơi thở của bạn có mùi  khó chịu.

Hoi mieng va cach khac phuc hinh anh 2

Tình trạng hôi miệng do sỏi Amidan gây ra

Sỏi Amidan gây đau họng, viêm Amidan 

Amidan là hệ thống các tế bào lympho có vai trò bảo vệ cơ thể, ngăn cản sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, khi phải đối mặt với số lượng lớn vi khuẩn, “hàng rào” Amidan có khả năng suy yếu, đây chính là cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời kết hợp với sự có mặt của sỏi Amidan, sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn sẽ vượt quá khả năng bảo vệ và xử lý khiến cho Amidan bị viêm và sưng đỏ. Kích thước của sỏi càng to, tình trạng viêm Amidan càng trở nên trầm trọng hơn, đồng thời gây ra các triệu chứng khó chịu như viêm họng, sốt cao….

Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến hậu quả là đau họng, sốt cao thường xuyên, ngoài ra có thể dẫn đến buồn nôn.

Gặp trở ngại khi nuốt thức ăn

Việc sỏi Amidan quá to có thể gây trở ngại cho quá trình nuốt thức ăn, tuy nhiên, trong một số trường hợp lại phụ thuộc vào vị trí sỏi Amidan. Ví dụ như sỏi mặc dù kích thước rất lớn nhưng nằm ở vị trí “đắc địa”, chúng ta vẫn ăn uống bình thường mà không hề nhận ra sự phát triển của nó cho đến khi Amidan bị viêm trầm trọng.

Đau tai, ù tai

Do có dây thần kinh liên kết Amidan với tai nên khi Amidan bị viêm, tai cũng có thể bị ảnh hưởng. Chúng ta có thể bắt gặp các triệu chứng đau tai thường xuyên hay ù tai ở một số trường hợp nặng.

Làm sao để hết sỏi amidan?

Sỏi Amidan được hình thành là do trong quá trình nhai và nuốt thức ăn, một lượng nhỏ trong đó đã rơi vào trong hốc Amidan. Theo thời gian, chúng dần dần tích lũy và chuyển hóa tạo thành các khoáng chất lắng cặn với thành phần chính là canxi, một lượng nhỏ magie cacbonat, photpho, amoniac. Do có sự thâm nhập của muối vô cơ, chúng dần dần hóa cứng và tạo thành sỏi amidan.

Sỏi Amidan là căn bệnh khá phổ biến. Mặc dù tỷ lệ sỏi Amidan gây nguy hại đến sức khỏe của con người là rất nhỏ, tuy nhiên nếu vì thế mà chúng ta chủ quan, không chữa trị kịp thời thì nó cũng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta.

Sỏi Amidan có thể được chữa trị tại nhà. Bạn có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

Súc miệng nước muối thường xuyên

Súc miệng bằng nước muối là biện pháp điều trị thường dùng nhất trong việc loại bỏ sỏi Amidan. Bạn nên súc miệng bằng nước muối hay nước súc miệng không chứa cồn (có thể tìm thấy ở hiệu thuốc) như một công việc chăm sóc sức khỏe hằng ngày. Việc hình thành thói quen này có thể giúp ngăn chặn sự lắng cặn của các khoáng chất, các thành phần có vai trò kết sỏi Amidan. Ngoài ra, việc sử dụng nước muối súc miệng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm họng, xoa dịu các triệu chứng đau họng.

Uống nhiều nước

Đây được coi là biện pháp đơn giản nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi Amidan. Uống nhiều nước sẽ làm cho sỏi bị nghiền nhỏ ra, hạn chế quá trình phát triển của sỏi cũng như nguy cơ viêm Amidan.

Uống nước chanh

Trong nước chanh có chứa thành phần vitamin C, rất có ích trong việc loại bỏ tình trạng kết sỏi Amidan. 

Hướng dẫn: Bạn có thể lấy 3 muỗng nước cốt chanh pha với 1 ly nước ấm để uống hay súc miệng đều được, vừa có thể giúp vệ sinh cổ họng và  khu vực xung quanh amidan, vừa ngăn ngừa sự hình thành của sỏi.

Ăn tỏi sống hoặc hành tây

Một số thành phần có trong tỏi và hành tây có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, giúp loại trừ các vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Vì vậy, khi phát hiện hiện tượng kết sỏi xung quanh khu vực 2 túi Amidan, nhờ vào việc ăn tỏi sống hay hành tây có thể ức chế sự phát triển của chúng. Mỗi ngày bạn chỉ cần ăn một vài lát tỏi nhỏ, kiên trì sẽ thấy tình hình được cải thiện rõ rệt.

Trên đây là một số biện pháp cơ bản để ngăn ngừa tình trạng kết sỏi Amidan. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ kết sỏi một cách tối đa, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên thay bàn chải định kỳ… Ngoài ra, việc đánh răng sau khi ăn cũng là một biện pháp hiệu quả phòng tránh kết sỏi. Trong trường hợp tình trạng bệnh phát triển xấu, bạn nên đến bệnh viện để khám, xác định chính xác bệnh và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.