Mất ngủ sau sinh có thể khiến các mẹ mất bị tĩnh, khó kiềm chế cảm xúc. Nghiêm trọng hơn, tình trạng mất ngủ kéo dài còn có thể dẫn đến trầm cảm, loạn thần sau sinh. Dưới đây là nguyên nhân và cách để khắc phục mất ngủ sau sinh.
Mất ngủ sau sinh là gì?
Sau sinh nhiều mẹ bị mất ngủ kéo dài
Mất ngủ sau sinh là tình trạng mẹ mới sinh không thể ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Khi bị mất ngủ sau sinh, bà mẹ sẽ mệt mỏi, thiếu sức sống vào ngày hôm sau. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bà mẹ kiệt sức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm trạng.
Mất ngủ sau sinh còn có mối liên hệ mật thiết với trầm cảm, loạn thần sau sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất hiện một mình mà không có bất kỳ dấu hiệu trầm cảm, loạn thần nào.
Nguyên nhân và triệu chứng mất ngủ sau sinh
Nguyên nhân gây trằn trọc, mất ngủ sau sinh có thể là do tâm lý lo lắng thái quá đến con. Rằng khi ngủ sẽ không nghe được tiếng con khóc khi có vấn đề. Ngoài ra, một số bà mẹ không thể thích ứng ngay với giờ giấc sinh hoạt của bé nên bị lệch nhịp sinh học.
Mất ngủ sau sinh cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như thời tiết, tiếng động xung quanh, mức hormone progesterone trong cơ thể thay đổi thất thường, con quấy khóc hay yếu tố tâm lý. Người mẹ có thể trở nên bất ổn vì sức khỏe của con, vì sự thiếu quan tâm, chăm sóc của người thân, gia đình.
Triệu chứng của mất ngủ sau sinh cũng khá đa dạng, từ nhẹ đến nặng. Ban đầu, chị em có thể mất nhiều thời gian hơn để chìm vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không ngon giấc gây mệt mỏi vào ngày hôm sau. Nếu tình trạng này không được phát hiện và can thiệp sớm thì giấc ngủ của mẹ sẽ ngắn dần, thậm chí cả người ủ rũ, ít nói, không muốn tiếp xúc mọi người, bỏ ăn uống.
Ngoài sự mệt mỏi đến kiệt sức và thay đổi tâm trạng thì mất ngủ sau sinh cũng kéo theo các vấn đề về thần kinh. Bởi giấc ngủ là lúc để bạn “sắp xếp” lại ký ức trong đầu, biến trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Khi mất ngủ thường xuyên thì các bà mẹ mới sinh sẽ khó khăn hơn trong việc ghi nhớ, ngay cả với các vấn đề hết sức đơn giản như “mình đã giúp con thay tã chưa”.
Ở giai đoạn nặng, tình trạng mất ngủ sau sinh còn khiến các mẹ trở nên mất bình tĩnh, khó kiềm chế khi con quấy khóc, khi xử lý các vấn đề của con. Nghiêm trọng nhất, mất ngủ sau sinh có thể là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm, loạn thần sau sinh (tình trạng ít phổ biến nhưng nguy hiểm hơn trầm cảm).
Cách kiểm soát mất ngủ sau sinh
Mất ngủ sau sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sản phụ và đứa bé
Mất ngủ sau sinh, thiếu ngủ sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sản phụ, gia đình mà còn ảnh hưởng đến cả lai của đứa bé. Bởi tình trạng này tác động mạnh đến sức khỏe và tinh thần của người mẹ. Nó có thể gây trở ngại cho sự liên kết giữa mẹ và con, thậm chí kéo theo tình trạng rối loạn hành vị, chậm phát triển về tâm thần và trí lực khi trẻ lớn lên.
Do đó, cần sớm nhận diện mất ngủ sau sinh và chủ động kiểm soát bằng các cách giúp mẹ sau sinh dễ ngủ như:
– Yêu cầu sự giúp đỡ của chồng và người thân: Phụ nữ mất ngủ sau sinh có thể nhờ chồng và người thân bế trẻ sau mỗi lần cho bú để yên tĩnh nghỉ ngơi. Ngoài ra, hãy chia sẻ mọi lo lắng, băn khoăn với chồng và người thân vì mọi người có thể sẽ giúp họ bớt lo lắng và cô đơn hơn.
– Sử dụng thảo dược và món ăn, bài thuốc tự nhiên: Mùi hương của một số loại hoa như hoa oải hương, hoa nhài đã được chứng minh là có thể giúp chúng ta ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra, phụ nữ bị mất ngủ sau sinh có thể dùng mật ong và trà hoa cúc để cải thiện giấc ngủ. Chủ động bổ sung các loại vitamin và khoáng chất như sắt, magne cũng giúp ngủ ngon, sâu giấc hơn. Nếu vẫn không ngủ được thì hãy dùng những thức ăn, bài thuốc giúp dễ ngủ như nước tâm sen, cháo ý dĩ, canh lá vông, hạt sen…
– Thiết lập thói quen tốt khi đi ngủ: Để ngủ ngon hơn, phụ nữ sau sinh nên đi tắm, đọc sách, nghe nhạc và uống một ít trà thảo mộc để não được thư giãn. Đồng thời, nên đi ngủ đúng giờ để dần tạo thành tín hiệu với não bộ là giờ đi ngủ đang đến gần.
– Hạn chế sử dụng caffeine: Vì lý do nào đó mà một số phụ nữ dùng caffeine hàng ngày, kể cả sau sinh con. Đây có thể là lý do gây mất ngủ sau sinh. Do đó, các mẹ mới sinh nên hạn chế uống cà phê, trà xanh. Nếu vẫn muốn uống cà phê thì nên uống ít và uống trước bữa trưa.
– Không sử dụng tivi, máy tính và điện thoại ít nhất một giờ trước khi đi ngủ: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ có thể gây khó ngủ. Bởi các thiết bị điện tử có khả năng kinh thích hoạt động của não, làm giảm mức hormone kiểm soát giấc ngủ melatonin.
– Giảm lo âu, căng thẳng: Lo âu, căng thẳng không chỉ khiến phụ nữ mệt mỏi mà còn là nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh. Do đó, phụ nữ sau sinh nên giảm những cảm xúc tiêu cực này bằng cách thiền, đi bộ hoặc nghe nhạc nhẹ.
– Tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ khi bị mất ngủ sau sinh kéo dài: Nếu bị mất ngủ sau sinh nặng, kéo dài. Thậm chí, xuất hiện một số triệu chứng ban đầu của trầm cảm sau sinh như thay đổi tâm trạng, buồn phiền quá mức hay lo lắng cực độ… thì chị em nên gặp bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ bằng các liệu pháp tâm lý hay thuốc chữa mất ngủ sau sinh.
Be the first to write a comment.