Rate this post

Khi phụ nữ mang thai, sự thay đổi hormon trong cơ thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây nên các bệnh vùng kín. Trong đó, phổ biến nhất là nấm âm đạo. Nấm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không? Cách phòng tránh và điều trị như thế nào khi bị bệnh? Cùng ICondom tìm hiểu với bài viết dưới đây

Sự thay đổi  vùng kín khi mang thai – nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo

Trong quá trình mang thai,sự  tăng tiết hợp chất glycogen trong âm đạo của sản phụ là điều kiện thuận lợi cho  nấm candida phát triển và gây ra bệnh nấm âm đạo


Biểu hiện và hậu quả  nấm âm đạo gây ra

Biểu hiện: sản phụ có cảm giác ngứa ngáy, kích thích và nóng rát vùng kín

Nấm âm đạo nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng lên gây viêm màng ối dẫn tới vỡ màng ối và sinh non. 

Điều trị nấm âm đạo

Vì đang trong quá trình mang thai nên việc sử dụng bất ký một loại thuốc nào phải thận trọng và được sự cho phép của bác sỹ. Vì vậy khi có dấu hiệu của bệnh sản phụ nên đi khám bác sĩ  để có chẩn đoán về bệnh, có chính xác bị nhiễm nấm Candida hay bị các bệnh viêm nhiễm khác để có biện pháp điều trị phù hợp

Phải trong trường hợp thật cần thiết bác sỹ sẽ kê đơn cho sản phụ dùng sản phẩm dạng thuốc đặt hoặc kem bôi để điều trị

Trong trường hợp nấm nhẹ bạn chỉ cần vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ  bằng nước trầu không đun hoặc nước pha vài giọt tinh dầu tràm để đánh bật nấm âm đạo

Nên sử dụng sản phẩm sữa chua lên men tự nhiên để tăng cường sức đề kháng, sử dụng tỏi trong các bữa ăn

Phòng ngừa- hạn chế tái phát

  • vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhẹ nhàng bằng các dung dịch vệ sinh cân bằng pH
  • quần lót sạch sẽ, phơi thật khô, không sử dụng quần lót ẩm
  • chồng cũng phải vệ sinh sạch sẽ, vợ điều trị nấm thì chồng cũng phải điều trị đề phòng nhiễm chéo
  • nhà cửa sạch sẽ, phòng tránh nấm phát triển