Chứng cuồng ăn vô độ là một rối loạn ăn uống nghiêm trọng và có thể gây ra ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe. Vậy chứng cuồng ăn vô độ là gì? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị của chứng cuồng ăn vô độ qua bài viết sau đây của ICondom
1. Chứng cuồng ăn vô độ là gì?
- Chứng cuồng ăn hay còn gọi là chứng “ ăn vô độ tâm thần” là một bệnh về rối loạn ăn uống.
- Những nhân vật nổi tiếng như Công nương Diana, ca sĩ Britney Spears, Lady Gaga… đều đã từng phải đối mặt với hội chứng này.
- Những người khi mắc phải bệnh này thì thường không thể ngừng ăn và luôn có khả năng lén lút ăn một lượng lớn thức ăn trong một thời gian dài.
- Chứng cuồng ăn liên quan đến việc người bị sẽ ăn rất nhiều thức ăn có hàm lượng calo cao. Một người có thể ăn tới 3.000 calo hoặc hơn mỗi ngày.
- Sau khi ăn no, người này lại có cảm giác bực tức, tội lỗi và xấu hổ, hối hận.
- Theo như chuyên san The International Journal of Eating Disorders, chứng cuồng ăn thường xảy ra ở độ tuổi ngoài 20 và gây ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.
2. Triệu chứng thường gặp của chứng ăn vô độ
- Các triệu chứng của chứng cuồng ăn vô độ đó là người bệnh sẽ ăn rất nhiều, tự làm mình nôn mửa, ăn lén lút, nhịn ăn, đau dạ dày, cảm thấy cơ thể suy yếu, sâu răng…
- Tập thể dục quá mức.
- Sử dụng phòng tắm rất nhiều sau bữa ăn.
- Trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng thất thường.
- Yếu và vỡ mạch máu trong mắt.
- Rối loạn trào ngược acid.
- Ngoài ra, người bị mắc chứng cuồng ăn vô độ còn có các triệu chứng khác như: mất nước, rối loạn kinh nguyệt và tiêu hóa kém.
- Về mặt tâm lý, người bệnh luôn có cảm giác tội lỗi, lo lắng và buồn chán sau khi ăn.
3. Nguyên nhân
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra chứng cuồng ăn vô độ vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, vẫn có các yếu tố nguy cơ làm tăng chứng cuồng ăn vô độ như gen, sức khỏe cảm xúc, yếu tố cơ địa…
4. Chẩn đoán
- Bác sĩ chẩn đoán bệnh bắt đầu bằng cách hỏi tiền sử bệnh nhân về sức khỏe tinh thần và thể chất, lối sống, cách sinh hoạt, tiền sử về sức khỏe, sau đó mới tiến hành kiểm tra thể chất.
- Các xét nghiệm chẩn đoán như: xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm nước tiểu và điện tâm đồ.
- Theo như Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần ( DSM-5) do Hiệp hội Tâm thần Mỹ xuất bản thì để chẩn đoán được chứng cuồng ăn vô độ, thì bệnh nhân cần đáp ứng các tiêu chí sau đây.
Có các đợt tái phát cuồng ăn mà bệnh nhân không thể kiểm soát được.
Hiện tượng cuồng ăn diễn ra ít nhất 1 lần/ tuần trong 3 tháng gần đây.
Thanh lọc lượng thực thức ăn tiêu thụ quá mức bằng cách nôn mửa, nhịn ăn, tập thể dục một cách quá mức và lạm dụng các loại thuốc khác.
5. Nguy cơ mắc phải
Những người ở độ tuổi thiếu nữ mới lớn hoặc phụ nữ trẻ tuổi thường bị ám ảnh bởi cân nặng và thường gặp phải hội chứng này nhiều hơn. Bệnh còn thường xuyên xảy ra ở những người làm công việc người mẫu, ca sĩ, vận động viên chuyên nghiệp ở các bộ môn.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng cuồng ăn vô độ.
- Những người đang ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc mới bước vào độ tuổi trưởng thành.
- Đang phải chịu sức ép xã hội, đặc biệt là các phương tiện truyền thông đại chúng về tiêu chuẩn thân hình đẹp.
- Có những vấn đề về tâm thần, không có hoặc thiếu khả năng kiềm chế cơn giận giữ, trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
6. Điều trị chứng cuồng ăn vô độ
Tâm lý trị liệu.
- Đây còn được gọi là liệu pháp trò chuyện, người bị bệnh sẽ tham gia thảo luận các vấn đề liên quan đến bệnh cuồng ăn với một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
- Các loại trị liệu khác nhau sẽ giúp điều trị chứng cuồng ăn gồm: trị liệu hành vi nhận thức, trị liệu giữa các cá nhân và điều trị tại gia đình.
Yêu cầu về dinh dưỡng.
- Nhận lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn đạt được thói quen ăn uống lành mạnh hơn để tránh được cảm giác đói và thèm ăn vô độ.
- Sử dụng các thực phẩm lành mạnh hàng ngày và không hạn chế lượng thức ăn là một yếu tố quan trọng trong việc khắc phục chứng cuồng ăn.
Sử dụng thuốc.
- Thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm các triệu chứng cuồng ăn khi được sử dụng cùng các liệu pháp tâm lý.
Nhập viện.
- Nếu các triệu chứng của cuồng ăn vô độ trở nên nghiêm trọng và có biến chứng đến sức khỏe thì bạn cần nhập viện để điều trị.
Chế độ sinh hoạt.
- Có những người ủng hộ và thấu hiểu bên cạnh bạn.
- Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng.
- Cởi mở và chia sẻ cảm xúc của mình với gia đình và bác sĩ trị liệu.
Xem thêm
Be the first to write a comment.