5/5 - (1 bình chọn)

Dị ứng thuốc tây là loại bệnh thường gặp ở nhiều người. Triệu chứng khi bị dị ứng thuốc tây rất đa dạng. Nhẹ là kích ứng gây buồn nôn, nôn mửa, nặng thì có thể sốt cao… Vậy khi bị dị ứng thuốc tây phải làm sao?

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thuốc tây

Khi bị dị ứng thuốc, tâm lý chung của nhiều người là luôn hỏi: Dị ứng thuốc tây phải làm sao? Vậy hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tác dụng phụ của thuốc tây.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân đầu tiên có thể do cơ địa của từng người. Tùy theo cơ địa mà người dùng thuốc có thể bị dị ứng với bất cứ thuốc nào, kể cả những thuốc bổ, thuốc nam. Ở những người có cơ địa dị ứng, việc dùng thuốc gặp rất nhiều khó khăn. Những người bị dị ứng cơ địa thường do di truyền từ bố hoặc mẹ.

Tùy theo cơ địa mà người dùng thuốc có thể bị dị ứng với bất cứ thuốc nào, kể cả những thuốc bổ, thuốc nam.

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến dị ứng thuốc tây là do người bệnh dùng thuốc hết hạn sử dụng. Thuốc quá hạn hoặc không được bảo quản đúng quy định có thể sinh ra các loại chất độc hại gây ngộ độc trầm trọng cơ thể người sử dụng.

Ngoài ra, có một nguyên nhân khác là do người đó sử dụng thuốc linh tinh, tức là tự ý dùng thuốc – việc dùng thuốc bừa bãi không do bác sĩ kê đơn. Chính vì vậy trước khi dùng thuốc, người bệnh nên lưu ý đến sức khỏe của mình để lựa chọn loại thuốc phù hợp. Việc đó sẽ giúp bạn không phải đặt câu hỏi: dị ứng thuốc tây phải làm sao?

Khi bị dị ứng thuốc tây phải làm sao?

Nếu bị dị ứng thuốc, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng ngay lập tức để nhận được tư vấn và phác đồ điều trị thích hợp. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị dị ứng thuốc tây bạn có thể tham khảo:

Người bị dị ứng có thể sử dụng một số thuốc để giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc này được sử dụng phải do bác sĩ chỉ định và phù hợp với hệ miễn dịch trong cơ thể người bị dị ứng. Một số loại thuốc dị ứng thông thường bao gồm corticosteroid, kháng histamin, thuốc làm thông đường mũi…

Miễn dịch liệu pháp là cách dùng cho những người bị dị ứng nặng hoặc điều trị không khuyên giảm. Khi đó bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên tiêm các mũi tiêm ngừa dị ứng. Thuốc tiêm được chiết xuất chất gây dị ứng tinh khiết, thời gian tiêm khoảng một vài năm.

Cuối cùng, nếu bị dị ứng quá nặng bác sĩ sẽ cung cấp cho người bệnh mũi tiêm epinephrine khẩn cấp và để thực hiện ở tất cả các lần sau. Do phản ứng dị ứng nặng, một mũi tiêm epinephrine có thể làm giảm triệu chứng cho đến khi nhận được điều trị khẩn cấp.

Vậy nên, nếu bị dị ứng thuốc tây và đang băn khoăn dị ứng thuốc tây phải làm sao thì đừng chần chừa hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để nhờ các bác sĩ chuyên khoa đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Xem thêm