Viêm da cơ địa có lây không là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh quan tâm đặt ra. Bởi đây là bệnh ngoài da có các biểu hiện như: Nổi mẩn đỏ, mụn nước, da khô, nứt nẻ giống với một số bệnh do virus gây nên. Do đó, rất nhiều người nghĩ rằng, viêm da cơ địa có khả năng lây lan qua tiếp xúc rồi xa lánh người bị bệnh. Vậy thực hư là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của ICondom dưới đây nhé!
Những kiến thức liên quan về bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa được xem là bệnh lý ngoài da phổ biến và xuất hiện ở mọi độ tuổi khác nhau. Viêm da cơ địa không gây ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên nó làm cản trở đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy, có giải pháp nào điều trị hiệu quả bệnh viêm da cơ địa không?
Những yếu tố dẫn đến viêm da cơ địa mà người bệnh nên để ý
Viêm da cơ địa khiến vùng da bị tấy đỏ kèm theo đau rát, ngứa ngáy nên người mắc thường có thói quen cào, gãi cho thoả cơn ngứa. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống thường ngày của người bệnh, nhất là khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Hiện nay, một số quá trình nghiên cứu vẫn chưa xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số yếu tố dẫn đến viêm da cơ địa như:
Da khô, nhạy cảm
Một thực tế cho thấy, những người có làn da khô thường dễ mắc viêm da cơ địa. Da khô và nhạy cảm sẽ tạo cơ hội thuận lợi để các kích thích có hại phát sinh, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột. Chính bởi vậy, người bệnh nên cung cấp các loại vitamin và uống nhiều nước để bảo vệ và giữ độ ẩm nhất định cho da
Rối loạn hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch bị rối loạn là một trong những dạng của bệnh dị ứng, thường xuất phát từ yếu tố bẩm sinh hoặc do di truyền. Để kiểm soát tốt vấn đề này, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện thể thao thường xuyên, nhằm cải thiện hiệu quả hệ thống miễn dịch.
Xuất phát từ yếu tố môi trường
Bụi bẩn, mồ hôi, khói thuốc lá,… là những tác nhân độc hại, gây kích ứng, dẫn đến viêm da cơ địa. Môi trường ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để bệnh khởi phát và ngày càng trầm trọng hơn
Ngoài còn có một số tác nhân gây bệnh như: Người có bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng, ăn các loại thực phẩm có khả năng kích ứng như hải sản,…
Cho đến nay vẫn chưa xác định cụ thể nguyên nhân chính gây bệnh. Vì vậy, để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng xấu xảy ra, người bệnh cần kiểm soát tốt các yếu tố nói trên.
Viêm da cơ địa tác động như thế nào đến người bệnh?
Bệnh viêm da cơ địa không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc, nhưng các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày như:
Da bị bong tróc kèm theo ngứa ngáy
Nếu không điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến tình trạng viêm da thần kinh. Lúc này, nó sẽ tạo ra cơn ngứa trên vùng da nhất định của cơ thể. Vùng da bị đổi màu và thô ráp hơn nếu người bệnh thường xuyên cào, gãi quá nhiều.
Da bị nhiễm trùng
Do gãi quá nhiều khiến da bị trầy xước, chảy máu,… Tạo cơ hội thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, khiến da bị nhiễm trùng. Một số biểu hiện thường thấy khi da bị nhiễm trùng như: xuất hiện những vệt đỏ chứa máu, mủ trắng hoặc vết tróc da màu vàng.
Để tránh bị bội nhiễm, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị khi phát hiện những biểu hiện nhiễm trùng nói trên.
Tác động đến giấc ngủ
Ngứa ngáy kéo dài và thường xuất hiện nhiều về ban đêm khiến chất lượng giấc ngủ của người bệnh bị giảm sút. Khi chất lượng giấc ngủ không đảm bảo sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Chính vì thế, trong trường hợp này, người bệnh nên bôi thuốc chống ngứa để làm giảm triệu chứng ngứa và cải thiện giấc ngủ một cách tốt nhất.
Để ngăn ngừa biến chứng xảy ra, khi phát hiện các dấu hiệu viêm da cơ địa, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời. Một số dấu hiệu mà người bệnh dễ dàng nhận biết như:
- Vùng da trở nên tấy đỏ kèm theo mụn nước tiết dịch hoặc nổi sẩn.
- Vùng da bị bệnh bị đau rát kèm theo ngứa.
- Da trở nên phù nề, dày hơn và có các vết nứt gây cảm giác khó chịu, đau đớn.
- Da hình thành các vết vẽ nổi.
Người bệnh cũng nên lưu ý các bộ phận có thể xảy ra viêm da cơ địa như khuỷu tay, khuỷu chân, khoeo, rốn,… Còn đối với trẻ em, viêm da cơ địa thường xuất hiện ở vùng mặt.
Viêm da cơ địa có lây không?
Hiện nay, rất nhiều người thắc mắc và đặt ra câu hỏi: Viêm da cơ địa có lây không? Nhiều nhà nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, viêm da cơ địa không xếp vào nhóm lây nhiễm bởi vì tác nhân gây bệnh không liên quan đến yếu tố truyền nhiễm như virus, vi khuẩn,… Cho nên, viêm da cơ địa không thể lây lan từ người sang người như các bệnh lý khác, ngoại trừ yếu tố di truyền.
Thực tế cho thấy, nguy cơ di truyền sang con cái rất cao nếu có bố hoặc mẹ từng mắc viêm da cơ địa. Nhiều trường hợp lâm sàng ghi nhận, trong trường hợp cả bố và mẹ đều nhiễm bệnh thì tỷ lệ truyền nhiễm sang con cái là 80%. Ngược lại, nếu chỉ có bố hoặc mẹ nhiễm viêm da cơ địa thì tỉ lệ con cái mắc bệnh giảm xuống còn 50%.
Đối với những người họ hàng (không phải là bố mẹ) từng có tiền sử mắc bệnh thì tỷ lệ truyền nhiễm sang con cái là dưới 50%. Trong trường hợp trẻ sinh đôi cùng trứng, nếu một đứa trẻ bị mắc bệnh thì nguy cơ truyền nhiễm sang đứa trẻ còn lại lên đến 77%.
Mặc dù, viêm da cơ địa không lây nhiễm từ người sang người nhưng chúng có thể lây lan sang các vùng da lành khác. Chính bởi vậy, nếu như không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến nặng, dẫn đến bội nhiễm. Biến chứng viêm da cơ địa bội nhiễm sẽ rất đau đớn, làm tổn thương vùng da bị bệnh và nghiêm trọng hơn là có thể hoại tử.
Vì thế, người bệnh không nên quá thắc mắc về vấn đề viêm da cơ địa có lây không, mà thay vào đó phải biết cách bảo vệ da của mình. Đồng thời có phương pháp điều trị hợp lý để ngăn ngừa các tác nhân gây hại và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
Giải pháp điều trị hiệu quả bệnh viêm da cơ địa mà không phải ai cũng biết
Hiện nay, giải pháp nào giúp điều trị viêm da cơ địa hiệu quả luôn là nỗi băn khoăn đối với không ít người bệnh. Các phương pháp chữa trị viêm da cơ địa hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo như:
Điều trị bằng cách không dùng thuốc
Đối với phương pháp này, người bệnh không phụ thuộc nhiều vào thuốc tây mà chỉ điều trị bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, sạch sẽ. Cụ thể:
- Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như khói bụi, khí thải, chất tẩy rửa, phấn hoa,… Bởi đây là những tác nhân khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
- Tuyệt đối không cào gãi, hoặc chà xát mạnh vào vùng da đang bị bệnh.
- Khi vệ sinh cơ thể, người bệnh nên tắm nước có độ ấm vừa phải (dưới 36°C).
Ngoài những phương pháp trên, người bệnh cũng nên sử dụng kem dưỡng da để cung cấp và duy trì độ ẩm nhất định. Bởi vì khi bị dị ứng, da sẽ thiếu ẩm và thiếu lipid tại lớp sừng, cho nên người bệnh cần duy trì cấp ẩm cho da hàng ngày. Người bệnh nên sử dụng kem dưỡng ẩm với tần suất 2 lần/ngày để đạt hiệu quả cao . Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn loại thuốc dưỡng ẩm phù hợp với cơ địa như thuốc mỡ,…
Chữa trị viêm da cơ địa hiệu quả bằng thuốc tây
Thông thường, điều trị viêm da bằng thuốc sẽ đạt hiệu quả nhất định trong việc ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát. Thuốc chữa trị viêm da cơ địa bao gồm 2 loại bao gồm: Thuốc chứa steroid và không chứa steroid.
Thuốc chứa steroid
Tuỳ vào tình trạng viêm mà thuốc chứa steroid được sử dụng với liều lượng khác nhau. Cụ thể:
- Ở mức độ nhẹ: Bệnh nhân nên sử dụng các loại có hoạt tính yếu như desonide 0,05%; hydrocortisone 2,5% dạng thuốc mỡ. Loại thuốc này phù hợp với trẻ nhỏ và ở những người bị viêm mức độ nhẹ. Người bệnh nên bôi với tần suất từ 1-2 lần/ngày trong vòng 2-4 tuần.
- Ở mức độ trung bình: Đối với những bệnh nhân bị viêm da cơ địa ở mức trung bình, nên ưu tiên sử dụng các loại có hoạt tính mạnh như fluocinolone 0,025%; triamcinolone 0,1%; betamethasone dipropionate 0,05%. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm da nặng, cấp tính thì trong vòng 2 tuần, nên sử dụng steroid hoạt tính mạnh và sau đó giảm xuống loại có hoạt tính yếu hơn. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý, đối với những vùng da dễ bị teo khi sử dụng steroid (khuỷu tay, da mặt,..), nên sử dụng loại steroid có hoạt tính yếu trong thời gian đầu. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay như thuốc mỡ desonide 0,05%.
Loại thuốc không chứa steroid
Thuốc chữa viêm da cơ địa không chứa steroid gồm 2 loại: Thuốc mỡ tacrolimus và kem pimecrolimus.
Tùy vào đối tượng sử dụng mà loại thuốc mỡ tacrolimus chứa hàm lượng khác nhau. Cụ thể, đối với những người trên 15 tuổi thuốc sẽ chứa hàm lượng 0,01% và thuốc sẽ chứa hàm lượng 0,03% đối với trẻ em.
Có thể sử dụng kem pimecrolimus trong trường hợp bệnh nhân bị bỏng hoặc dị cảm không sử dụng được thuốc mỡ tacrolimus.
Sử dụng thuốc tây chữa viêm da cơ địa: Người bệnh cần lưu ý những gì?
Như đã đề cập ở trên, hai loại thuốc chữa viêm da cơ địa đều có những công dụng nhất định. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, rất có thể người bệnh sẽ gặp phải tác dụng phụ, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy người bệnh cần lưu ý những gì khi sử dụng hai loại thuốc nói trên?
- Đối với thuốc chứa steroid thường gây ra tình trạng teo da ở một số bộ phận trên cơ thể như khuỷu tay, khuỷu chân,… Ngoài ra còn bị giãn mạch, nổi mụn. Bởi vậy, khi sử dụng thuốc, người bệnh cần phải kiên trì và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ đưa ra. Người bệnh không nên sử dụng tùy thích để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
- Đối với loại thuốc không chứa steroid dùng trong trường hợp: Viêm da cơ địa kháng điều trị với steroid hoặc bị tổn thương ở những vùng da nhạy cảm (mặt, hậu môn sinh dục, nếp gấp). Người bệnh nên sử dụng loại thuốc này với tần suất 2 lần/ngày để quá trình giảm viêm đạt hiệu quả đáng kể. Ngoài ra, để ngăn chặn bệnh tái phát, người bệnh nên dùng với tần suất từ 2-3 lần/tuần.
- Thường xuyên cấp ẩm cho da, nhất là vào mùa đông.
- Khi mặc áo quần, người bệnh nên ưu tiên chọn loại vải cotton, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như gia cầm, len, dạ, bụi bẩn,…
- Cần trang bị những kiến thức về bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.
Câu hỏi: “Viêm da cơ địa có lây không” đã được ICondom giải đáp. Hy vọng, thông qua bài viết, bạn đọc sẽ ý thức được sự nguy hiểm của bệnh để có những phương pháp ngăn chặn bệnh viêm da cơ địa kịp thời nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.