“Tiểu đường mấy phẩy thì phải uống thuốc” có lẽ là thắc mắc khiến nhiều người bệnh lo lắng trong quá trình điều trị tiểu đường. Bên cạnh đó cũng không ít trường hợp người bệnh chủ quan, không theo dõi sát sao chỉ số đường huyết của mình. Do đó, chỉ số đường huyết liên tục tăng cao và tình trạng bệnh tiểu đường tiến triển nặng hơn. Chính vì thế, ICondom sẽ chia sẻ tất tần tật về bệnh tiểu đường và các phương pháp giúp chỉ số đường huyết luôn ổn định trong bài viết lần này. Bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Bệnh tiểu đường
Khi cơ thể có biểu hiện lượng đường (glucose) trong máu tăng cao đột ngột dẫn đến vượt ngoài ngưỡng an toàn thì nguy cơ cao bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc không sử dụng được insulin đúng cách. Do đó, quá trình chuyển hóa đường trong máu bị rối loạn, đồng thời gây mất ổn định chỉ số đường huyết
Đường huyết mấy phẩy là an toàn?
Ngưỡng an toàn của chỉ số đường huyết sẽ còn phụ thuộc vào phương pháp đo hoặc từng thời điểm đo khác nhau. Thông thường, chỉ số đường huyết bình thường được phân loại thành 5 thời điểm như sau:
- Thời điểm bất kỳ: Ngưỡng an toàn là dưới mức 140 mg/dL hoặc 7,8 mmol/l.
- Đường huyết lúc đói: Chỉ số đường huyết lúc đói được tiến hành đo sau khi người bệnh đã nhịn ăn uống ít nhất 8 tiếng (trừ nước lọc). Do đó, chỉ số này thường sẽ được đo vào buổi sáng. Chỉ số đường huyết trong khoảng 70 – 92 mg/dL hoặc 3.9 – 5.0 mmol/L là ngưỡng an toàn.
- Đường huyết sau khi ăn no: Người bệnh sẽ được đo chỉ số đường huyết sau khi ăn no tầm từ 1 – 2 tiếng. Ngưỡng an toàn là dưới mức 140 mg/dL hoặc 7,8 mmol/l.
- Dung nạp glucose: Nghiệm pháp này được tiến hành sau khi người bệnh nhịn đói từ 10 tiếng trở lên. Người bệnh sẽ được đo đường huyết 2 lần: thời điểm sau khi nhịn đói và thời điểm sau 2 tiếng kể từ khi uống dung dịch có hàm lượng đường theo chỉ định. Trong trường hợp này, ngưỡng an toàn là dưới mức 140 mg/dL hoặc 7,8 mmol/l.
- Phương pháp xét nghiệm nồng độ Hemoglobin A1c (HbA1c): Dưới 5,7% là ngưỡng an toàn.
Tiểu đường mấy phẩy thì phải uống thuốc?
Nếu chỉ số đường huyết vượt ngưỡng an toàn như Medici đã chia sẻ ở trên thì người bệnh tiểu đường nên đặc biệt lưu ý liên hệ bác sĩ ngay để kịp thời kiểm soát tình trạng bệnh nhằm hạn chế nguy cơ tiến triển thành biến chứng nghiêm trọng.
Cụ thể, nếu người bệnh đo chỉ số đường huyết thấy từ 6.5 – 8.0 là nguy cơ cao. Và từ 9.0 trở lên là người bệnh đang trong tình trạng vô cùng nguy hiểm. Trong trường hợp chỉ số đường huyết mất ổn định và tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc và thực hiện một số loại xét nghiệm tiểu đường để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh hiện tại, đồng thời đưa ra phác đồ điều trị của giai đoạn tiếp theo.
Cách kiểm soát đường huyết
Sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu người bệnh để tình trạng chỉ số đường huyết tăng cao kéo dài. Chính vì thế, người bệnh cần theo dõi và duy trì ổn định chỉ số đường huyết để tránh được biến chứng nguy hiểm về sau. Bạn đọc có thể tham khảo một số cách như sau giúp ổn định chỉ số đường huyết hiệu quả, bao gồm:
Điều trị bằng thuốc kê đơn
Khi chế độ ăn uống và vận động chưa giúp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị như mong đợi thì có thể dùng đến thuốc kê đơn từ bác sĩ để ổn định đường huyết. Tuy nhiên, để thuốc ổn định đường huyết đạt hiệu quả điều trị cao nhất thì người bệnh cần nhất định tuân thủ theo phác đồ điều trị riêng. Do đó, khi sử dụng thuốc thì người bệnh cũng cần đảm bảo một số yếu tố sau:
- Trong nhà người bệnh tiểu đường bắt buộc phải có máy đo chỉ số đường huyết.
- Người bệnh cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên, ghi chép lại và báo với bác sĩ để được kiểm soát tốt nhất.
- Tuyệt đối không tự ý uống các loại thuốc khác ngoài đơn đã được kê.
Chế độ dinh dưỡng tác động đến chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết chịu ảnh hưởng lớn từ chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Do đó, để lượng đường huyết luôn trong mức ổn định, người bệnh cần đảm bảo thực hiện một số nguyên tắc chung trong chế độ ăn uống. Bao gồm các nguyên tắc như sau:
- Cắt giảm tối đa tinh bột từ cơm, bánh mì, ngũ cốc. Có thể thay thế gạo thông thường thành gạo lứt có lượng đường huyết thực phẩm thấp.
- Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt,… giúp quá trình hấp thu đường của cơ thể bị làm chậm lại.
- Tham khảo chế biến các món ăn với nguyên liệu quế vì chúng có khả năng kiểm soát lượng đường huyết rất tốt.
- Ăn đường kiêng của người bệnh tiểu đường.
- Chỉ sử dụng chất béo không bão hòa từ dầu đậu nành, dầu hạt, dầu ô liu
- Hạn chế sử dụng chất kích thích hoặc uống đồ uống có cồn. Nên bổ sung đủ nước (từ 2 – 2.5 lít mỗi ngày), bạn có thể uống nước hoa quả tự chế biến và trà thảo mộc.
Đẩy lùi tình trạng lượng đường dư thừa với bài tập vận động
Thúc đẩy insulin hoạt động là một trong những yếu tố tiên quyết cần thực hiện được trong quá trình điều trị tiểu đường. Glucose có khả năng di chuyển vào tế bào hay không thì phải nhờ đến sự trợ giúp từ insulin. Do đó, người bệnh tiểu đường được khuyến khích là nên bắt đầu thói quen vận động ngay từ khi khởi phát bệnh.
Với một số các bài tập cường độ nhẹ như đi bộ, nâng tạ nhẹ, thể dục nhịp điệu, yoga,… thì người bệnh có thể tập luyện từ 20 – 30 phút/ ngày. Sau đó người bệnh có thể tự điều chỉnh cường độ tập luyện tăng dần lên để sớm cải thiện tình trạng bệnh.
Chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt cũng là một yếu tố quan trọng cần điều chỉnh nếu người bệnh muốn cải thiện sớm tình trạng tiểu đường. Sau đây là một số lưu ý khi điều chỉnh chế độ sinh hoạt, bao gồm:
- Nên duy trì thói quen ngủ đủ giấc từ 8 tiếng trở lên/ ngày, cơ thể sẽ luôn tràn đầy năng lượng. Từ đó mạch máu được thư giãn và chỉ số đường huyết luôn trong ngưỡng ổn định.
- Hạn chế để cơ thể trong tình trạng mất nước. Sau khi vận động cần bổ sung đủ nước cho cơ thể để thúc đẩy quá trình thải độc tố ra bên ngoài do người bệnh tiểu đường thường sử dụng nhiều loại thuốc tây.
- Người bệnh cần nắm rõ chỉ số đường huyết hiện tại của mình và liên tục theo dõi trong suốt quá trình điều trị bệnh. Điều này giúp người bệnh có thể kịp thời điều chỉnh lối sống sinh hoạt lành mạnh hơn cũng như kiểm soát được chỉ số đường huyết.
ICondom hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc không còn lo lắng về vấn đề “tiểu đường mấy phẩy thì phải uống thuốc”. Việc kiên trì và tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị sẽ giúp người bệnh sớm làm chủ được căn bệnh tiểu đường và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về sau.
Xem thêm
Be the first to write a comment.