5/5 - (1 bình chọn)

Khi bị mắc bệnh đau thần kinh tọa, người bệnh sẽ phải chịu nhiều đau đớn và vấp phải nhiều khó khăn trong đời sống. Bên cạnh việc dùng thuốc, thì việc áp dụng các “bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa” là cách giúp mang đến nhiều hiệu quả tích cực cho người bệnh. Vậy khi nào nên áp dụng phương pháp chữa trị này? Cách thức luyện tập ra sao? Mời bạn đọc tìm câu trả lời qua các thông tin được chia sẻ sau đây nhé.

Chia sẻ về việc áp dụng các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa

Khi điều trị bệnh đau thần kinh tọa, dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, cùng nguyên nhân gây ra bệnh, mà có thể áp dụng những phương pháp trị phù hợp. Có rất nhiều phương pháp được dùng để chữa trị căn bệnh này như: Dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật,… và phương pháp dùng vật lý trị liệu được khá nhiều người lựa chọn hiện nay.

Thực tế, các “bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa” là cách hỗ trợ điều trị bệnh đau thần kinh tọa phổ biến, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh. Nhưng cần phải thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ và áp dụng theo những bài tập phù hợp với thể trạng, mức độ nặng nhẹ của người bệnh.

Những bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa chủ động

Bài tập tư thế chim bồ câu nằm ngửa

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa, đưa chân phải lên sao cho đùi và cẳng chân vuông góc với nhau, cẳng chân hướng về phía trước. Giữ chặt vùng đùi bằng cách đan hai bàn tay vào nhau.
  • Bước 2: Dùng chân trái gác lên chân phải sao cho mắt cá chân trái chạm vào gối chân phải, đồng thời kéo chân phải sát bụng (càng sát càng tốt).
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế ở bước 2 một lúc, rồi thực hiện tương tự khi đổi chân còn lại.

Bài tập tư thế chim bồ câu ngồi

  • Bước 1: Ngồi thẳng và duỗi 2 chân về phía trước. 
  • Bước 2: Bắt đầu cong chân phải lên sao cho mắt cá chân phải chạm vào đầu gối chân trái.
  • Bước 3: Từ từ gấp người về phía trước, sao cho thân trên ép càng sát với đùi càng tốt.
  • Bước 4: Cố gắng giữ tư thế này ít nhất 15 giây.
  • Bước 5: Trở lại tư thế ở bước 1 để thư giãn rồi lập lại với bên chân còn lại.

Bài tập với tư thế đưa đầu gối đến vai đối diện

  • Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng và mở rộng.
  • Bước 2: Dùng hai tay nắm lấy chân phải rồi kéo gối chân phải về phía vai trái hết mức có thể, giữ trong 30 giây.
  • Bước 3: Để chân phải về vị trí ban đầu, sau đó lập lại 3 lần mới đổi sang bên chân còn lại để thực hiện tương tự.

Bài tập tư thế chim bồ câu hướng về phía trước

  • Bước 1: Thực hiện tư thế quỳ gối sao cho hai tay, hai gối và hai bàn chân đều chạm sàn.
  • Bước 2: Từ từ nhấc bàn chân phải tiến lên phía trước đến vị trí dưới gối trái thì dừng lại.
  • Bước 3: Bắt đầu duỗi chân trái ra phía sau hết mức có thể.
  • Bước 4: Từ từ chuyển trọng tâm ở 2 tay sang chân để nâng cơ thể lên.
  • Bước 5: Bắt đầu hít 1 hơi thật sâu rồi khi thở ra kết hợp nghiêng phần thân về phía trước, đồng thời dùng hai cánh tay nâng cơ thể lên cao nhất có thể.
  • Bước 6: Tiếp tục thực hiện lại chuỗi động tác trên với bên còn lại.

Bài tập tư thế ngồi kéo dãn cột sống

  • Bước 1: Ngồi trên sàn và để hai chân duỗi thẳng về phía trước.
  • Bước 2: Thực hiện cong chân trái lên, tiếp theo bắt chéo ra phía ngoài chân phải.
  • Bước 3: Tay trái chống xuống sàn, khuỷu tay phải đặt nhẹ trên chân trái để có thể dễ dàng xoay người qua bên trái.
  • Bước 4: Giữ tư thế trên trong 30 giây, lặp lại 3 lần trước khi đổi bên còn lại.

Bài tập tư thế đứng duỗi cơ gân khoeo

  • Bước 1: Đặt chân trái lên bề mặt cao bằng hoặc thấp hơn hông của bạn một chút rồi duỗi thẳng hết mức có thể.
  • Bước 2: Cố gắng cuối người thật sâu về phía trước. Lưu ý chỉ cúi đến mức cơ thể có thể chịu được, không khiến bạn đau thì dừng lại.
  • Bước 3: Cố gắng giữ tư thế trên khoảng 30 giây rồi đổi chân phải để thực hiện.

Những bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa bị động

Sử dụng máy kéo dãn cột sống DTS

Đây là một thiết bị trong y tế để hỗ trợ chữa bệnh cho người đau thần kinh tọa. Phương pháp này được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn. Khi thực hiện, các bác sĩ sẽ điều chỉnh máy sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của từng người.

Dùng điện trị liệu

Là phương pháp sử dụng điện tác dụng lên các dây thần kinh tọa, từ đó hỗ trợ giảm đau cho người bệnh. Những cách trị liệu bằng điện của phương pháp này gồm:

  • Dùng điện xung: Có tác dụng giảm đau tại chỗ, thực hiện trong khoảng từ 20 – 30 phút cho người bệnh.
  • Dùng siêu âm điều trị: Giúp giảm đau hiệu quả cho người bị đau thần kinh tọa.
  • Dùng sóng xung kích: Phương pháp này hiệu quả nhất với người bị đau do viêm.

Dùng nhiệt trị liệu

Phương pháp này không được khuyên dùng cho người bị đau thần kinh tọa cấp nhưng giúp giảm đau rất tốt cho các trường hợp đau thần kinh tọa khác. Các phương pháp trong cách trị liệu này bao gồm: Chườm nóng, dùng sóng ngắn và đèn hồng ngoại.

Sử dụng dụng cụ đai cố định cột sống

Phương pháp này giúp giảm đau hiệu quả khi người bệnh lên cơn đau, đặc biệt là những ai đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm. Vì đai cố định cột sống sẽ giúp giảm áp lực lên vị trí này.

  1. Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa

Để phòng ngừa cơn đau thần kinh tọa, người bệnh nên:

  • Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, kết hợp cả ăn uống đủ chất dinh dưỡng và vận động cơ thể mỗi ngày. Đặc biệt, nên tránh dùng những chất kích thích.
  • Đảm bảo ngồi đúng tư thế, nếu ngồi làm việc quá lâu, hãy đứng dậy và đi lại để tránh những bệnh về xương khớp, dẫn đến đau thần kinh tọa.

Trên đây là tất cả những thông tin về “bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa”. Nếu đang mắc căn bệnh này, bạn có thể áp dụng để chữa bệnh, nhưng hãy nhớ thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Xem thêm