Rate this post

Gan nhiễm mỡ độ 2 là bệnh gan nhiễm mỡ đang ở giai đoạn 2 (khi hàm lượng mỡ trong gan chiếm từ 10 -20% khối lượng của gan). Để đến mức độ này có thể là do bệnh nhân ít đi khám nên dẫn tới tình trạng phát hiện ra bệnh muộn. Hoặc cũng có thể là đã biết mình bị bệnh nhưng không để ý và tìm cách chữa trị dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn và chuyển sang giai đoạn 2.

1. Gan nhiễm mỡ độ 2 là gì?

Gan nhiễm mỡ độ 2 là bệnh gan nhiễm mỡ đang ở giai đoạn 2. Dựa vào mức độ nhiễm mỡ của gan khi khám mà các bác sĩ sẽ xác định xem bạn đang bị gan nhiễm mỡ độ mấy. Độ 2 cũng có thể hiểu là mức độ nhiễm mỡ sau giai đoạn đầu.

Mức độ này có thể là do người bệnh ít đi khám nên phát hiện ra bệnh muộn hoặc cũng có thể là đã biết bệnh nhưng không để ý và tìm cách chữa trị khiến tình trạng bệnh nặng hơn và chuyển sang giai đoạn 2.

– Đặc điểm của gan nhiễm mỡ độ 2: Khi siêu âm gan nhiễm mỡ độ 2 sẽ thấy ở bệnh nhân các mô mỡ đã lan tỏa trên nhu mô gan, cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch trong gan đã bị giảm nhiều, khó xác định.

– Biểu hiện của bệnh: Nhiều người không phát hiện ra mình bị gan nhiễm mỡ độ 2 do bệnh chưa có những biểu hiện rõ rết ra bên ngoài. Chỉ có những người thấy mình ăn uống không điều độ, uống nhiều rượu bia nếu đi khám mới phát hiện ra mình bị gan nhiễm mỡ độ 2.

– Các dấu hiệu thường thấy của gan nhiễm mỡ độ 2 gồm có vàng da, vàng mắt, người mệt mỏi, giảm cân và có thể cảm thấy đau hay nặng vùng gan.

2. Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ độ 2

– Những người thiếu protein, mắc chứng béo phì hay nghiện rượu thường có khả năng mắc chứng gan nhiễm mỡ cao và bệnh có thể lên tới giai đoạn 2 mà vẫn chưa bị phát hiện.

– Những căn bệnh như tiểu đường, bệnh đường ruột, viêm gan C… cũng có thể là nguyên nhân của gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, nếu lạm dụng các loại thuốc có hai cho gan thì nguy cơ bị gan nhiễm mỡ độ 2 cũng khá cao.

3. Gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không?

– Bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 chưa gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như sức khỏe vì các triệu chứng vẫn chưa rõ ràng. Nhưng nếu phát hiện ra bệnh cần điều trị ngay trước khi quá muộn. Vì tình trạng bệnh lúc này có thể diễn biến rất nhanh và nếu không phát hiện, điều trị sớm thì có thể sẽ chuyển sang gan nhiễm mỡ độ 3.

– Ngoài những nguy hiểm tăng theo khi bệnh chuyển sang giai đoạn 3 thì mức độ khó chữa cũng tăng lên và tổn thương gan ngày càng trầm trọng hơn. Việc này khiến gan nhanh chóng bị xơ hóa, rồi xơ gan và ung thư gan… Do đó nếu cảm thấy có bất thường trong cơ thể thì bạn nên tới bác sĩ để được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và có cách điều trị thích hợp.

4. Điều trị gan nhiễm mỡ cấp độ 2 như thế nào?

– Hiện chưa có một loại thuốc nào đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ độ 2. Mà mới chỉ có các loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị kết hợp với việc loại bỏ các nguyên nhân gây bênh do chế độ ăn uống hay sinh hoạt không điều độ.

 – Người bệnh bị gan nhiễm mỡ độ 2 không nhất thiết phải nằm viện để điều trị. Bạn có thể đến bệnh viện để thăm khám và được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị phù hợp, đồng thời tư vấn cách ăn uống, sinh hoạt như thế nào là hợp lý để giảm được lượng mỡ thừa trong gan.

– Ngoài ra người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm thuốc đặc trị giúp giảm mỡ gan, giải độc, hạ men gan giúp nhanh chóng cải thiện sức khỏe và các tổn thương gan. Ở giai đoạn này tổn thương gan chưa quá nghiêm trọng. Nếu quan tâm đến sức khỏe một chút bạn sẽ lại có được một lá gan khỏe mạnh.

5. Lưu ý dành cho người bị gan nhiễm mỡ độ 2

– Khi đi khám bạn nên kiểm tra thêm tình trạng mỡ, đường, chức năng gan trong máu và điều trị ngay các rối loạn nếu có
– Hạn chế tiêu thụ rượu bia và nếu bỏ được thì càng tốt
– Hạn chế đồ béo, ngọt, các loại thức ăn nhanh. Thay đồ chiên xào bằng các món luộc, hấp để để giảm lượng dầu mỡ hấp thu vào cơ thể.
– Hạn chế ăn các loại nội tạng động vật và lòng đỏ trứng vì chứa rất nhiều cholesterol.

– Hạn chế ăn thịt: Với người bị bệnh này cần ăn ít thịt đặc biệt là thịt đỏ vì chúng có nhiều đạm sẽ chuyển hóa ở gan làm gan hoạt động nhiều hơn.

– Hạn chế gia vị cay, nóng như ớt, tỏi, tiêu… vì chúng sẽ làm cho gan của bạn ngày một yếu đi.
– Tăng lượng rau xanh (rau cần, lá sen, lá trà…) và các loại củ quả trong khẩu phần ăn. Các loại đậu cũng tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ (đậu nành, đậu côve, đậu tương, ngô…).
– Tăng cường các hoạt động thể lực (đi bộ, chạy bộ, bơi lội, chơi thể thao) đều đặn hằng ngày.
– Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm (xét nghiệm máu, siêu âm bụng…) để theo dõi tiến triển của bệnh.

Trên đây là những thông tin về bệnh và cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 2. Để điều trị được bệnh gan nhiễm mỡ thì ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần áp dụng một chế độ ăn uống khoa học để giúp bệnh nhanh khỏi.