Khô xương khớp là bệnh lý thường gặp, chúng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Bệnh khô xương khớp nếu không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy, bệnh khô xương khớp là gì và làm thế nào để phòng tránh? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của ICondom để biết thêm thông tin nhé!
Bệnh khô xương khớp: Những vấn đề cần biết
Đối tượng thường mắc bệnh khô xương khớp đa phần là người già. Tuy nhiên hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hoá và xuất hiện ở người trẻ tuổi, nguyên nhân là do không biết cách chăm sóc sức khoẻ, nhất là xương khớp. Vậy, bệnh khô xương khớp là gì và nguyên nhân do đâu?
Hiểu như thế nào về bệnh khô xương khớp?
Tình trạng khớp tiết chất nhờn ít hoặc thậm chí không tiết sẽ khiến xương khớp bị khô, từ đó dẫn đến đau nhức và gây khó khăn cho người bệnh khi vận động, leo cầu thang, đi đứng,… Người mắc bệnh khô xương khớp thường bị đau nhức chân, thậm chí mất cảm giác. Các khớp dễ mắc bệnh khô xương khớp bao gồm: Khớp gối, khớp vai, khuỷu tay, cổ,…
Bệnh khô xương khớp tuy không ảnh hưởng đến sức khoẻ, tuy nhiên, nếu không khám chữa kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Chính bởi vậy, người bệnh nên chủ động trong việc phát hiện các dấu hiệu của bệnh và kịp thời điều trị, nhằm cải thiện tình trạng khô xương khớp.
Bệnh xuất phát từ nguyên do nào?
Bệnh khô xương khớp xảy ra do một số yếu tố sau đây:
- Bị lão hoá: Tuổi cao, các khớp xương bị lão hóa dẫn đến bào mòn làm rách bao sụn và các tổ chức sụn biến dạng, từ đó gây ra bệnh khô xương khớp.
- Bị thoái hoá: Tình trạng này khiến sụn trở nên cứng gây ảnh hưởng lớn đến lớp màng xương, từ đó gây ra tiếng lục cục khi di chuyển.
- Ít vận động: Điều này rất dễ làm tổn thương đến khớp.
- Do bị thừa cân, béo phì: Lượng mỡ thừa sẽ tác động và gây tổn thương đến khớp xương, dẫn tới tình trạng khô xương khớp.
Bên cạnh đó, chế độ ăn thiếu khoa học, thiếu dưỡng chất, vitamin hoặc do vận động quá sức,… cũng là yếu tố dẫn đến bệnh khô xương khớp.
Bệnh khô xương khớp: Dấu hiệu nhận biết và sự nguy hiểm của bệnh nếu không điều trị sớm
Một số dấu hiệu của bệnh khô xương khớp mà bạn cần lưu ý, bao gồm:
- Khớp trở nên đau nhức: Người bệnh sẽ cảm nhận rõ cơn đau dữ dội khi vận động hoặc thay đổi tư thế.
- Khi cử động, khớp phát ra âm thanh: Do không tiết đủ dịch bôi trơn nên khớp sẽ phát ra tiếng lục cục khi di chuyển.
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến bệnh viện để tiến hành chẩn đoán và điều trị. Tuyệt đối không được chủ quan, vì nếu để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Một số biến chứng có thể xảy ra nếu không kịp thời điều trị, bao gồm:
- Khớp bị biến dạng, teo cơ: Lúc này, chân của người bệnh bị cong, gây trở ngại trong quá trình di chuyển.
- Khớp gối bị liệt: Khớp gối nếu không điều trị sớm thì đầu gối sẽ trở nên khô cứng khiến người bệnh khó vận động. Lúc này, bệnh rất khó chữa trị và dễ dẫn đến bị liệt.
- Đau nhức kéo dài: Sụn khớp bị bào mòn và để lộ rõ phần đầu xương. Hai đầu xương sẽ xảy ra hiện tượng ma sát với nhau khi vận động, khiến người bệnh đau nhức và khó chịu.
Trong một số trường hợp, dây thần kinh tọa cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến chứng đau thắt lưng kinh niên, khiến người bệnh có cảm giác đau nhức dai dẳng.
Những ai dễ mắc bệnh khô xương khớp?
Những đối tượng dưới đây thường dễ mắc bệnh khô xương khớp:
- Những người bị thoái hoá xương khớp, đặc biệt là người già.
- Những người ít tập thể dục thể thao, ít vận động.
- Khô xương khớp thường gặp ở những người bị béo phì, thừa cân. Lúc này, lượng mỡ thừa sẽ tác động một lực lên gối, khiến khớp gối bị tổn thương.
- Những người thường lạm dụng các đồ uống có cồn và kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Những người có chế độ ăn không lành mạnh: thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên rán,…
Từng bị tổn thương do tai nạn, va vấp,… làm ảnh hưởng đến sụn khớp, khiến sụn bị nứt vỡ và mất độ đàn hồi. Sau một thời gian, sẽ dẫn đến tình trạng sụn bị khô, các đầu xương ma sát vào nhau gây đau nhức.
Làm sao để chữa khỏi bệnh khô xương khớp?
Bệnh khô xương khớp ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày của người bệnh, và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh nên đến bệnh viện để điều trị sớm khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh. Bên cạnh đó, còn có một số phương pháp điều trị hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà.
Tây y là phương pháp điều trị khô xương khớp hiệu quả
Từ lâu, thuốc tây được biết đến là phương pháp chữa trị hiệu quả các bệnh lý xương khớp, trong đó phải kể đến bệnh khô xương khớp. Việc sử dụng phương pháp tây y trong quá trình điều trị sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng xảy ra và quá trình hồi phục vùng khớp tổn thương được diễn ra nhanh chóng.
Dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc phù hợp như: thuốc collagen tuýp 2, glucosamin, acid hyaluronic, chondroitin,… Bên cạnh đó, tiêm acid hyaluronic vào nội khớp cũng là phương pháp điều trị hiệu quả bệnh khô xương khớp. Phương pháp này có tác dụng cung cấp acid hyaluronic cho xương khớp để bôi trơn và ức chế quá trình ma sát tại khớp. Cơn đau nhức xương khớp sẽ được thuyên giảm khi người bệnh áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, nó chỉ có công dụng trong một thời gian ngắn (từ 6 tháng đến 1 năm).
Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho xương khớp
Chế độ dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị khô xương khớp. Người bệnh nên bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất để giúp xương dẻo dai, chắc khỏe. Một số loại thực phẩm dưới đây giúp cải thiện tốt tình trạng khô xương khớp mà người bệnh có thể tham khảo:
- Cá: Đây là thực phẩm giàu vitamin và axit béo omega-3 có tác dụng kháng viêm tốt. Một số loại cá mà bạn có thể tìm mua ở siêu thị như cá hồi, cá ngừ,…
- Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi: Canxi là dưỡng chất tốt giúp xương chắc khỏe. Một số loại thực phẩm giàu canxi cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày như sò ốc, tôm, cua,…
- Trái cây, rau xanh: Các loại thực phẩm này có công dụng làm giảm triệu chứng sưng viêm và chống oxy hoá. Các loại trái cây mà người bệnh nên sử dụng như hạt óc chó, nho, dâu,…
- Sữa: Sữa là thực phẩm chứa nhiều hàm lượng canxi. Việc uống sữa mỗi ngày sẽ giúp xương dẻo dai, chắc khỏe.
Áp dụng các bài tập thể dục vào quá trình điều trị
Người bệnh nên kết hợp các bài tập thể dục để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Một số bài tập cường độ nhẹ mà người bệnh có thể áp dụng như đi bộ, đạp xe, khiêu vũ,… Việc duy trì đều đặn tập luyện sẽ giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, làm giảm cơn đau nhức. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế ngồi làm việc sai tư thế. Điều này gây ảnh hưởng trầm trọng đến xương khớp.
Bài viết trên đây đã khái quát những thông tin cần thiết về bệnh khô xương khớp. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp ích cho người bệnh trong việc điều trị và ngăn ngừa xảy ra biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Xem thêm
Be the first to write a comment.