5/5 - (1 bình chọn)

Ngày nay, các nhà khoa học chưa chứng minh được bệnh trào ngược dạ dày có lây không. Tuy nhiên, họ lại chỉ ra được một số tác nhân gây ra căn bệnh này có thể lây lan qua những con đường như: ăn chung, uống chung,… Vậy nên, bài viết này sẽ chỉ rõ căn bệnh này sẽ lây lan bằng cách nào để mọi người phòng tránh nhé. 

Trào ngược dạ dày có triệu chứng gì?

Khi mắc phải bệnh trào ngược dạ dày, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng tiêu biểu như: Đau âm ỉ hoặc nóng dạ dày. Người bệnh có cảm giác đau bất cứ lúc nào ở thượng vị (vị trí giữa rốn và xương ức). Cơn đau thường xảy ra khi bụng đói, chẳng hạn như giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm. 

Một số dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày: 

  • Đau tức vùng ngực, khó thở
  • Thường xuyên nôn hoặc buồn nôn
  • Ho khan
  • Đầy bụng
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Khó tiêu

Thực chất, trào ngược dạ dày là một căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khá phổ biến. Thế nhưng do nhiều người không để tâm chữa trị từ sớm nên tình trạng bệnh trở nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng hơn.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh 

Đối với người người bệnh bị trào ngược dạ dày, nếu bệnh nhân được điều trị đúng cách sẽ không gặp nguy hiểm gì lớn và có thể chữa khỏi hẳn. Tuy nhiên với những trường hợp không phát hiện được bệnh, chủ quan trong điều trị có thể sẽ phát sinh những biến chứng nguy hiểm khó lường như:

  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Hẹp môn vị
  • Thủng dạ dày
  • Ung thư dạ dày,… 

Càng để lâu, tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn, việc xuất hiện các triệu chứng lâm sàng sẽ rõ ràng, chẳng hạn như khó thở, chóng mặt hoặc ngất xỉu, máu đỏ trong phân hoặc phân đen. Đặc biệt là đau bụng dữ dội.

Bệnh trào ngược dạ dày có thể lây không?

Nhiều chuyên gia nước ngoài đã nghiên cứu về bệnh trào ngược dạ dày và họ chưa tìm ra được trường hợp nào lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, họ đã tìm ra được loại vi khuẩn HP gây ra trào ngược dạ dày có thể lây lan qua nhiều đường tiêu hóa khác nhau. 

Vi khuẩn HP hay còn gọi là Helicobacter pylori. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược dạ dày. Đặc tính của dạ dày là môi trường chứa nhiều axit. Loại vi khuẩn này có thể sống được trong dạ dày vì nó tiết ra một chất có thể làm trung hòa nồng độ axit có trong dạ dày. Đặc biệt là vi khuẩn này có thể lây lan từ người nhiễm HP sang người không bị nhiễm.

Vi khuẩn HP có thể lây lan qua những đường sau đây:

  • Đường miệng – miệng: Khi bạn bị ợ hơi, ợ chua do trào ngược dạ dày vi khuẩn HP sẽ theo đó lên thực quản vào khoang miệng. Chính vì vậy miệng của chúng ta sẽ trở thành nguồn lây nhiễm vi khuẩn HP sang người khác trong khi giao tiếp hoặc khi hôn theo đường nước bọt.
  • Đường phân – miệng: Sau khi tiêu hóa được thức ăn trong dạ dày sẽ có một số vi khuẩn HP theo phân đi ra ngoài môi trường. Nếu sau khi đi vệ sinh mà không rửa tay sạch cũng sẽ là nguyên nhân làm lây lan vi khuẩn HP.
  • Đường dạ dày – dạ dày: Con đường lây bệnh này thì thường gặp ở các cơ sở y tế nhiều hơn. Khi bác sĩ nội soi dạ dày cho người bệnh nhiễm vi khuẩn HP mà chưa vệ sinh kĩ cũng có thể lây sang cho người không bị nhiễm.

Phòng bệnh trào ngược dạ dày như thế nào?

Ngày xưa, bệnh trào ngược dạ dày thường phổ biến ở độ tuổi 30 – 50 thì ngày nay con số này đã trẻ hóa. Các bạn tuổi vẫn còn trẻ cũng có thể bị trào ngược dạ dày. Do vậy, đừng ai chủ quan về căn bệnh này nhé! Cách phòng tránh hay điều trị cũng không phải quá khó nếu mọi người chăm chút và để ý đến sức khỏe của mình hơn.

Một số cách giúp bạn phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Không uống các loại nước có chất kích thích nhiều như: Cà phê, rượu, bia,… đặc biệt là rượu vang.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng đề kháng: Yoga, cardio,…
  • Nên ăn chín, uống sôi để hạn chế tối đa vi khuẩn gây bệnh.
  • Không thức khuya quá nhiều.
  • Giờ giấc sinh hoạt điều độ, nên ngồi nghỉ ngơi sau khi ăn 30 phút mới đi nằm.

Một số cách phòng ngừa lây lan vi khuẩn HP

HP là loại vi khuẩn có thể lây lan và lây lan mạnh qua đường tiêu hóa. Do vậy, các cách phòng ngừa cũng khá đơn giản:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ quanh khu vực mình sống tránh để lây lan bệnh.
  • Không uống chung ống hút, ăn chung dụng cụ,…
  • Hãy khám dạ dày ở cơ sở bệnh viện uy tín, sạch sẽ.
  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.
  • Hãy sinh hoạt cũng như ăn uống bằng nguồn nước sạch.

Như vậy, bài viết này đã giải đáp thắc mắc và trả lời cho câu hỏi bệnh “trào ngược dạ dày có lây không”. Hy vọng những thông tin trên bài viết sẽ hữu ích đối với các bạn. ICondom cũng mong rằng bạn có thể tự chủ được sinh hoạt hàng ngày để phòng và tránh căn bệnh này tốt nhất! 

Xem thêm