Bỏng dạ là một bệnh nhiễm trùng do liên cầu và tụ cầu trùng gây nên lây truyền qua đường hô hấp. Khi người bị bệnh hắt hơi, nói chuyện làm virus theo nước bọt bắn ra ngoài tan thành bụi nên người người khác hít phần bụi này gây thành bệnh.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh bỏng dạ
Trên da xuất hiện những mụn phỏng nước to 2 – 3mm,sau lan rộng ra thành những bọng nước lớn dễ vỡ, phân bố rải rác khắp cơ thể như vùng đầu, măt rồi lan ra toàn thân.
Cũng có trường hợp bỏng nước xuất hiện trên da đã mẩn đỏ từ trước, lúc đầu có chứa dịch trong, sau vài giờ chuyển sang màu đục và dập vỡ, tạo thành vảy màu vàng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh, trường hợp người lớn bị bệnh là do cơ thể không có miễn dịch chống lại vi rút gây bệnh hoặc do trước đây chưa từng mắc bệnh.
Trong y học bỏng dạ là bệnh lành tính hầu như tự khỏi, không để lại sẹo.
Cần lưu ý một số điểm sau để tránh bị sẹo khi bỏng dạ
- Các nốt do phỏng dạ sẽ khỏi trong thời gian một tuần nếu người bệnh không gãi ngứa, chà mạnh vào vết thương, không làm trợt vết loét. Nếu cố tình làm trợt loét, bội nhiễm tổn thương da sâu hơn và dễ hình thành sẹo.
- Bôi thuốc Xanhmetylen 1% trên bề mặt da tổn thương, loại thuốc này được sử dụng phổ biến do có tác dụng bội nhiễm, nhưng thuốc có màu xanh người khác nhìn vào mất thiện cảm. Ngoài thuốc Xanhmetylen người bệnh có thể bôi thuốc sát khuẩn không có màu như dung dịch Dettol.
- Có thể sử dụng các thuốc như chống viêm, chống dị ứng để giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.Bôi mỡ kháng sinh bactoban và các dung dịch màu sát khuẩn milian.
- Nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người trong gia đình, cách ly với trẻ em. Hạn chế đi ra ngoài, tiếp xúc với nhiều người. Đặc biệt cần có sự chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc.
Trường hợp bỏng dạ biến chứng không tự đóng vảy và khỏi sau 10 ngày, bệnh nặng sẽ kéo theo chứng viêm cầu thận cấp, da bị nhiễm trùng do suy giảm miễn dịch ở người bệnh. Việc kiểm tra bệnh tại các phòng khám Da liễu là điều cần thiết, không tự ý mua thuốc nam về uống.
Be the first to write a comment.