“Men gan cao có nguy hiểm không?” là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm và gửi về cho Medici. Trên thực tế, không ít người bệnh chủ quan rằng tình trạng men gan cao sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Tuy nhiên, nồng độ men gan tăng cao và ngày càng tiến triển âm thầm sẽ dễ dẫn đến nguy cơ xơ gan, thậm chí là ung thư gan gây nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, bạn đọc hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây từ ICondom để hiểu rõ tổng quan bệnh men gan cao nhé!
Bị tăng men gan là như thế nào
Gan là một trong những bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tổng hợp và chuyển hóa chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống cơ thể. Bên cạnh đó, gan còn đảm nhiệm chức năng ngăn chặn sự xâm nhập của các chất độc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó đã khiến các tế bào gan bị phá hủy. Khi này, các tế bào gan sẽ lần lượt giải phóng các loại enzyme (men gan) di chuyển vào máu. Tình trạng này kéo dài và không được can thiệp điều trị sẽ khiến nồng độ men gan tăng cao, gây nhiều tổn thương nghiêm trọng đến gan và biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Bản chất của men gan chính là các loại enzyme xúc tác có nhiệm vụ thực hiện phản ứng sinh hóa nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng từ gan đến cơ thể hiệu quả hơn. Trong đó, bao gồm các loại men gan:
- ALT hoặc SGPT – Tên đầy đủ là Alanine transaminase.
- AST hoặc SGOT – Tên đầy đủ là Aspartate transaminase.
- GGT – Tên đầy đủ là Gamma-glutamyl transferase.
- ALP – Tên đầy đủ là Phosphatase kiềm.
Có thể thấy, men gan cao phản ánh rõ rệt tình trạng tế bào gan đang bị phá hủy nghiêm trọng vì một nguyên nhân nào đó. Về lâu dài nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, men gan càng tăng cao thì mức độ tổn thương gan càng nặng nề. Bạn đọc có thể tham khảo qua 3 mức độ cơ bản của tình trạng men gan cao như sau:
- Mức độ nhẹ: Men gan cao với chỉ số < 5 lần so với chỉ số bình thường.
- Mức độ trung bình: Men gan cao với chỉ số ~ 5 – 10 lần so với chỉ số bình thường.
- Mức độ nặng: Men gan cao với chỉ số > 10 lần so với chỉ số bình thường.
Chỉ số men gan bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là cao?
Khi chỉ số men gan vượt ngưỡng an toàn thì gọi là tình trạng men gan cao. Khi này gan sẽ dần xuất hiện các dấu hiệu tổn thương từ nhẹ đến nghiêm trọng. Để xác định được cơ thể có đang bị tăng men gan không, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh men gan cao chính xác nhất. Chỉ số men gan ngưỡng bình thường như sau:
- Chỉ số ALT thấp hơn 40 U/L (nam) và ALT thấp hơn 37 U/L (nữ).
- Chỉ số GGT thấp hơn 60 U/L.
- Chỉ số AST thấp hơn 40 U/L.
- Chỉ số ALP dao động trong khoảng từ 30 – 115 U/L.
Nếu phát hiện chỉ số men gan của mình vượt ngưỡng an toàn như trên, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám tổng quát chức năng gan với bác sĩ để nắm rõ mức độ tổn thương của gan và xác định phương pháp điều trị phù hợp. Một tín hiệu đáng mừng là tình trạng men gan cao có thể được can thiệp điều trị dứt điểm bằng nhiều phương pháp được nên người bệnh không nên quá lo lắng.
Biểu hiện thường gặp men gan cao
Vì tình trạng tăng men gan có các biểu hiện không quá rõ rệt khiến người bệnh thường bị nhầm lẫn với bệnh lý khác. Tuy nhiên, cho dù là bệnh lý nào đi chăng nữa thì người bệnh cũng nên thăm khám sớm ngay khi phát hiện cơ thể đang có một trong các biểu hiện như sau:
- Thường xuyên chán ăn, không muốn ăn dẫn đến nôn mửa, đau bụng.
- Sốt nhẹ dài ngày, thể trạng luôn mệt mỏi.
- Xuất hiện các cơn đau ở hạ sườn phải, từ đau âm ỉ đến đau dữ dội.
- Độc tố tích tụ trong cơ thể do chức năng gan suy giảm sẽ gây ra hiện tượng nổi mẩn ngứa trên da.
- Nước tiểu sẫm màu.
- Đại tiện ra phân nhạt màu.
- Dấu hiệu vàng da xuất hiện phản ánh tình trạng men gan cao diễn biến khá nghiêm trọng.
Nguyên nhân chủ yếu
Xác định nguyên nhân khởi phát bệnh không chỉ giúp người bệnh được điều trị kịp thời với phương pháp phù hợp mà còn tăng cao tỷ lệ điều trị dứt điểm tình trạng men gan cao. Sau đây là các nguyên nhân chủ yếu khiến men gan tăng cao, bao gồm:
- Do virus viêm gan: Các loại virus gây viêm gan khi xâm nhập vào cơ thể sẽ trực tiếp phá hủy các tế bào gan, gây ra tình trạng men gan cao và làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan và ung thư gan.
- Tiêu thụ chất kích thích: Sử dụng chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…) thường xuyên khiến chức năng gan bị suy giảm do bị ép làm việc quá sức. Và không chỉ có gan, cả hệ tim mạch, hệ thần kinh và dạ dày cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu sử dụng quá liều lượng.
- Lạm dụng thuốc điều trị: Các loại thuốc điều trị kê đơn như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm hoặc thuốc kháng sinh khi đi vào trong cơ thể đều phải trải qua quá trình đào thải độc tố tại gan. Việc sử dụng quá liều lượng và tần suất thường xuyên sẽ khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng và suy giảm chức năng thải độc tố. Từ đó men gan tăng cao và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các mô xơ, mô sẹo.
- Chế độ dinh dưỡng: Một số loại độc tố có trong thực phẩm bẩn, mốc, nhiều chất bảo quản,… có khả năng làm men gan tăng cao, gây viêm gan và khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.
- Một số bệnh lý khác: Tình trạng men gan cao có thể khởi phát từ một số bệnh lý nhất định về đường mật, tim mạch, hô hấp hoặc rối loạn chuyển hóa do chúng còn xuất hiện tại các mô khác ngoài gan như tuyến tụy, cơ bắp, tim thận,…
Chỉ số men gan cao có nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ ở trên, tình trạng men gan cao có liên hệ mật thiết đến các tổn thương trong gan. Do đó, “men gan cao có nguy hiểm không?” thì câu trả lời là CÓ. Chúng phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh đang có vấn đề bất ổn và cần được điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về sau.
Những bệnh lý gây ra chỉ số men gan cao
Theo thông tin nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins, tình trạng men gan cao cảnh báo với người bệnh về những bệnh lý khác nhau tùy thuộc vào loại men gan nào đang tăng. Cụ thể chẩn đoán như sau:
- Men gan loại AST tăng là biểu hiện cho thấy sự tiến triển của bệnh gan nguyên phát, viêm tụy, thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim hoặc do người bệnh từng bị bỏng nặng, từng phẫu thuật đường ruột.
- Men gan loại ALT tăng là tình trạng đường mật tắc nghẽn, viêm tụy hoặc thậm chí là bệnh gan nguyên phát.
- Men gan loại ALP tăng là bệnh lý về xương, bệnh cường giáp/ cận cường giáp, tắc nghẽn đường mật hoặc bệnh gan nguyên phát.
- Men gan loại GGT liên quan đến bệnh lý tắc nghẽn đường mật, do người bệnh tiêu thụ nhiều rượu bia hoặc do viêm tụy, bệnh gan nguyên phát.
Biến chứng nguy hiểm từ tình trạng men gan cao
Như đã chia sẻ ở trên, rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng khởi phát từ tình trạng men gan cao. Người bệnh sẽ khó tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sớm với phương pháp phù hợp. Sau đây là các biến chứng thường gặp, bao gồm:
- Men gan cao làm suy giảm tuổi thọ ở người bệnh.
- Có nguy cơ tử vong tăng dần nếu người bệnh trì hoãn việc điều trị.
- Biến chứng về xơ gan, ung thư gan không thể điều trị dứt điểm, ảnh hưởng đến tính mạng.
Hướng điều trị men gan cao
Có thể thấy, tình trạng men gan cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, người bệnh cần được chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh trước tiên để có phác đồ điều trị tương ứng theo từng nguyên nhân, cụ thể như sau:
- Nguyên nhân men gan cao do sự xâm nhập của virus viêm gan: Người bệnh sẽ được kê đơn thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ nhằm ngăn chặn virus tiến triển. Từ đó, cải thiện tình trạng men gan cao và hồi phục chức năng gan như trước đây.
- Nguyên nhân men gan cao do tiêu thụ rượu, bia: Bác sĩ khuyến khích người bệnh men gan cao cần kiêng hoàn toàn rượu, bia để hồi phục chức năng gan, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn trong quá trình thải độc.
- Nguyên nhân men gan cao do chế độ ăn uống: Người bệnh được khuyến khích sử dụng các nhóm thực phẩm tốt cho gan như lòng đỏ trứng, ngũ cốc, thịt nạc, hoa quả, rau xanh và các loại nước ép trái cây (hạn chế chất bảo quản).
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lưu ý về chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi, tránh thức quá khuya hay làm việc quá sức. Luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể và thực hiện xét nghiệm/ khám sức khỏe định kỳ trong vòng 6 tháng/ lần để theo dõi sát sao sự cải thiện của men gan.
Gan đóng vai trò là “nhà máy” kiểm soát các hoạt động trao đổi và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Do đó, chúng ta không nên để gan rơi vào tình trạng men gan cao và lấy đi các chức năng hoạt động của nó. Chính vì thế, để có một lá gan hoạt động khỏe mạnh, bạn đọc nên lưu ý đến thể trạng sức khỏe của bản thân và thăm khám ngay nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến câu trả lời giải đáp được thắc mắc “men gan cao có nguy hiểm không?”. ICondom chúc bạn đọc sẽ sớm khắc phục được tình trạng men gan cao nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.