Tình trạng đau đầu gối khởi phát do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi khác nhau. Vậy “đau đầu gối là biểu hiện của bệnh gì” và phương pháp nào giúp giảm đau đầu gối? ICondom sẽ chia sẻ với bạn đọc tất tần tật về các bệnh lý thường xuất hiện cơn đau đầu gối và hướng dẫn làm giảm đau đầu gối cực hiệu quả nhé!
Đau đầu gối là biểu hiện của bệnh gì?
Mối liên hệ giữa khớp gối và đau đầu gối
Khớp gối được xem là một khớp nối lớn nhất trong cơ thể. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, đồng thời hỗ trợ hầu hết các hoạt động di chuyển của con người. Chính vì tần suất hoạt động nhiều nên khớp gối rất dễ bị tổn thương và gặp biểu hiện đau đầu gối.
Đau đầu gối làm suy giảm ít nhất 30% khả năng vận động của một người nếu họ gặp phải biểu hiện này. Bên cạnh đó, đau đầu gối xuất phát từ nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào các cơn đau đầu gối khác nhau.
Triệu chứng đau đầu gối
Mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu gối có thể phụ thuộc vào triệu chứng đi kèm. Một số triệu chứng như sau:
- Khớp gối xuất hiện tình trạng đau nhức, sưng viêm,… đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống hoặc khi vận động.
- Khó co gập, duỗi thẳng đầu gối.
- Vùng đầu gối thường xuyên bị đỏ (có thể quan sát bằng mắt) và có dấu hiệu nóng lên rõ rệt.
- Xuất hiện tiếng lạo xạo phát ra từ khớp gối khi di chuyển, vận động,…
- Nghiêm trọng hơn là khớp gối trở nên dị dạng hoặc đầu gối mất cảm giác.
Mức độ nguy hiểm
Cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì đau đầu gối vẫn là một biểu hiện không nên xem nhẹ. Chúng có thể hết ngay tức thì hoặc kéo dài ngày qua ngày khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và còn đối mặt với nguy cơ gặp di chứng trong tương lai. Chính vì thế, tình trạng đau đầu gối rất nguy hiểm, nếu bản thân bạn hay người thân đang gặp phải tình trạng này thì không nên chủ quan.
Nguy cơ phát bệnh từ triệu chứng đau đầu gối
Như ICondom đã chia sẻ ở trên, biểu hiện đau đầu gối có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là 3 nguyên nhân chính thường gặp nhất, bao gồm:
Chấn thương đầu gối
Chấn thương đầu gối là một trong những loại chấn thương rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời chúng cũng gây hậu quả nghiêm trọng nhất đối với người bệnh. Vì vùng đầu gối đóng vai trò rất quan trọng trong hầu hết các hoạt động di chuyển, đi lại và vận động của con người. Bên cạnh khớp gối thì để vùng đầu gối hoạt động hiệu quả còn phải kể đến sự kết hợp nhịp nhàng của một hệ thống gồm nhiều sụn, gân, dây chằng, dây thần kinh và cả xương đầu gối. Do đó, tất cả các loại chấn thương đầu gối do bất cứ nguyên nhân nào cũng đều có thể gây ra tình trạng đau đầu gối:
- Bị bong gân.
- Trật khớp gối.
- Tổn thương hệ thống dây chằng, sụn chêm.
- Rách khớp gối, rách sụn.
- Gãy xương đầu gối.
Bệnh lý về xương khớp
Bên cạnh nguyên nhân chấn thương đầu gối, bệnh lý về xương khớp cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau đầu gối. Một số bệnh lý về xương khớp rất thường gặp ở vùng đầu gối, bao gồm:
- Viêm khớp/ viêm khớp dạng thấp: Nếu mắc bệnh viêm khớp ở vùng đầu gối thì khi này những cơn đau đầu gối sẽ xuất hiện liên tục, gây khó khăn trong hoạt động di chuyển và vận động của người bệnh. Đồng thời có các biểu hiện khác như sưng khớp, sưng đầu gối, xơ cứng khớp,…
- Thoái hóa khớp gối: Bệnh lý này thường xuất hiện do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là ở người trung niên và người cao tuổi hoặc do một số nguyên nhân khác như thói quen ngồi sai cách, vận động quá sức,… Do đó, tùy thuộc vào nguyên nhân và giai đoạn thoái hóa thì mức độ cơn đau đầu gối sẽ khác nhau. Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn nhất khi leo cầu thang hoặc đi bộ, cơn đau đầu gối không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bệnh giả gout: Bệnh gout thường xuất hiện tình trạng viêm ở các khớp ngón chân nhưng bệnh giả gout thì tập trung cơn đau tại khu vực khớp đầu gối, do đó rất dễ dẫn đến các cơn đau đầu gối.
- Viêm bao hoạt dịch: Tác dụng của bao hoạt dịch là giúp dây chằng và gân được hoạt động trơn tru hơn. Một khi bao hoạt dịch xuất hiện tình trạng viêm thì khi này người bệnh sẽ gặp các cơn đau đầu gối liên tục.
- Dấu hiệu loãng xương: Đây là bệnh lý khó tránh ở người cao tuổi, do cơ thể lão hóa dần khiến khả năng tạo sụn và chất nhờn đóng vai trò bôi trơn cho khớp gối bị suy giảm, gây ra tình trạng đau đầu gối và khó di chuyển.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra, cơn đau đầu gối xuất hiện còn có thể do một số nguyên nhân khác. Cụ thể như thói quen thức khuya, sử dụng nhiều chất kích thích, lười vận động,… Do đó rất dễ dẫn đến các bệnh lý về xương khớp và khả năng phục hồi chậm sau tai nạn. Ngược lại, chế độ dinh dưỡng quá nhiều chất béo và protein khiến chúng ta tăng cân quá nhanh, làm cho khớp gối chịu áp lực nhiều hơn từ trọng lượng của cơ thể.
Người thường xuyên chơi các bộ môn thể thao như bóng đá, tennis, cầu lông,… hoặc vận động mạnh rất dễ gặp chấn thương đầu gối. Hoặc phụ thuộc vào đặc thù công việc thường xuyên ngồi nhiều, đứng nhiều,…
Cách giảm cơn đau đầu gối hiệu quả
Một trong những nguyên tắc điều trị đau đầu gối hiệu quả là tìm hiểu nguyên nhân chính xác kết hợp phương pháp làm giảm đau. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh nên phương pháp điều trị cụ thể của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất gồm 3 phương pháp sau đây:
Điều trị bằng thuốc
Để làm giảm các cơn đau đầu gối, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống hoặc tiến hành tiêm thuốc cho người bệnh. Việc sử dụng thuốc hoàn toàn theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khác ngoài đơn đã kê hoặc chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Sau đây là các nhóm thuốc điều trị phổ biến:
- Nhóm thuốc giảm đau thông thường.
- Nhóm thuốc giảm đau kết hợp chống viêm.
- Nhóm thuốc chống thoái khớp/ làm chậm quá trình tổn thương khớp.
- Tiêm thay thế dịch khớp nhằm bôi trơn cho khớp gối hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu các cơn đau đầu gối.
Điều trị bằng vật lý trị liệu và phương pháp chườm
Việc kết hợp điều trị với phương pháp vật lý trị liệu và phương pháp chườm luôn được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích người bệnh áp dụng. Việc sử dụng thuốc quá nhiều trong thời gian dài có thể mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn như thuốc không còn hiệu quả với cơ thể người bệnh, đau dạ dày,… Do đó, ICondom xin chia sẻ thêm đến bạn đọc một số phương pháp điều trị đau đầu gối không dùng thuốc, bao gồm:
Vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu giúp thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các cơ quanh đầu gối, từ đó giảm áp lực lên vùng khớp gối. Trước khi tự luyện tập vật lý trị liệu tại nhà, người bệnh cần tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa/ kỹ thuật viên để nắm rõ thông tin về tần suất tập luyện, các bài tập hiệu quả nhất,… phù hợp với thể trạng hiện tại của mình nhé.
Chườm nóng, chườm lạnh
Việc áp dụng phương pháp chườm trong quá trình điều trị sẽ giúp cơn đau đầu gối nhanh chóng thuyên giảm hơn. Người bệnh có thể tham khảo chườm nóng hoặc chườm lạnh tùy thuộc vào nhu cầu, tuy nhiên cũng cần hiểu rõ về thời điểm áp dụng và quy trình thực hiện để tránh việc cơn đau diễn biến nghiêm trọng thêm:
- Chườm nóng là phương pháp áp dụng cho các cơn đau mãn tính hoặc các cơn đau xuất hiện do chấn thương sau 48h. Ví dụ như tình trạng đau đầu gối do viêm gân,…
- Chườm lạnh là phương pháp áp dụng cho các cơn đau từ chấn thương mới, chấn thương phần mềm (bong gân, đau cứng cơ) hoặc do người bệnh bê vác vật nặng, trước khi tập luyện khởi động sai tư thế,…
Lưu ý khi điều trị đau đầu gối không dùng thuốc
Việc điều trị không dùng thuốc cần được đảm bảo tuân thủ một số lưu ý sau để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất cho người bệnh, bao gồm:
- Tránh vận động va đập quá mạnh vào vùng đầu gối.
- Cần giảm cân nếu người bệnh đang trong thể trạng thừa cân, béo phì.
- Không nên tập luyện vật lý trị liệu hoặc thể dục thể thao quá sức. Nếu gặp các cơn đau nhức nghiêm trọng trong quá trình tập luyện, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ.
- Ngồi đúng tư thế, không ngồi gác chéo chân hay ngồi xổm thường xuyên.
- Phụ nữ nên mang giày bệt hoặc vì yếu tố công việc cần mang cao gót thì hãy chọn giày gót thấp nhất có thể. Việc mang cao gót lâu ngày sẽ khiến khớp gối chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể.
Phẫu thuật khớp gối
Nếu cơn đau đầu gối xuất phát từ một số chấn thương ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp gối, dây chằng, sụn, xương đầu gối thì khả năng cao người bệnh sẽ cần thực hiện phẫu thuật để điều trị dứt điểm. Có thể kể đến các loại phẫu thuật phổ biến như sau:
- Phẫu thuật nội soi khớp: Đây là phương pháp loại bỏ dịch trong khớp gối và sửa chữa các bộ phận bị hư hại hoàn toàn như rách sụn, rách dây chằng,…
- Phẫu thuật thay thế khớp gối: Bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn khớp gối cũ (không còn khả năng hoạt động) và thay thế khớp gối nhân tạo cho người bệnh.
- Phẫu thuật thay thế một phần đầu gối: Phương pháp này chỉ thay thế một phần hư hỏng nhất định của đầu gối, không phải đại phẫu và có thể xuất viện chỉ sau 1 – 2 ngày.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, các cơn đau đầu gối sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, làm giảm chất lượng cuộc sống sau này của người bệnh.
Do đó, việc liên hệ với bác sĩ là điều cần thiết, ngay khi người bệnh phát hiện các dấu hiệu bất thường về cơn đau đầu gối nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Thắc mắc “đau đầu gối là biểu hiện của bệnh gì” không đáng lo ngại, hy vọng bạn đọc đã biết thêm thông tin về cơn đau đầu gối cùng những phương pháp điều trị hiệu quả nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.