Bệnh trĩ thường xảy ra phổ biến ở bệnh nhân trên 30 tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây ở nước ta, bệnh trĩ ở trẻ em ngày càng tăng cao. Nếu không được phát hiện kịp thời bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn dễ dẫn đến mất máu, viêm nhiễm búi trĩ và hàng loạt các rối loạn hậu môn khác. Vì vậy bố mẹ cần nắm rõ dấu hiệu, nguyên nhân, cũng như cách phòng tránh bệnh trĩ cho trẻ.
Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em
- Với trẻ trên 3 tuổi có thể tự miêu tả tình trạng, trẻ sẽ nói cho bố mẹ nghe về cảm giác khó chịu ở hậu môn: ngứa, đau hoặc chảy máu khi đi đại tiện, đi ngoài khó khăn do các tĩnh mạch trĩ bị căng phồng cản trở quá trình di chuyển của phân, sa búi trĩ, phù thũng ở hậu môn ra ngoài,..
- Đối với bé dưới 3 tuổi, đa phần sẽ khó nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ hơn, bố mẹ có thể nghi ngờ bệnh khi thấy các triệu chứng như: khóc khi đi ngoài, thường xuyên táo bón, trong phân lẫn máu, phân trẻ khô cứng, xuất hiện chất nhầy rò rỉ vùng hậu môn và sưng tấy vùng hậu môn sau khi đi ngoài.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em
Phần lớn nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em do chế độ ăn uống, thói quen đi ngoài, vệ sinh kém,.. cụ thể như sau:
- Trẻ ngồi bô hơn 10 phút: ngồi bô lâu làm máu tập trung ở hậu môn, làm cho các búi trĩ xuất hiện, đồng thời ngồi lâu cũng làm cho trực tràng chịu một lực ép xuống và lòi ra khỏi khoang ruột.
- Cơ thể của bé chưa phát triển đầy đủ: liên kết của các cơ, dây chằng ở trực tràng và hậu môn còn lỏng lẻo, xương cùng và trực tràng nằm trên một đường thẳng, do đó trực tràng dễ chuyển lên phía trên làm bé rất dễ bị trĩ.
Đồng thời, ở tuổi này, hậu môn không tự động co lại nhiều sau khi trẻ đi vệ sinh, do đó nếu trực tràng đã bị “rơi xuống” thì khó có thể lập tức co lại vị trí ban đầu làm cho trẻ bị bệnh trĩ.
- Táo bón thường xuyên: chế độ ăn không hợp lý, trẻ thường xuyên táo bón cùng với không giữ vệ sinh hậu môn cũng là một trong số những nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em
- Ngồi một chỗ quá lâu.
- Viêm, nhiễm trùng ruột già.
- Di truyền từ bố mẹ.
Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em
Điều trị theo phác đồ của bác sĩ
Sau khi tiến hành kiểm tra, tùy theo biểu hiện và tình trạng bệnh của trẻ sẽ có phương án điều trị cụ thể:
- Chỉ định dùng thuốc: thường là kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc teo búi trĩ… Chú ý cha mẹ cần phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về thời gian và liều lượng thuốc, đồng thời cẩn thận theo dõi trẻ nếu có bất kỳ phản ứng bất thường cần phải gặp bác sĩ để được can thiệp.
- Phẫu thuật: bác sĩ sẽ chỉ định khi việc dùng thuốc không có tác dụng và búi trĩ có ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của bé.
Cách phòng bệnh trĩ ở trẻ em
Do chủ quan và không nghĩ trẻ em mắc bệnh trĩ nên nhiều cha mẹ đến khi trẻ bị bệnh nặng mới bắt đầu điều trị làm nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Do đó để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, cha mẹ nên có các biện pháp chủ động phòng bệnh:
- Phòng ngừa ngay từ khi trẻ bị táo bón: Táo bón cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ ở trẻ em. Khi bé bị táo bón, cơ thể phải căng thẳng quá mức để cố gắng đẩy phân cứng ra, vô tình gây áp lực cho các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn, bị kích thích tạo thành trĩ sưng lên.
Để phòng táo bón cho trẻ cha mẹ nên tập cho trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, tăng cường rau xanh trong khẩu phần ăn, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh những thức ăn cay nhiều dầu mỡ,..uống nước trái cây có vitamin C (cam, bưởi, đặc biệt là chuối), dùng mật ong pha bằng nước sôi cho trẻ uống mỗi sáng khoảng 60 ml.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất, làm phân mềm, giúp cho việc đại tiện dễ dàng hơn,
- Đại tiện đúng giờ: bố mẹ nên rèn cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ, kiên trì cho trẻ ngồi vào bô 10-15 phút, lập lại sau vài tuần để trẻ có phản xạ. Tốt nhất là nên đi đại tiện mỗi ngày một lần.
- Massage bụng: phương pháp này sẽ giúp trẻ nhuận tràng đặc biệt trong trường hợp táo bón. Cho trẻ nằm ngửa trên giường, áp sát phần gốc bàn tay vào phần cơ bụng trẻ, xoa theo thứ tự từ bụng trên bên phải sang bụng trên bên trái, tiếp tục xuống đến bụng dưới bên phải. Xoa và đẩy như vậy tiếp tục tiến hành theo chiều ngược lại.
Chú ý không làm quá nặng tay và mỗi lần xoa trong 10 phút, ngày xoa 2-3 lần cho đến khi trẻ hết bón. Tiếp tục xoa như thế trong 1 – 2 tuần tiếp nữa để duy trì hiệu quả.
- Xông hơi với hoa cúc: cho hoa cúc ngâm với 500ml nước nóng trong 5 phút. Sau đó cho bé xông hơi hậu môn khoảng 5-6 phút, thực hiện 1-2 lần/ ngày và liên tục 5 ngày.
- Hạn chế thời gian ngồi máy tính, xem tivi: ngồi lâu một chỗ cũng là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ.
- Cố gắng cho bé đi bộ nhiều, tập thể dục đều đặn.
- Vệ sinh hậu môn thường xuyên và đúng cách, thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn để phòng các tác nhân gây ra bệnh đường tiêu hóa.
Be the first to write a comment.