5/5 - (1 bình chọn)

Khám sức khỏe tổng quát trước khi mang bầu là điều cần thiết giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ mà nó rất tốt cho quá trình mang thai sau này. Do đó cần thực hiện thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín, chất lượng.

Những lợi ích của việc khám sức khỏe tổng quát trước khi mang bầu

Theo như thống kê 20% phụ nữ nghĩ mình có khả năng vô sinh, trong khi đó chỉ có 6% thực sự gặp những vấn đề về khả năng sinh sản. Ngạc nhiên hơn là rất nhiều phụ nữ tin rằng việc dùng thuốc tránh thai khiến vô sinh. Thực tế cho thấy chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra các mối liên hệ giữa thuốc tránh thai và vô sinh. Trong khi đó có một số nghiên cứu chỉ ra thuốc tránh thai giúp cải thiện khả năng sinh sản, bởi nó bảo vệ buồng trứng chống ung thư và đa nang buồng trứng.

Thực hiện khám sức khỏe tổng quát trước khi mang bầu giúp bạn xác định cũng như loại bỏ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của mình như cân nặng, dinh dưỡng, bệnh tật,…

Thực hiện khám sức khỏe tổng quát trước khi mang bầu khi nào?

– Đa số các chị em trong độ tuổi từ 18 – 30 không cần thực hiện kiểm tra, tuy nhiên, nếu nằm trong trường hợp sau, bạn có thể cần thực hiện kiểm tra:

– Bạn sắp 30 tuổi, tuy nhiên vẫn mong sẽ có con trong trong thời gian tới

– Bạn dưới 30 nhưng mẹ bạn có tiền sử mãn kinh sớm.

– Bạn thừa cân hoặc nghiện thuốc nặng.

– Đối với các cặp vợ chồng cố gắng hơn 1 năm nhưng vẫn không có con, hãy đi khám sức khỏe tổng quát.

Một số xét nghiệm cần thiết trước khi mang thai

– Thực hiện xét nghiệm

– Thực hiện xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu để biết có mắc bệnh đái tháo đường, xét nghiệm đánh giá chức năng gan và thận.

– Xét nghiệm nước tiểu và tìm các bất thường trong nước tiểu như máu, đường, đạm, vi khuẩn,… trong nước tiểu.

– Thực hiện xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây qua con đường như viêm gan siêu vi B, c; HIV; bệnh giang mai,… để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định sinh con.

– Thực hiện siêu âm ổ bụng để phát hiện những bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, tụy, thận, lách, buồng trứng và tử cung.

– Chụp nhũ ảnh giúp phát hiện u vú nếu như các bà mẹ trên 35 tuổi.

– Xét nghiệm Pap Smear để có thể phát hiện ung thư cổ tử cung.

– Phát hiện các bệnh về tim bằng phương pháp điện tâm đồ.

Lưu ý khi khám sức khỏe tổng quát trước khi mang bầu

Xét nghiệm máu

Cần lưu ý khi thực hiện một số xét nghiệm bạn phải nhịn ăn trước 12 giờ như: Xét nghiệm đường máu (Glucose), xét nghiệm mỡ máu(Cholesterol, Triglycerid), định lượng các Vitamin.

Bạn chỉ nên uống nước lọc, tránh việc uống sữa, nước ngọt, rượu chè, nước hoa quả hay cà phê trước 12 giờ khi làm xét nghiệm máu.

Không uống những loại Vitamin và khoáng chất trong 24 giờ trước khi xét nghiệm.

Xét nghiệm nước tiểu

Cần vệ sinh sạch tay cùng với bộ phận sinh dục ngoài. Khi lấy mẫu nước tiểu cần lấy bằng 1 tay không chạm vào mặt trong của lọ đựng bệnh phẩm (chú ý trên lọ ghi tên và ngày tháng năm sinh rõ ràng).

Bắt đầu đi tiểu vào bồn cầu sau đó vài giây đặt lọ xét nghiệm vào đúng dòng chảy để hứng trực tiếp nước tiểu tới khi được 2/3 lọ thì dừng. Vặn nắp lọ chặt sau đó cho vào trong túi díp, miết chặt miệng túi và đặt vào đúng với nơi được hướng dẫn.

Xét nghiệm phân

Lấy mẫu phân bằng dụng cụ như thìa trong lọ đựng bệnh phẩm (chú ý trên lọ ghi tên và ngày tháng năm sinh rõ ràng). Nên lấy tại nơi có phân nhầy và máu (nếu có). Lượng phần cần là khoảng 1 thìa hoặc bằng đầu ngón tay. Sau khi lấy xong vặn nắp lọ, cho vào trong túi díp, miết chặt miệng túi và đặt vào đúng với nơi được hướng dẫn.

Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm phiến đồ cổ tử cung âm đạo

Thực hiện xét nghiệm phiến đồ cổ tử cung âm đạo (PAP Smear hoặc Thinprep): nhằm phát hiện sớm ung thư tử cung:

– Xét nghiệm chỉ dành cho những chị em đã từng quan hệ tình dục, không thực hiện xét nghiệm này khi đang trong thời kì kinh nguyệt, đang ra máu âm đạo, đang có viêm nhiễm nặng hoặc đặt thuốc điều trị viêm âm đạo, người đang có thai.

– Thời điểm thực hiện xét nghiệm nên trước hoặc sau kỳ kinh ít nhất 7 ngày. Trước khi làm xét nghiệm 24 giờ nên chú ý không giao hợp, thụt rửa.

Chi phí khám sức khỏe trước khi mang thai

Tùy thuộc vào bảng giá của từng dịch vụ của bệnh viện khác nhau mà chi phí khám sức khỏe tổng quát trước khi mang bầu sẽ vào khoảng 700.000 VNĐ, cộng thêm những loại vắc xin ngừa viêm gan B (nếu chưa có miễn dịch), thủy đậu, rubella,… tổng chi phí sẽ gần 2 triệu đồng.

Do đó, bạn nên tính toán kĩ càng để có thể dự trù được đủ số tiền cần chi, nhất là đối với những chị em ở xa.

4 Địa chỉ khám sức khỏe tổng quát trước khi mang bầu

1. Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Bệnh viện Phụ sản Trung ương thành lập ngày 19 tháng 7 năm 1955. Dưới thời Pháp thuộc, khu vực bệnh viện hiện nay là một nhà tù, sau là nhà thương Võ Tánh. Hoà bình lập lại, nhà thương được tu sửa lại làm nơi khám, chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan trung ương.Ngày 19 tháng 7 năm 1955, bác sĩ Hoàng Tích Trí, Bộ Trưởng Bộ Y tế ký Nghị định 615-ZYO/NĐ/3A quy định tổ chức các cơ quan kế cận và trực thuộc Bộ, chính thức thành lập bệnh viện “C” đặt nền móng đầu tiên cho bệnh viện Phụ – Sản Trung ương ngày nay.

Ngày 08 tháng 11 năm 1960, Bộ Y tế lại có Quyết Định số 708/BYT sửa đổi, tổ chức lại bệnh viện “C” theo hướng chuyên khoa phụ sản. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, ngày 14 tháng 5 năm 1966 Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 88/CP đổi tên bệnh viện “C” thành Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh.

Lần đầu tiên tại Việt Nam có một Viện chuyên ngành nghiên cứu tình trạng sinh lý, bệnh lý của phụ nữ, của các bà mẹ và trẻ sơ sinh, hướng tới mục tiêu “Bảo vệ tốt sức khoẻ phụ nữ, các bà mẹ và trẻ sơ sinh, góp phần vào việc giải phóng phụ nữ, phát triển sản xuất, bảo vệ thế hệ tương lai của Tổ quốc”. Đến năm 2003, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân ngày một lớn, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cả về tính chất, quy mô của Viện.

Ngày 18 tháng 6 năm 2003 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định 2212/QĐ-BYT đổi tên Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh thành bệnh viện Phụ – Sản Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, tiếp tục thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trước đây của Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh với những đòi hỏi cao hơn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ khám, chữa bệnh trong tình hình mới.

  • Địa chỉ số 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu từ 07h30 – 16:30
  • Số điện thoại: 024 3825 2161

2. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Đây là bệnh viện chuyên khoa hạng I của thành phố trong lĩnh vực Sản Phụ Khoa với hơn 598 giường bệnh và hơn 1.373 cán bộ công nhân viên chức. Trong đó có 1 Phó giáo sư, 7 Tiến sĩ, 51 Thạc sĩ y khoa, 34 bác sĩ chuyên khoa II, 38 bác sĩ chuyên khoa I và 737 hộ sinh, điều dưỡng và kỹ thuật viên. Giống như Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cũng trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu bệnh nhân.

  • Địa chỉ Đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
  • Thứ Hai – Chủ Nhật từ 08h00 – 16h30
  • Số điện thoại: 024 3834 3181

3. Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh viện Hùng Vương ngày nay nguyên là nhà bảo sanh Chợ lớn, 1 khu chuyên khoa sản của Bệnh viện Lalung Bonaire tức nhà thương Nam Việt cũ và là bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay.

Bệnh viện tọa lạc tại số 128 đường Hồng Bàng, phường 12 quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh. Chiếm 1 diện tích hình chữ nhật rộng 14.241m2 được xây cất từ 1900 – được giới hạn bởi các con đường Hùng Vương, Nguyễn Chí Thanh, Triệu Quang Phục và Bà Triệu.

Sau nhiều đợt cải tiến cơ cấu, ổn định, sắp xếp tổ chức, để phù hợp với 1 bệnh viện chuyên khoa Sản phụ theo mô hình Xã hội chủ nghĩa, đến tháng 3/1978 bệnh viện chính thức được Sở y tế công nhận là Bệnh viện chuyên khoa Sản phụ tuyến 4 của Thành phố Hồ Chí Minh với qui mô 400 giường, phục vụ cho 18 quận huyện nội ngoại thành với số dân 3,5 triệu.

Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, phường 12, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3864 2750

4. Bệnh viện Từ Dũ

Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh đã và đang là một địa chỉ tin cậy, ngày càng được bệnh nhân tin yêu. Đáp lại tấm chân tình ấy với những nỗ lực không mệt mỏi của ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công chức bệnh viện trên mọi lĩnh vực, nhằm một mục tiêu giữ vững danh hiệu, cố gắng để đạt thành tích mới, hết lòng hưởng ứng phong trào: “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”.

Với tinh thần đoàn kết gắn bó và cầu tiến, lòng nhiệt tình với tâm huyết người làm y đức, bệnh viện đã xây dựng mạng lưới tuyến cơ sở vững mạnh đủ khả năng phục vụ bệnh nhân tại chỗ, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em khu vực phía Nam.


Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 5404 2829

Xem thêm