5/5 - (1 bình chọn)

Theo dõi kích thước thai nhi ngay từ trong bụng mẹ là một phần quan trọng để đảm bảo trẻ sinh ra khỏe mạnh và phát triển bình thường. Đồng thời giúp mẹ điều chỉnh lối sống sinh hoạt và dinh dưỡng sao cho phù hợp để con tăng cân hợp lý. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho bà bầu là bước đệm quan trọng để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Vì vậy mẹ cũng cần ghi nhớ các vắc-xin cần tiêm trước và trong khi mang thai.

Quá trình mang thai và sự thay đổi tử cung của người mẹ

Thường thì quá trình mang thai của người phụ nữ sẽ kéo dài trong khoảng 40 tuần (280 ngày) được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. 280 ngày được chia làm 3 tam cá nguyệt, mỗi tam cá nguyệt kéo dài 12 – 13 tuần (khoảng 3 tháng).

Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi

Do quá trình thụ thai bắt đầu được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng nên cũng có khả năng 3 tuần đầu, người phụ nữ sẽ chưa mang thai. Khi quá trình này đã diễn ra và hình thành một quả bóng bé xíu thì tập hợp của các tế bào sẽ không ngừng phân chia và bám chắc vào dạ con.

Tuần thứ 2: Thụ thai

Vào tuần này. Trứng rụng và Trứng được thụ tinh trong vòng 12-24 giờ sau khi tinh trùng gặp được trứng. Nếu mọi việc suôn sẻ, sự kiện sinh học đơn giản này bắt đầu một loạt các quá trình càng lúc càng phức tạp hơn tạo nên một con người mới. Suốt nhiều ngày tiếp theo, trứng đã được thụ tinh sẽ tiếp tục phân chia thành nhiều tế bào trong lúc nó đi chuyển xuống ống dẫn trứng, đi vào tử cung và bắt đầu xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung.

Tuần thứ 3: Làm tổ

Bây giờ nép mình trong lớp niêm mạc giàu chất dinh dưỡng của tử cung là một quả bóng siêu nhỏ gồm hàng trăm tế bào nhân lên với tốc độ cực nhanh. Quả bóng này, được gọi là phôi nang, đã bắt đầu sản xuất hormone thai kỳ hCG, theo tín hiệu này, buồng trứng sẽ ngừng giải phóng trứng.

Tuần thứ 4

Quả bóng của chúng ta giờ đã chính thức được gọi là phôi thai rồi. Đã khoảng 4 tuần từ ngày đầu của kì kinh cuối, thường đây là lúc kì kinh tiếp nên xuất hiện. Thời điểm này các biện pháp thử thai tại gia sẽ cho ra kết quả dương tính. Lúc này, bạn nhỏ của chúng ta chỉ bé bằng hạt anh túc.

Tuần thứ 5

Tuy nhìn bé giống con nòng nọc hơn con người, nhưng bé đang phát triển rất nhanh. Hệ thống tuần hoàn đang bắt đầu hình thành và trái tim nhỏ bé sẽ bắt đầu đập trong tuần này. Bé chỉ lớn bằng hạt vừng tại tuần thai này.

So với khi mới thụ thai thì kích thước khi thai nhi ở tuần thứ 5 đã tăng lên gấp 10.000 lần rồi. Lúc này, các tế bào sẽ lớn lên nhanh chóng để hình thành một phôi mầm. Các dấu hiệu báo có thai sẽ xuất hiện dần dần, mẹ có thể dùng que thử thai để xác định chính xác về việc mình đã mang thai.

Tuần thứ 6

Mũi, miệng và tai của bé bắt đầu định hình, ruột và não cũng bắt đầu phát triển. Bé có kích thước 4-7mm (bằng hạt đậu xanh).

6 tuần tuổi là lúc hệ xương của bé bắt đầu hình thành nên có một điều tuyệt vời xảy ra đó là bé có thể tự gập đôi bàn tay nhỏ bé của mình lại rồi. Các mạch máu cũng trở thành dây cuống rốn và những chiếc chồi bé xíu bắt đầu “nảy” trên phôi mầm – đây chính là tiền thân của các chi về sau.

Tuần thứ 7

Bạn nhỏ đã lớn gấp đôi tính từ tuần trước, đuôi của bạn ấy vẫn còn nhưng sẽ biến mất sớm thôi. Những bàn tay bàn chân bé tí xíu nhìn như những mái chèo đang mọc từ những cánh tay cẳng chân đang phát triển. Lúc này chiều dài từ đầu đến mông của bé khoảng từ 9-15mm (bằng hạt đậu phộng).

Bắt đầu từ đây, mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn, xuất hiện các triệu chứng ốm nghén, nhạy cảm, dễ cáu giận hoặc lo lắng, bồn chồn.

Tuần thứ 8

Bạn nhỏ bắt đầu di chuyển vòng vòng, nhưng mẹ vẫn chưa cảm nhận được đâu. Các tế bào thần kinh bắt đầu phân nhánh, hình thành hệ thần kinh nguyên thủy. Ống hô hấp bắt đầu nối dài từ họng đến hai lá phổi đang phát triển. Kích thước hiện tại của bạn ấy từ 16- 22mm.

  • Tất cả các hệ thống cùng các cơ quan xuất hiện và tiếp tục phát triển.
  • Tay và chân của bé đã dài ra.
  • Tay và chân bắt đầu hình thành trông giống như những mái chèo nhỏ.
  • Não của bé tiếp tục phát triển.
  • Phổi bắt đầu hình thành.

Thông qua siêu âm ở tuần này bác sĩ có thể nhận ra bé có đang nằm đúng vị trí trong tử cung hay không.

Tuần thứ 9

Hình thái cơ bản của bạn đã hình thành rồi, thậm chí có cả dái tai nhỏ nhỏ xinh xinh, nhưng đường hãy còn dài lắm. Đuôi của bào thai đã biến mất. Bạn ấy chỉ nặng một phần ounce, tuy nhiên bạn sắp tăng cân thật nhanh. Mẹ ơi bạn ấy đã lớn bằng một quả nho rồi (chiều dài đầu- mông 23-30mm).

Một nếp gấp được xuất hiện để phân chia phần đầu và ngực của bé, hệ sinh dục bắt đầu hình thành. 

  • Ngón chân của em bé có thể được nhìn thấy.
  • Tất cả các cơ quan thiết yếu của em bé đã bắt đầu phát triển.

Tuần thứ 10

Thai nhi có kích thước khoảng bằng quả cherry. Tuy nhỏ vậy thôi nhưng bé đã bắt đầu hoạt động không ngừng nghỉ như vặn mình, cựa, ngoáy chân tay,… trong bụng mẹ rồi đấy. Do não bộ đang tăng trưởng nhanh về kích thước nên thời gian này nếu đi siêu âm mẹ có thể thấy phần trán của bé nhô khá cao về phía trước.

Vào cuối tuần thứ 10 của thai kỳ, em bé của bạn không còn là phôi thai nữa mà đã trở thành một bào thai, giai đoạn phát triển cho đến khi sinh.

Tuần thứ 11

Đến lúc này, cuống rốn của thai nhi đã có thể thực hiện hoàn chỉnh vai trò của  cung cấp dưỡng chất của mình đồng thời đào thải chất thải ra khỏi bào thai. Tuy đây là lúc thanh quản đã bắt đầu hình thành nhưng vẫn cần thêm thời gian để hoàn thiện. Thai nhi bước sang giai đoạn có hình dáng của một con người. Tuần thứ 11 thai nhi có kích thước tương đương một quả dâu tây với bàn tay nắm chặt, hệ thần kinh có sự phát triển vượt bậc.

Tuần thứ 12

Tuần này các phản xạ của bạn nhỏ bắt đầu: Các ngón tay của bạn sẽ sớm bắt đầu gấp duỗi, các ngón chân sẽ cong và miệng bạn sẽ thực hiện các động tác mút. Bạn ấy sẽ cảm nhận được khi mẹ nhẹ nhàng sờ vào bụng – mặc dù mẹ vẫn chưa cảm nhận được cử động của bạn.

Tuy nhau thai đã khá hoàn chỉnh nhưng phải đến tuần 14 nó mới thực hiện được đầy đủ chức năng của mình. Các chức năng cơ bản của tim, hệ thần kinh trung ương, gan và hệ bài tiết đã cơ bản hoàn thiện.

Tuần thứ 13

Đây là tuần cuối cùng của quý đầu thai kì. Kích thước của bé bây giờ khoảng bằng quả chanh. Đặc biệt, bé còn dễ dàng ngó đầu, nhăn mặt, cau mày nữa.

Nếu mẹ đang mang bé gái, buồng trứng của bé chứa hơn 2 triệu trứng.

Bước vào quý giữa thai kì: Triệu chứng mệt mỏi ốm nghén dần biến mất

Tuần thứ 14

Bắt đầu từ bây giờ bé sẽ tăng nhanh về cân nặng và kích thước, mỗi tuần trung bình khoảng 2g. Các tế bào của hệ thần kinh trung ương đã nhân lên vài triệu, cơ quan sinh dục của bé cũng hình thành rõ ràng hơn rồi.

Tuần thứ 15

Các mí mắt của bé vẫn đang nhắm kín, nhưng bé vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu mẹ chiếu đèn vào bụng, bé sẽ tránh luồng sáng. Siêu âm tuần này sẽ cho thấy giới tính của bé. Tuần này bé bằng quả táo.

Tuần thứ 16

Da đầu của bé bắt đầu được tạo hình, mặc dù vẫn chưa thấy tóc đâu cả. Đôi chân nhỏ giờ đã phát triển, là lúc mẹ có thể cảm giác được thai máy. Đầu của bạn nhỏ lúc này đã thẳng hơn, và tai đã đến gần vị trí chuẩn. Bạn nhỏ của chúng ta lúc này lớn khoảng bằng quả bơ.

Còn một điều khá thú vị nữa là bề mặt da của bé lúc này đã được bao phủ bởi một lớp lông tơ để bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi môi trường nước ối.

Tuần thứ 17

Bạn nhỏ của chúng ta giờ có thể vận động các khớp, và bộ xương của bé- trước đây là sụn mềm – hiện đang hóa xương. Dây rốn ngày càng khỏe và dày hơn. Khớp của bé ở tuần này đã có thể di chuyển khớp, tuyến mồ hôi cũng phát triển hơn và bé còn nghe rõ âm thanh từ thế giới bên ngoài.

Em bé của mẹ có kích thước của củ cải.

Tuần thứ 18

Từ giai đoạn này bé đã trở nên hiếu động hơn ở trong bụng mẹ và có kích thước tương đương với một quả lựu. Bốn chi trên cơ thể bé cũng phát triển đồng đều và cân đối hơn trước. Bé còn bắt đầu mọc những sợi tóc trên chiếc đầu bé nhỏ của mình.

Tuần này bé có trọng lượng khoảng 190 gram 

Tuần thứ 19

Các giác quan của bé – khứu giác, thị giác, xúc giác, vị giác và thính giác – đang phát triển và bé có thể nghe được giọng nói của mẹ. Mẹ có thể nói chuyện, hát hoặc đọc to cho bé nghe nếu mẹ thích. Phía dưới lợi của bé, những chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu hình thành.

Em bé của mẹ có trọng lượng khoảng 240 gram.

Tuần thứ 20

Kích thước của bé ở tuần thứ 20 tương đương với một quả xoài, chiều dài khoảng 16.4cm. Để luyện tập cho hoạt động tiêu hóa về sau, bé vẫn đang rất tích cực nuốt nước ối. Tuy mắt của bé vẫn còn nhắm nhưng một số cử động ở đồng tử đã có thể diễn ra.

Tuần thứ 21

Chuyển động của bé đã chuyển từ đập cánh sang đá hoặc đạp vào thành tử cung của mẹ. Mẹ có thể bắt đầu chú ý đến các tư thế khi mẹ đã quen với hoạt động của bé.

Em bé của mẹ có kích thước của một củ cà rốt, khoảng 360 gram.

Tuần thứ 22

Em bé của chúng ta bây giờ trông giống như một bé sơ sinh thu nhỏ. Các đặc điểm như môi và lông mày đã rõ rệt hơn, nhưng sắc tố sẽ tô màu cho đôi mắt của bạn ấy vẫn chưa xuất hiện.

Em bé của bạn có cân nặng 430 gram.

Tuần thứ 23

Đôi tai của bé ngày càng tốt hơn trong việc thu nhận âm thanh. Thậm chí sau khi sinh, bạn nhỏ có thể nhận ra một số tiếng động mà bây giờ bạn ấy nghe được bên trong tử cung.

Bạn nhỏ của mẹ đang có kích thước của một quả xoài lớn, khoảng 500 gram. Thân hình của bé cũng tròn trịa hơn, xương sọ và khung xương tiếp tục phát triển.

Tuần thứ 24

Bạn nhỏ của chúng ta đang có dáng khá dài và gầy, nhưng thời điểm mũm mĩm sắp đến rồi. Da bạn vẫn mỏng và mờ, nhưng điều đó cũng sẽ bắt đầu thay đổi sớm thôi.

Bạn nhỏ của chúng ta đã lớn bằng một bắp ngô, khoảng 600 gram.

Tuần thứ 25

Làn da nhăn nheo của bé bắt đầu được làm đầy bằng mỡ, khiến bé trông giống trẻ sơ sinh hơn. Tóc của bé đang bắt đầu mọc lên với màu sắc và kết cấu.

Em bé của mẹ bây giờ có trọng lượng khoảng 660 gram.

Tuần thứ 26

Từ tuần thai này mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng nấc cụt ở bé, các giấc ngủ ngắn gia tăng để hoàn thiện thị giác và não bộ. Do bé đã lớn hơn nên da sẽ ngày càng đục, không thể nhìn thấy các mạch máu bên dưới nữa.

Tuần thứ 27

Đây là tuần cuối cùng của quý hai thai kì của mẹ. Bạn nhỏ thân thương bây giờ ngủ và thức dậy theo lịch trình đều đặn, và não của bạn rất năng động. Tuy phổi của bạn chưa được hình thành đầy đủ, nhưng chúng có thể hoạt động bên ngoài tử cung với sự trợ giúp y tế.

Bạn nhỏ của mẹ có kích thước khoảng 875 gram.

Quý ba thai kì với dấu hiệu chuột rút, tiểu nhiều từ mẹ

Tuần thứ 28

Thị lực của bé đang phát triển, điều này cho phép bé cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài qua màng lọc. Bạn ấy có thể chớp mắt, và lông mi của bạn đã mọc lên rồi.

Em bé của mẹ có cân nặng khoảng 1000 gram.

Tuần thứ 29

Thị lực của bé đang phát triển tốt hơn nên nếu mẹ thực hiện thai giáo bằng ánh sáng lúc này là vô cùng tốt. Đặc biệt, nếu bố mẹ dành nhiều thời gian hàng ngày để nói chuyện cùng bé thì bé sẽ ghi nhớ rất tốt giọng nói của cả bố và mẹ.

Tuần thứ 30

Em bé của mẹ được bao quanh bởi một nửa lít nước ối, mặc dù lượng nước ối sẽ ít hơn khi bé lớn lên và chiếm nhiều không gian bên trong tử cung của mẹ.

Tuần thứ 31

Phổi của bé đã hoàn thiện và bé lớn tương đương với một quả dừa xiêm, dài khoảng 41.2 cm. Điều tuyệt vời hơn nữa là bé đã nhìn và phân biệt sáng tối khá tốt rồi.

Tuần thứ 32

Dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của thai nhi ở tuần thai này là sự thay đổi ngôi thai. Giờ bé đã chuẩn bị rất tốt cho thời điểm chào đời nên da không còn nhăn nheo nữa, cơ thể trở nên mũm mĩm hơn. Bé yêu của bạn đã nặng được khoảng 2kg và dài khoảng 42cm rồi.

Mẹ có thể sẽ tăng nửa kilogram mỗi tuần. Một nửa số cân nặng ấy chuyển thẳng vào bạn nhỏ, nhân vật sẽ tăng từ 1/3 đến một nửa trọng lượng lúc sinh trong bảy tuần tới để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài.

Tuần thứ 33

Các mảnh xương sọ của bé vẫn chưa được hợp nhất mà được nối với nhau bằng tổ chức sụn, điều này khiến đầu bé dễ dàng chui qua đường sinh, chúng sẽ không hợp nhất hoàn toàn cho đến khi bé trưởng thành.

Tuần thứ 34

Hệ thống thần kinh trung ương cũng như phổi của bé đang trưởng thành. Em bé sinh ra trong khoảng 34 đến 37 tuần mà không có vấn đề sức khỏe nào khác thường có thể sống bình thường trong thời gian dài.

Cân nặng của bé trung bình khoảng 2100 gram

Từ tuần 34 đến tuần 40, cân nặng của bé tăng trung bình khoảng 200- 250 gram mỗi tuần.

Tuần thứ 35

Bước sang tuần này bé đã dài khoảng 46.2cm và có kích thước tương đương một quả bí hồ lô. Các chức năng trong cơ thể bé về cơ bản đã hoàn thành nên dù có chào đời lúc này bé vẫn sẽ khỏe mạnh.

Tuần thứ 36

Bạn nhỏ đang tăng khoảng 30 gram mỗi ngày. Bạn cũng đang mất đi lớp màng mịn bao bọc cơ thể cùng với chất gây, chất sáp bảo vệ bạn ấy từ đầu đến giờ

Tuần thứ 37

Ngày dự sinh của mẹ đang đến rất gần rồi, nhưng dù bé nhìn giống một em bé sơ sinh, bé vẫn chưa sẵn sàng bước vào thế giới mới. Trong hơn 02 tuần tới phổi và não của bé sẽ trưởng thành đầy đủ.

Tuần thứ 38

Có thể xem đây là tuần mang thai cuối cùng ở người bình thường nên dù có sinh ở thời điểm này bé cũng không được xem là sinh non nữa. Dưới lớp da của bé, lớp mỡ đã trở nên dày hơn để sau khi chào đời bé sẽ có được thân nhiệt được ổn định.

Thai kì đủ tháng

Ở tuần thứ 39, em bé của mẹ sẽ được coi là đủ tháng. Trong hình minh họa, mẹ có thể thấy nút nhầy niêm phong tử cung và nội tạng của mẹ bị chèn ép như thế nào.

Tuần thứ 39

Bé đã phát triển thể chất hoàn toàn, nhưng bạn nhỏ vẫn đang bận rộn tích mỡ để hỗ trợ điều tiết nhiệt độ cơ thể khi bước ra thế giới ngoài kia.

Tuần thứ 40

Cơ thể bé tiếp tục sinh ra chất béo và tăng lên về kích thước. Cổ tử cung của người mẹ cũng trở nên mềm hơn để sẵn sàng cho việc đón bé ra đời.

Nhưng nếu mẹ chưa có dấu hiệu lâm bồn vào ngày dự sinh, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như siêu âm và xét nghiệm không gắng sức để đảm bảo mẹ có thể tiếp tục mang thai an toàn.

Trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh từ 38-40 tuần của người Nam Á khoảng 3200 gram – 3300 gram.

Tuần thứ 41

Hiện tại thai kì của mẹ được gọi là thai kì già tháng. Quá nhiều hơn 02 tuần kể từ ngày dự sinh đang tạo nguy cơ biến chứng cho mẹ và bé, bác sĩ chắc chắn sẽ tư vấn mẹ để thực hiện giục sinh.

Đây là thời điểm của các bé “bướng bỉnh” chưa chịu chào đời. Nếu sau đó, bé vẫn chưa “đòi” ra ngoài thì mẹ nên gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp kích thích chuyển dạ, tránh tình trạng thiếu ối gây nguy hiểm cho thai nhi.

Với những thông tin trên đây của ICondom có lẽ mẹ đã thấy được nhiều điều kì diệu về sự phát triển của thai nhi qua các tuần tuổi trong bụng mình rồi phải không nào? Hãy cố gắng giữ tâm lý thật thoải mái để có được một thai kỳ khỏe mạnh, chờ đón bé yêu đến với gia đình của mình, mẹ nhé.