Trẻ bị khó đi ngoài khiến các bậc phụ huynh lo lắng không biết cách xử lí như thế nào hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Khó đi ngoài là hiện tượng trẻ khó xuất phân ra bên ngoài, trẻ đau khi đi vệ sinh, phải rặn nhiều, rặn mạnh trẻ đau hậu môn, quấy khóc.
Tìm hiểu nguyên nhân trẻ khó đi ngoài
Để khắc phục hiệu quả khó đi ngoài thì phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ bị bệnh này.
- Do chế độ ăn uống: Việc các mẹ thay đổi chế độ ăn uống là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ khó đi ngoài, táo bón. Do ăn thức ăn đặc, chế độ ăn thiếu nước hoặc khi có sự thay đổi về chế độ như từ bú sữa mẹ chuyển sang ăn sữa bột, sữa bò hoặc giai đoạn bắt đầu ăn dặm cũng khiến trẻ khó đi ngoài. Đặc biệt hiện tượng trẻ sơ sinh uống sữa bò bị dị ứng với protein trong sữa, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng chống lại khi trẻ uống sữa. Hậu quả là trẻ có thể không đi ngoài , táo bón, phân cứng và khô.
- Do trẻ bị ốm: Khi cơ thể trẻ ốm, mệt mỏi thì bé sẽ không ăn uống như ngày thường, bé ăn ít đi, hệ tiêu hóa thay đổi, trẻ khó đi ngoài.
- Do trẻ sử dụng một số loại thuốc: Có thể trẻ dùng bổ sung chất sắt liều cao, thuốc giảm đau cũng khiến trẻ khó đi ngoài.
- Do trẻ sinh non: Trẻ sinh non sẽ dễ bị táo bón, khó đi ngoài do hệ thống tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Vì thế thức ăn qua đường tiêu hóa sẽ chậm hơn, phân khó thải ra ngoài.
- Do trẻ bị bệnh phì đại tràng bẩm sinh: một phân đoạn ruột già bị thiếu tế bào hạch, khiến cho ruột già không nhận được tín hiệu từ não để hoạt động, trẻ mắc bệnh này sẽ nhẹ cân hơn so với trẻ cùng tuổi, khi ăn dễ ói mửa.
Khắc phục hiện tượng khó đi ngoài ở trẻ nhỏ
Khi trẻ khó đi ngoài, phân cứng, đau đớn khó chịu ở hậu môn thì các mẹ nên làm những điều sau để trẻ thoát khỏi tình trạng này:
- Đổi sữa công thức sang loại khác, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ nhi khoa.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ, bổ sung chất xơ cho trẻ dùng nhiều chất lỏng như sữa (trừ sữa bò), uống nước đun sôi, nước ép hoa quả. Với trẻ từ 6-12 tháng tuổi thì hãy cho bé uống từ 60 -100ml nước ép táo mỗi ngày, để phân bé mềm hơn, dễ đi ngoài hơn.
- Nếu trẻ không uống được nước ép hoa quả thì nên đến bác sĩ tư vấn để bé dùng thuốc nhét glycerin, lactulose hoặc thuốc làm mềm phân.
- Trẻ trong độ tuổi ăn dặm thì nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu như ngũ cốc, lúa mạch, mận, đào và các loại rau củ quả. Cho trẻ ăn đúng giờ, để hình thành thói quen đi tiêu tốt nhất.
- Thiết lập cho trẻ đi ngoài đều đặn hàng ngày, tốt cho sức khỏe của trẻ, giảm nguy cơ bị táo bón.
- Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa trên giường, giơ hai chân của bé lên và thực hiện động tác đạp xe, Đây là cách vận động nhẹ nhàng để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt nhất.
- Thực hiện massage bụng cho trẻ hàng ngày. Mẹ chỉ cần đặt bàn tay lên bụng, vùng dưới rốn của trẻ. Rồi ấn nhẹ nhàng, massage theo chiều kim đồng hồ. Nên thực hiện thao tác này mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần thực hiện 5-10 phút để bé được dễ chịu.6
Nếu trẻ khó đi ngoài trong thời gian dài, kèm theo triệu chứng sốt, bỏ ăn, nôn mửa, quấy khóc thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Bởi một số trẻ khó đi ngoài là do mắc các bệnh có liên quan đến bệnh xơ nang, cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh.
Be the first to write a comment.