5/5 - (1 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý liên quan đến xương khớp và cột sống, chúng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hàng ngày của người bệnh. Bởi vậy, cách làm giảm cơn đau thoát vị đĩa đệm luôn là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Vậy nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là gì và có giải pháp nào giúp làm giảm cơn đau không? Dưới đây là các phương pháp giảm đau hiệu quả mà Medici muốn giới thiệu đến bạn. Cùng theo dõi nhé!

Thoát vị đĩa đệm và những thông tin hữu ích dành cho người bệnh

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Lúc này, nhân nhầy sẽ xuyên qua dây chằng và chèn ép lên các rễ thần kinh, từ đó gây ra cảm giác đau nhức. Thoát vị đĩa đệm sẽ gây đau nhức từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa).

Dựa theo vị trí đĩa đệm cột sống bị chệch ra khỏi vị trí cố định, bệnh được chia như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm cổ.
  • Thoát vị đĩa đệm cổ ngực.
  • Thoát vị đĩa đệm ngực.
  • Thoát vị đĩa đệm lưng ngực.
  • Thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng.

Dựa theo sự chèn ép ở tuỷ sống và dây thần kinh, bệnh được chia như sau:

Thoát vị thể trung tâm: Là tình trạng nhân nhầy thoát ra, khiến tủy sống bị ảnh hưởng. Với những người rơi vào tình trạng này sẽ không có cảm giác tê bì chân tay. Thế nhưng, chúng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, bởi vì nếu nhân nhầy chèn ép càng nặng thì sẽ càng gây khó khăn cho người bệnh trong quá trình vận động.

Thoát vị cạnh trung tâm: Là tình trạng tủy sống và rễ thần kinh bị ảnh hưởng bởi sự tác động của nhân nhầy.

Thoát vị chèn ép rễ thần kinh trái hoặc phải.

Bên cạnh đó, bệnh còn được chia như sau:

  • Thoát vị ra sau: Nhức gối, tê bì, đau lan,… là các triệu chứng mà người bệnh thường gặp. 
  • Thoát vị ra trước.
  • Thoát vị đĩa đệm nội xốp (tên gọi khác là thoát vị vào thân đốt sống).

Bệnh xảy ra do đâu?

Thoát vị đĩa đệm xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Do vận động mạnh, ngồi sai tư thế trong thời gian dài,… sẽ tác động đến cột sống và đĩa đệm.
  • Bị chấn thương ở lưng. 
  • Vấn đề tuổi tác: Quá trình lão hoá ở người cao tuổi khiến cột sống và đĩa đệm bị mất nước trầm trọng, thoái hoá dần xơ cứng và rất dễ tổn thương.
  • Những người từng bị tổn thương ở cột sống như thoái hoá cột sống hoặc gù vẹo,…
  • Người thân trong có tiền sử mắc thoát vị đĩa đệm thì sẽ di truyền sang con cái.

Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố dẫn đến thoát vị đĩa đệm mà người bệnh nên lưu ý như:

  • Do cân nặng: Bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp ở những người bị thừa cân, béo phì. Bởi lượng mỡ dư thừa gây tác động và làm tổn thương đĩa đệm cột sống, đặc biệt là ở vùng thắt lưng.
  • Tính chất nghề nghiệp: Thường xuyên bốc vác, làm việc nặng, ngồi sai tư thế,… dễ bị thoát vị đĩa đệm.

 Triệu chứng điển hình của bệnh mà bạn thường gặp

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Tay, chân bị đau nhức: Bệnh nhân thường đau nhức đột ngột ở chân tay, vùng cổ, thắt lưng, vai gáy và cổ. Cơn đau âm ỉ, kéo dài và có thể tăng nặng lúc vận động, khi nghỉ ngơi thì cơn đau thuyên giảm.
  • Tay, chân bị tê bì: Nguyên nhân xảy ra là do nhân nhầy thoát ra ngoài và làm tổn thương rễ thần kinh, gây đau nhức, tê bì ở vùng cổ và phát triển xuống mông, bẹn, đùi, gót chân,…
  • Bị bại liệt: Lúc này, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến hậu quả nguy hiểm như teo chân, teo hai cơ, các chi bị liệt. 

Trong một số trường hợp, bệnh sẽ không xảy ra bất kỳ triệu chứng gì. Tuy nhiên, khi phát hiện những biểu hiện dưới đây, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Người bệnh thường xuyên bị bí tiểu, hay tiểu són.
  • Tình trạng đau nhức, yếu cơ ngày càng trở nặng.
  • Bị mất cảm giác ở các bộ phận như bắp đùi, vùng quanh hậu môn và phía sau chân.

Nếu không kịp thời điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì thế, khi phát hiện các triệu chứng nói trên, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Sự nguy hiểm mà bệnh gây ra: Người bệnh không nên chủ quan

Thực tế cho thấy, bệnh tuy không gây tác động đến tính mạng, nhưng nó sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị. Sự nguy hiểm của bệnh sẽ thể hiện rõ qua từng giai đoạn. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn phình đĩa đệm: Đây là là giai đoạn đầu của bệnh. Lúc này đĩa đệm phình to hơn so với mức bình thường, dẫn đến sự suy giảm chức năng của đĩa đệm. Khi đĩa đệm phình to sẽ tác động đến rễ thần kinh, từ đó gây đau nhức dây thần kinh.
  • Giai đoạn lồi đĩa đệm: Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau ở lưng và lan xuống vùng hông, hai chân. Trong giai đoạn này, nhân nhầy đã thoát ra ngoài. Trong trường hợp nhân nhầy thoát ra ngoài nhiều thì cơn đau ở chân sẽ càng nặng. 
  • Giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ: Lúc này, các rễ thần kinh bị chèn ép do bao xơ bị rách, nhân nhầy và các tổ chức khác bám lấy nhau thành một khối gây tác động lên rễ thần kinh, từ đó dẫn đến đau nhức. Thoát vị đĩa đệm thực thụ là giai đoạn nguy hiểm của bệnh.
  • Giai đoạn thoát vị đĩa đệm có mảnh rời: Nhân nhầy đã thoát ra và tách rời hoàn toàn. Chúng tác động lên các rễ thần kinh và gây đau nhức, tê bì. Trong một số trường hợp nguy hiểm có thể gây teo cơ, liệt các chi, liệt các cơ và dẫn đến tàn phế.

Nếu ở giai đoạn đầu (giai đoạn phình đĩa đệm), người bệnh có phương pháp chữa trị phù hợp thì sẽ hạn chế được những rủi ro mà bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra. Việc phát hiện và điều trị sớm từ giai đoạn đầu sẽ giúp cải thiện khả năng vận động, giảm thiểu cơn đau, tạo cơ hội để phần đĩa đệm bị thoái vị co lại làm giảm sức ép lên dây thần kinh.

Ngược lại, khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối (thoát vị đĩa đệm thực thụ và thoát vị đĩa đệm có mảnh rời) thì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ và để lại biến chứng là rất cao. Đặc biệt, nếu bạn không có phương pháp điều trị phù hợp sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Thậm chí, còn gây ra những bệnh lý xương khớp khác, gây khó khăn trong quá trình di chuyển của người bệnh.

Làm cách nào để giảm thiểu cơn đau thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau nhức ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy, có giải pháp nào giúp giảm đau thoát vị đĩa đệm không? Dưới đây là những giải pháp giúp giảm đau thoát vị đĩa đệm hiệu quả mà ICondom muốn gửi đến bạn.

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là xương khớp

Việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách đáng kể. Đặc biệt, người bệnh nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm có tác dụng chống viêm tốt, để tăng khả năng hồi phục cột sống sau chấn thương và ngăn ngừa xảy ra các triệu chứng. Một số loại thực phẩm mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày như:

  • Các loại rau xanh, trái cây.
  • Bổ sung các chất béo như thịt nạc, protein sạch, dầu oliu nguyên chất,…
  • Bổ sung các loại thực phẩm có chứa men vi sinh như dưa bắp cải, sữa chua, nấm sữa kefir,…
  • Các loại cá được đánh bắt tự nhiên như cá hồi, cá ngừ.

Bên cạnh đó, người mắc thoát vị đĩa đệm cần tránh một số loại thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, tương cà, bơ đậu phộng,…
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng,…
  • Không sử dụng các chất kích thích hoặc chứa cồn.
  • Sản phẩm ngũ cốc tinh chế (bánh mì tròn, bánh quy vụn,…).

Điều chỉnh tư thế phù hợp

Giảm áp lực lên đĩa đệm là yếu tố quan trọng trong việc làm giảm cơn đau thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể giảm áp lực lên đĩa đệm bằng cách điều chỉnh tư thế ngồi, đứng hoặc làm việc một cách phù hợp. Cụ thể, hạn chế đi giày cao gót, mang vác vật nặng, đứng hoặc ngồi yên một chỗ trong thời gian dài. Khi ngồi làm việc trong văn phòng, bạn nên nghỉ giải lao từ 20-30 phút để căng cơ hoặc di chuyển qua lại xung quanh phòng. Hạn chế ngồi yên một chỗ trong thời gian quá lâu, điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp.

Kết hợp các bài tập thể dục

Tuỳ vào tình trạng bệnh mà bạn có thể kết hợp các bài tập thể dục hợp lý. Trong trường hợp, cơn đau do thoát vị đĩa đệm không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể thực hiện những bài tập nhẹ như đi bộ hoặc các môn thể thao khác. Việc duy trì đều đặn tập thể dục mỗi ngày sẽ hạn chế xảy ra cơn đau thắt lưng và bảo vệ vùng lưng của người bệnh.

Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện các bài tập giúp giảm đau thoát vị đĩa đệm như đạp xe, khiêu vũ,… Đối với phương pháp này, để đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh nên kiên trì thực hiện các bài tập thể dục trong thời gian nhất định.

Kết hợp sử dụng thuốc giảm đau không theo toa

Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp cơn đau do thoát vị đĩa đệm không quá nghiêm trọng và không gây tác động lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Một số loại thuốc giảm đau mà người bệnh có thể tìm mua ở các hiệu thuốc như:

  • Ibuprofen.
  • Acetaminophen.
  • Naproxen.

Tuy nhiên, các loại thuốc trên chỉ giảm đau tạm thời. Chính bởi vậy, người bệnh nên gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể trước khi sử dụng thuốc.

Giảm đau bằng phương pháp vật lý trị liệu 

Vật lý trị liệu từ lâu được biết đến là phương pháp hiệu quả trong quá trình điều trị các bệnh lý xương khớp, giúp giảm đau và làm cho xương khớp, cơ dẻo dai hơn. Tuy nhiên, để sử dụng phương pháp hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh nên đến gặp bác sĩ trị liệu để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Trước khi áp dụng phương pháp này vào quá trình điều trị, người bệnh nên chú ý các triệu chứng trên cơ thể và thực hiện kiên trì các bài tập theo chỉ định. Tuyệt đối không nên tập các bài có cường độ nặng như tập tạ, chạy,…

Trên đây là những cách làm giảm cơn đau thoát vị đĩa đệm hiệu quả mà ICondom muốn gửi đến bạn. Hy vọng, qua những phương pháp trên, bạn sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh và kiểm soát tốt các yếu tố gây ra thoát vị đĩa đệm.

Xem thêm