5/5 - (1 bình chọn)

Trong mang thai, có nhiều mẹ bầu mắc phải triệu chứng động kinh. Triệu chứng này có thể được lặp lại do bẩm sinh nhưng nó có thể gây nguy hại cho quá trình phát triển của thai nhi. Nhiều sản phụ khi gặp trường hợp này thường lo lắng không biết mẹ bị động kinh có lây sang con hay không?

Các mẹ bầu có thể tham khảo thêm một số thông tin về triệu chứng động kinh này để có thể khắc phục nhanh chóng.

Trẻ có khả năng mắc triệu chứng động kinh thấp nếu mẹ mắc bệnh

Nếu mẹ bị động kinh thì trẻ khi sinh ra có khả năng mắc những triệu chứng về co giật hay động kinh thấp, chiếm tỷ lệ dưới 10%. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia thì động kinh là một nhóm thuộc các rối loạn của não bộ, nó xảy ra khi hệ thống điện não có những thay đổi bất thường.

Kèm theo đó là những triệu chứng đặc trưng, là những cơn co giật kéo dài từ vài giây đến vài phút. Động kinh thường gây ra những thay đổi trong vận động, hành vi, cảm giác hoặc ý thức tự chủ.

Đó là trường hợp mẹ bị động kinh, còn đối với tình trạng cả bố và mẹ đều mắc triệu chứng này thì khả năng trẻ sinh ra do di truyền sẽ chiếm tỉ lệ cao hơn so với những đứa trẻ bình thường khác. Tuy nhiên, mặc dù trẻ ảnh hưởng từ bố mẹ nhưng những cơn co giật, động kinh ở trẻ sẽ không phát triển.

Vậy nên làm gì để mẹ bị động kinh mà không lây cho trẻ?

Khi mẹ lên cơn động kinh, tốt nhất là mọi người trong gia đình phải giữ được sự bình tĩnh để có thể giải quyết tình trạng trên. Đặc biệt, không được để mẹ bị ngã, bị va đập mạnh sẽ làm cho triệu chứng ngày càng nặng thêm. Tuyệt đối không được cho tay vào miệng của bệnh nhân vì bệnh nhân sẽ cắn. Thay vào đó, có thể thay bằng một vật cứng. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngạt thở, thở gấp thì người nhà nên thực hiện sơ cấp cứu trước bằng việc hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân.

Khi bị động kinh, cách tốt nhất và an toàn là phải đưa mẹ bị động kinh đến cơ sở Y tế gần nhất để các bác sĩ có thể kiểm tra và điều trị kịp thời. Hiện nay, với khoa học và kỹ thuật tiến bộ thì phần lớn các trường hợp động kinh có thể được kiểm soát bởi thuốc, tỷ lệ thành công của liệu pháp này là trên 60 %. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc muốn mang lại hiệu quả đòi hỏi loại thuốc sử dụng phải thích hợp với loại cơn, liều lượng hợp lý, thời gian duy trì đủ lâu (vài năm) và cần có sự tuân thủ phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mẹ bị động kinh cũng cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể giảm tình trạng tái phát của bệnh như: mẹ không được tiếp xúc với chất kích thích, phải giữ cho tinh thần thoải mái và ăn những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu.

Mẹ nên phòng ngừa triệu chứng động kinh để tránh lây cho thai nhi

Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu của triệu chứng động kinh, mẹ bị động kinh nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh lây sang con càng sớm càng tốt. Thông thường ngoài yếu tố di truyền, triệu chứng động kinh ở người phụ nữ còn là kết quả của những ảnh hưởng mà mẹ gặp phải trước đó, nó có thể là những cú va đập mạnh vào đầu, những vụ tai nạn chấn động mạnh đến não… gây co giật.

Để có thể phòng ngừa tốt nhất, mẹ bị động kinh nên giữ cho mình một tâm trạng ổn định, thoải mái, tránh những va đập mạnh và phải bảo vệ mình trước những tác động từ bên ngoài.

Xem thêm