5/5 - (1 bình chọn)

Không chỉ nám da mà rất nhiều khuyết điểm trên da đều làm chị em lo lắng vì mất thẩm mỹ, sức khỏe,… Vậy nên ngày càng nhiều những thắc mắc như nám da có điều trị triệt để được không, cần làm gì để trị nám,… đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Cùng ICondom giải đáp hết những thắc mắc trên nhé.

Nám da là gì?

Nám da là sự xuất hiện của các vùng da khác màu hơn bình thường. Thường thì màu sắc sẽ sẫm hơn và chai sần, không mịn màng. Thật ra, đó là do sự sản sinh dư thừa các sắc tố da melanin – tế bào quyết định màu da, tóc, mắt. Chính các tế bào này có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời rất tốt, vì vậy chúng đóng vai trò bảo vệ da khỏi các tia UVA/UVB rất tốt

Tuy nhiên, việc sản sinh quá nhiều khiến melanin tập trung vào một chỗ gây nám da. Thường các vết nám xuất hiện quanh vùng sống mũi và dưới mắt. Đối với phụ nữ, nám da thường xuất hiện từ 17 – 50 tuổi và trong quá trình mang thai. Việc nám da nhiều hay ít cũng có liên quan tới giới tính, chủng tộc, địa lý và màu da. Đó là nguyên nhân người da càng trắng càng dễ xuất hiện nám da.

Nguyên nhân nào dẫn tới nám da?

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới nám da thường thấy:

  • Tiếp xúc với ánh mặt trời quá lâu: Làm việc trong môi trường nắng nóng quá lâu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà tình trạng da cũng sẽ đi xuống. Ánh nắng sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều melanin hơn. Hơn hết, các tia UV sẽ phá vỡ lớp bảo vệ tự nhiên của da.
  • Rối loạn nội tiết tố: Cơ thể không kiểm soát được việc sản sinh các sắc tố da. Vì vậy, trên da xuất hiện các vùng da sẫm màu. Việc rối loạn nội tiết tố thường xuất hiện ở phụ nữ đang trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó, một số giai đoạn xuất hiện việc rối loạn nội tiết tố như đến tuổi dậy thì, giai đoạn tiền mãn kinh và phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai.
  • Không bổ sung đầy đủ chất: Một nguyên nhân khác dẫn tới việc cơ thể sản sinh nhiều melanin hơn bình thường là do không nạp đủ vitamin cũng như các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Do di truyền: Một số người có xuất hiện nám da do di truyền từ người thân.

Có thể điều trị toàn diện nám da không?

Công nghệ ngày càng phát triển, các trang bị y khoa ngày càng tiên tiến nên việc trị dứt điểm nám da là hoàn toàn có thể. Nám da có thể được chia theo nhiều mức độ. Từ đó mà có thể lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất. Người bị nám da có thể dùng kem điều trị và cũng có thể điều trị bằng công nghệ cao. Các cách điều trị theo công nghệ được đánh giá mang lại hiệu quả cao hơn.

Cách nào điều trị nám hiệu quả?

Tùy theo mức độ của nám da mà nên sử dụng phương pháp điều trị hiệu quả.

Dùng kem điều trị cho mức độ nám da nhẹ

Đối với những người có xuất hiện nám ở mức độ nhẹ, tức là nám da nhạt, chưa bị chai sần và mới xuất hiện chưa lâu thì có thể sử dụng kem chữa nám có thành phần hydroquinone 4%. Cách sử dụng kem trị nám rất đơn giản. Bôi kem một ngày 2 lần và liên tục trong vòng 2 – 3 tháng. Tình trạng nám da sẽ cải thiện đáng kể.

Cách thức hoạt động của hydroquinone 4% là ức chế khả năng hình thành melanin. Bằng cách ức chế sự tổng hợp của các DNA và RNA trong những tế bào hắc tố. Giúp gia tăng sự phá hủy melanosome nhằm hạn chế sự sản sinh của các sắc tố da.

Tuy nhiên, hoạt chất hydroquinone cũng không hoàn toàn phù hợp với mọi người. Một số tác dụng phụ được ghi nhận là gây kích ứng cho da và gây viêm da kích ứng. Ngoài ra, một số người sẽ bị tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố da sau khi dùng thuốc. Bên cạnh đó, hoạt chất này không được dùng với phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.

Acid azelaic được xem là một hoạt chất có khả năng giảm sự sản sinh của sắc tố da. Theo nhiều nghiên cứu, acid azelaic 20% có khả năng chữa nám da giống với  hydroquinone 4%. 

Hoạt chất acid kojic có thể ức chế gốc tyrosinase – có khả năng sản sinh melanin. Chất này không gây kích ứng như hydroquinone, nhưng khả năng chữa trị kém hơn nhiều.

Dùng kem điều trị cho mức độ nám da vừa và nặng

Khi các vết nám trở nên chai sần và đậm màu hơn thì mức độ nám da đang trở nên khá nặng. Để xử lý tình trạng này thì nên sử dụng corticoid, tretinoin và hydroquinone với liều lượng nhất định. 

Các hoạt chất này bằng cách bào mòn các tế bào sừng và ức chế quá trình hình thành melanin. Sử dụng kiên trì trong vòng 3 – 4 tháng sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.

Cách chữa trị nám da khi người bệnh dị ứng và không sử dụng được kem

Có hai cách phổ biến đó là lột da hóa học và acid tranexamic qua đường uống. Sử dụng chúng khi cơ thể người bị nám có phản ứng tiêu cực với các dạng kem bôi nám. 

Với lột da hóa học, bằng cách sử dụng các chất như acid salicylic, acid glycolic, vỏ Jessner và acid trichloroacetic hỗ trợ làm bong tróc các lớp da sần và sẫm màu ở các vị trí nám. Giúp da non lộ ra, trắng mịn và không bị nám. Tuy nhiên một số trường hợp không cẩn thận có thể gây nhiễm trùng, tổn thương trên da hoặc gây ra các vết ban đỏ, da bị dị ứng hơn bình thường và da mỏng đi rất nhiều.

Sử dụng acid tranexamic qua đường uống được xem là đơn giản hơn so với lột da hóa học. Nên sử dụng 500mg một ngày và chia thành 2 lần uống. Tuy nhiên ngừng điều trị thì các vết nám sẽ xuất hiện lại. Ngoài ra, một số tác dụng phụ của thuốc được ghi nhận đó làm làm trễ kinh, thường xuyên nhức đầu, ù tai.

Chữa trị nám da bằng công nghệ cao

Sử dụng laserliệu pháp ánh sáng là những cách được đánh giá là có hiệu quả cao. Tuy nhiên, các biện pháp này cần phải có tay nghề giỏi và luôn phải cẩn thận.

Điều trị nám da bằng laser nếu không cẩn thận có thể làm tình trạng thêm tồi tệ. Các phương pháp này không thể dứt điểm điều trị nám da. Cần phải luôn có ý thức bảo vệ da khỏi các nhân tố từ bên ngoài.

Bài viết trên đây đã phần nào giải đáp được các thắc mắc về việc nám da có điều trị triệt để được không và nên sử dụng phương pháp nào thì phù hợp. Ngoài ra, để giữ cho một làn da không có khuyết điểm thì cần thời gian để điều trị và dưỡng da. Tham khảo thêm các bài viết mới nhất của ICondom để có thêm những thông tin y khoa thú vị.

Xem thêm