Bệnh tim mạch là một trong những bệnh xuất hiện âm thầm, hậu quả nghiêm trọng, tỷ lệ tai biến, tử vong đột ngột rất cao. Chính vì thế việc khám tim mạch định kỳ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Vì sao bạn phải khám tim mạch định kỳ?
Ở nước ta tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch hiện nay vẫn rất cao, cứ 4 người trưởng thành sẽ có ít nhất 1-2 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mặc dù bác sĩ có trong tay rất nhiều các trang thiết bị y tế hiện đại. Nguyên nhân có thể là do dấu hiệu bệnh chưa rõ ràng, bệnh đến đột ngột, diễn biến nhanh. Bạn cần phải khám tim mạch định kỳ. Hãy tìm hiểu đối tượng nào cần khám tim mạch.
Chức năng của tim hiểu đơn giản là làm nhiệm vụ đẩy máu đi đến các ngõ ngách trong cơ thể và dòng máu có dưỡng khí để cung cấp đến các cơ quan khác như tứ chi, bộ não, cầu thận và thành tim.
Khi lượng máu không đủ đến các tế bào thì sẽ gây ra triệu chứng mệt mỏi,chán nản. Lúc này bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để làm các xét nghiệm liên quan để xem xét hệ tuần hoàn, trái tim có khỏe mạnh hay không.
Ai cần đi khám tim mạch định kỳ?
Nếu như trước đây chỉ những người lớn tuổi, có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch mới đi khám tim mạch. Nhưng những năm gần đây, bệnh tim mạch có xu hướng xuất hiện ở người trẻ và khỏe mạnh.
- Tất cả chúng ta dù là khỏe mạnh cũng nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
- Một số trường hợp đặc biệt này thì nhất định phải đi khám tim mạch định kỳ
Người béo phì
Béo phì làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch do mỡ bọc lấy tim, dẫn đến tim khó co bóp, mỡ làm hẹp mạch vành, cản trở lượng máu vận chuyển đến để nuôi tim gây ra nhồi máu cơ tim.
Béo phì dễ bị rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid và LDL-cholesterol (cholesterol xấu), làm giảm nồng độ HDL-cholesterol (tốt) trong máu, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, tim mạch.
Béo phì cũng làm tăng khả năng đột quỵ, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch. Ngoài ra còn tăng nguy cơ tiểu đường, lượng insulin để làm giảm đường huyết ở người béo phì thấp hơn bình thường.
Những người làm việc nhiều nhưng ít vận động
Theo một nhóm nhà nghiên cứu người Mỹ đã nghiên cứu để tìm ra sự liên quan giữa béo phì, lười vận động và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhóm chọn 906 phụ nữ trong độ tuổi trung bình là 58 tuổi.Tiền sử sức khỏe của họ được theo dõi từ 1996 đến năm 2000. Khi bắt đầu nghiên cứu, 76% số phụ nữ được chọn là béo phì, 70% ít vận động cơ thể.
Trong quá trình nghiên cứu thì 68 người đã chết và 455 bị mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Có thể kết luận rằng phụ nữ tham gia các bài tập thể dục tại nhà, nơi làm việc, nơi giải trí của họ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Những người thường xuyên hút thuốc lá
Hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh tim mạch sau:
- Tăng huyết áp: Trong vài phút hút thuốc, nhịp tim tăng cao tới 30%, trở lại bình thường trong 10 phút hút thuốc. Do bị kích thích, mạch máu co bóp lại, tim hoạt động nhiều hơn, lâu ngày ảnh hưởng nghiêm trọng tới tim.
- Suy yếu mạch vành: Hút thuốc lá tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, làm hẹp động mạch. Các chất độc hại bám vào động mạch giảm lượng máu chảy, gây tổn thương niêm mạc mạch máu, co thắt mãn tính mạch máu, cơ tim bị tổn thương.
- Phình động mạch chủ: Động mạch chủ mang máu giàu oxy từ tim đi đến các bộ phận của cơ thể. Động mạch yếu do mảng xơ vữa vì hút thuốc lá, tạo ra chỗ phình, mạch yếu, động mạch dễ bị phá vỡ.
- Đau thắt ngực và đau tim: Hút thuốc thời gian dài dẫn đến tổn thương lớp nội mạch máu, co thắt mãn tính cho mạch máu, dễ hình thành mảng bám, cản trở động mạch hoạt động, cơ tim không nhận đủ khí oxy, kết quả là đau tim.
- Chứng loạn nhịp tim, bệnh cơ tim và đột tử là một trong những bệnh mà người nghiện thuốc lá sẽ phải gánh chịu. Ban đầu người bệnh mệt mỏi trầm trọng, hơi thở ngắn, tim yếu đi dễ dẫn đến tai biến, đột tử.
Vì thế người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ đối mặt với nguy cơ bệnh tim mạch, đau cơ tim nhiều hơn người bình thường.
Những người trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch
Bệnh tim mạch cũng có khả năng di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người thân, bố mẹ, anh, chị, em, ông bà bị mắc bệnh tim mạch như cao huyết áp, bệnh mạch vành, đau thắt cơ tim, rối loạn nhịp tim… thì tốt nhất hãy đi khám tim mạch định kì.
Người thường xuyên uống rượu
Uống nhiều rượu sẽ gây ảnh hưởng đến tâm thất bên trái gây suy tim. Ngoài ra còn gây ra một số bệnh khác như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, mỡ máu cao.
Ngoài ra người có tiền sử bị tăng mỡ máu, hay bị bệnh gout cũng nên thường xuyên đi khám tim mạch định kì.
Theo các bác sĩ chuyên khoa những đối tượng trên cần đi khám tim mạch định kì mặc dù vẫn thấy bản thân khỏe mạnh, không hề có triệu chứng bất thường nào.
Làm gì để có một trái tim khỏe mạnh?
- Tập luyện thể thao thường xuyên, mỗi ngày dành ra 30 phút để tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, đi bộ, bơi lội, yoga…sẽ giúp tăng Cholesterol tốt, điều hòa nhịp tim.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, điều tiết công việc hợp lí để tránh bị stress, căng thẳng và mệt mỏi.
- Trong chế độ dinh dưỡng nên bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch như đậu nành,dầu oliu, cá béo chứa omega 3 và DHA, rau xanh, hoa quả tươi. Ăn ít mỡ động vật, chất đường
Mong rằng những chia sẻ về đối tượng cần đi khám tim mạch định kì sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ, xác định bản thân có cần đi khám hay không từ đó sớm chủ động phòng ngừa, tránh tác hại sức khỏe về sau.
Be the first to write a comment.