Câu hỏi: “Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi” được rất nhiều người bệnh đặc biệt quan tâm. Bởi thoái hóa khớp gối gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nếu bạn cũng đang đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này thì hãy theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây của ICondom nhé!
Thoái hóa khớp gối là gì?
Trước hết, khớp gối là một bộ phận hoạt động với tần suất khá nhiều trên cơ thể con người, có chức năng nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể và hỗ trợ những hoạt động thường ngày như đi đứng, vận động… Giữa các khớp sẽ được ngăn cách bởi một lớp sụn đóng vai trò như chất bôi trơn giúp xương khớp hoạt động trơn tru, từ đó các chuyển động của con người trở nên linh hoạt và nhịp nhàng hơn.
Nếu bạn gặp vấn đề về khớp gối, đặc biệt là thoái hóa khớp gối thì lớp sụn trên cùng khớp gối bị phá vỡ và bào mòn khiến cho phần xương ở đầu gối va chạm với nhau dẫn đến hiện tượng sưng, đau và cứng khớp, gây khó khăn cho các hoạt động di chuyển cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Thoái hóa khớp gối và những ảnh hưởng tới người mắc bệnh
Thoái hóa khớp gối mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và để lại những ảnh hưởng lâu dài nếu không được chữa trị kịp thời. Một số ảnh hưởng của thoái hóa khớp gối có thể kể đến như sau:
– Khó khăn trong việc di chuyển và đi lại: đây là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Người mắc bệnh sẽ gặp cơn đau ở đầu gối, đặc biệt là những lúc thay đổi thời tiết và khi vận động nhiều, mạnh (chạy bộ, lên xuống cầu thang).
– Về lâu dài, bệnh có thể gây nguy hiểm do khớp gối bị sưng lên hoặc tràn dịch khớp. Khi bệnh trở nặng hơn, người bệnh có thể bị cứng khớp, nhất là lúc về đêm hoặc gần sáng.
– Gối bị biến dạng: Thoái hóa khớp gối kéo dài làm cho khớp và sụn bị xơ vữa, gối thường có hiện tượng sưng to, biến dạng, đau nhức.
– Không thể đi lại bình thường: Người bị thoái hóa khớp gối không thể đứng thẳng như bình thường, thậm chí là đi tập tễnh.
– Teo cơ, liệt: Các cơ từ gối trở xuống sẽ dần yếu hơn, người bệnh khi đi lại có cảm giác run chân, dần dần chân đứng không vững; cơ có hiện tượng bị teo, người bệnh rơi vào tình trạng liệt…
Người mắc bệnh thoái hóa khớp gối nên sử dụng thuốc gì?
Tùy vào giai đoạn và tiến triển nặng hay nhẹ của bệnh mà các bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp, cụ thể:
Ở giai đoạn nhẹ
Thuốc giảm đau trong thành phần có chứa Acetaminophen như Panadol, Tylenol: đây là loại thuốc được các bác sĩ khuyên dùng. Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau khá hiệu quả và có cơ chế hoạt động giúp cơ thể thay đổi và phản ứng với các cơn đau. Thành phần Acetaminophen trong thuốc được các bác sĩ khuyên dùng với liều lượng tối đa là 4000mg/ ngày và khuyến cáo người bệnh không được sử dụng đồ uống có cồn trong quá trình điều trị vì sẽ gây ra nguy cơ cao về tổn thương gan.
Thuốc chống viêm không chứa thành phần steroid: trong những loại thuốc này chứa các thành phần có tác dụng giảm viêm và giảm đau. Thuốc này thường được kê ở dạng viên, khá phổ biến trong điều trị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, những loại thuốc chứa thành phần này dễ gây ra một số tác dụng phụ như: ảnh hưởng đến dạ dày, gây nên chứng bệnh đau dạ dày và nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây nên xuất huyết dạ dày, gây tổn hại đến sức khỏe của người bệnh.
Các loại thuốc chống phản ứng: đây là các loại thuốc thường được kê dưới dạng kem và thuốc mỡ, bên trong có chứa thành phần như tinh dầu bạc hà, capsaicin, giúp giảm đau. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ.
Khi bệnh đã tiến triển và có chiều hướng nghiêm trọng
Thuốc giảm đau có chứa thành phần opioid: đây là một trong những loại thuốc giảm đau hiệu quả, tuy nhiên nó lại có cơ chế hoạt động giống như thuốc gây nghiện, giúp ngăn chặn được các cơn đau nghiêm trọng. Chính bởi vậy, người bệnh không được tự ý điều trị tại nhà mà cần phải có sự chỉ đạo và hướng dẫn về liều lượng cũng như cách dùng từ bác sĩ để tránh những tác dụng và phản ứng phụ không đáng có trong quá trình điều trị.
Ngoài ra, thuốc có chứa thành phần opioid chống chỉ định với những người có tiền sử suy tim, suy gan, chống chỉ định với phụ nữ mang thai và cho con bú
Các loại thuốc tiêm: khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, người bệnh được khuyên sử dụng các loại thuốc tiêm trực tiếp vào khớp có chứa corticosteroid hoặc axit hyaluronic. Khi sử dụng thuốc tiêm, các chỗ đau và sưng có thể phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc sẽ gây ra một số phản ứng phụ như đau hoặc sưng tại chỗ tiêm, làm mỏng xương tại vị trí tiêm, xương dễ tổn thương hơn.
Như vậy, có thể thấy, mặc dù thoái hóa khớp gối không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng dễ gây nên một số khó khăn nhất định cho những người mắc phải, đặc biệt là trong quá trình di chuyển, hoạt động. Nếu không chữa trị kịp thời thì có thể để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc: “Bị thoái hóa khớp nên uống thuốc gì”? Để cải thiện bệnh thoái hóa khớp hãy tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ kết hợp một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.