Hiện nay, viêm gan B được xem là bệnh nhiễm trùng gan phổ biến. Ở giai đoạn mãn tính, chúng gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì thế, triệu chứng viêm gan B luôn là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Bài viết của ICondom dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh viêm gan B. Cùng theo dõi nhé!
Viêm gan B: Các vấn đề liên quan về bệnh
Viêm gan B làm phá huỷ chức năng của gan, gây ra xơ gan, suy gan và ung thư gan và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mắc. Chính bởi vậy, nhận biết các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh có vai trò quan trọng trong việc hạn chế và phòng tránh hiệu quả các tác nhân gây ra viêm gan B.
Viêm gan B: Tại sao xảy ra bệnh?
HBV (tên viết tắt của virus viêm gan B) là tác nhân chính khiến bệnh truyền nhiễm viêm gan B khởi phát. Bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu không phát hiện và can thiệp sớm, có thể gây ra nhiễm trùng gan hoặc ung thư gan.
Bệnh được chia làm 2 dạng, cụ thể như sau:
- Viêm gan B cấp tính có thời gian phát sinh trong vòng 6 tháng, kể từ ngày bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B. Tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cấp tính tự lành bệnh là 90%, và 10% bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, người bệnh sẽ đối mặt với nhiều biến chứng như xơ gan, ung thư gan, dẫn đến chức năng của gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Viêm gan B mãn tính được xem là giai đoạn nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng cho người mắc. Viêm gan B mãn tính xảy ra khi cơ thể không miễn dịch với virus sau 6 tháng. Giai đoạn mãn tính bao gồm 2 dạng như sau:
Nhiễm viêm gan B thể không hoạt động nghĩa là virus ngủ yên, không hoạt động. Ở dạng này, người bệnh sống chung với virus và có thể sinh hoạt, đi lại bình thường.
Nhiễm viêm gan B thể hoạt động gây ra nhiều biến chứng như ung thư gan, xơ gan do virus luôn hoạt động và phát triển mạnh.
Bệnh có lây nhiễm từ người này sang người khác không?
Viêm gan B là bệnh lây truyền mà người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Chúng lây bệnh qua 3 con đường sau:
- Lây truyền qua đường máu: Việc sử dụng chung bàn chải đánh răng, tái sử dụng ống chích y tế hoặc máu của người mắc viêm gan B tiếp xúc trực tiếp vào vết thương hở,… sẽ khiến bệnh lây lan từ người này qua người kia.
- Lây nhiễm qua đường tình dục: Virus viêm gan B có thể lây nhiễm nếu quan hệ tình dục không lành mạnh. Các vết xước nhỏ sẽ xảy ra khi quan hệ tình dục, virus viêm gan B sẽ lây truyền từ người này sang người khác thông qua các vết xước đó. Chính bởi vậy, người bệnh cần có biện pháp quan hệ an toàn nhằm tránh lây bệnh như hạn chế quan hệ bằng miệng, dùng bao cao su,…
- Lây nhiễm từ mẹ sang con: Tỷ lệ thai nhi bị lây nhiễm là rất cao nếu người mẹ mắc bệnh viêm gan B. Tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con trong 3 tháng đầu là 1%, tỷ lệ lây nhiễm là 10% trong 3 tháng giữa, và tỷ lệ lây nhiễm lên đến 60%-70% nếu trong 3 tháng cuối kỳ, người mẹ mắc viêm gan B.
Ai dễ bị mắc viêm gan B?
Những nhóm đối tượng sau dễ bị mắc viêm gan B, cụ thể:
- Nhóm 1: Những đối tượng nghiện ma tuý, hay xăm hình, các cơ sở làm nails, xỏ khuyên không đảm bảo vệ sinh dụng cụ,… thường dùng chung bơm kim tiêm hoặc các đồ vật liên quan khác có nguy cơ dễ mắc bệnh viêm gan B.
- Nhóm 2: Trẻ em mới sinh không được tiêm vắc-xin mặc dù người mẹ mắc viêm gan B. Bên cạnh đó, trong gia đình có người thân mắc viêm gan B, nếu sử dụng chung bàn chải, đồ lót,… thì nguy cơ lây nhiễm là rất cao.
- Nhóm 3: Những người quan hệ tình dục bừa bãi hoặc quan hệ với người nhiễm viêm gan B mà không có biện pháp an toàn như dùng bao cao su,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.
Cơ thể thường gặp triệu chứng nào?
Như đã nói ở trước, bệnh viêm gan B chia thành 2 dạng. Mỗi dạng sẽ đi kèm với những triệu chứng khác nhau, cụ thể:
Triệu chứng khi bệnh ở giai đoạn cấp tính
Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính, trẻ 5 tuổi hoặc những người có hệ thống miễn dịch yếu thường không xuất hiện triệu chứng. Đối với thanh thiếu niên hoặc người trưởng thành thường xuất hiện các triệu chứng ban đầu như:
Cơ thể rơi vào trạng thái lờ đờ, mệt mỏi
Triệu chứng đầu tiên mà người bệnh dễ nhận thấy đó là cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải, mất năng lượng và không muốn làm bất cứ việc gì. Người bệnh nên đến bệnh viện để khám và kịp thời điều trị nếu tình trạng mệt mỏi diễn ra trong thời gian dài.
Hệ tiêu hoá bị rối loạn
Khi mắc viêm gan B, hệ tiêu hoá của người bệnh thường gặp một số vấn đề như táo bón, chướng bụng, đầy hơi,… Trong một số trường hợp, các triệu chứng trên còn đi kèm với hiện tượng trướng bụng.
Bị sốt nhẹ
Khi xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, bệnh nhân thường chủ quan vì nghĩ đây là bệnh lý thông thường. Tuy nhiên, sốt nhẹ cũng là một trong những triệu chứng viêm gan B mà người bệnh cần chú ý. Bệnh sẽ dần dần chuyển nặng nếu người bệnh không đến bệnh viện kiểm tra mà để lâu trong thời gian dài.
Chán ăn
Hiện tượng chán ăn, ăn không tiêu xảy ra khi chức năng gan bị tổn thương do virus xâm nhập, từ đó cholesterol, chất béo và một số loại vitamin để ruột non dễ hấp thụ sẽ không được chuyển hoá do dịch mật không được sản xuất. Người bệnh sẽ bị thiếu chất khi hiện tượng chán ăn xảy ra trong thời gian dài, khiến tình trạng bệnh tăng nặng.
Vùng da hoặc toàn thân xuất hiện triệu chứng ngứa
Virus xâm nhập dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng gan, từ đó gây khó khăn trong quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Lúc này, tình trạng ngứa, nổi mề đay xảy ra do các độc tố đào thải qua da.
Đau bụng
Vị trí của gan nằm ở khoang bụng phía bên phải, dưới xương sườn. Bởi vậy, khi mắc viêm gan B, bệnh nhân sẽ thấy đau ở vùng bụng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có cảm giác đau nhức xương khớp, tay chân bị tê mỏi.
Triệu chứng khi bệnh ở giai đoạn mãn tính
Thực tế, người mắc viêm gan B mãn tính thường rất khó để phát hiện triệu chứng, bởi giai đoạn này không xuất hiện triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, các triệu chứng như lòng bàn tay đỏ có nhiều dấu sao mạch và gan to sẽ xảy ra khi bệnh chuyển nặng. Sau một thời gian, viêm gan B mãn tính gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng gan như xơ gan, ung thư gan, suy gan.
Khi phát hiện các triệu chứng trên, người bệnh không được chủ quan mà hãy đến bệnh viện để chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu không, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng gây hại đến gan.
Bệnh viêm gan B có thể phục hồi được không?
Tuỳ thuộc vào từng dạng bệnh mà phương pháp điều trị cũng như mức độ khỏi bệnh sẽ khác nhau, cụ thể:
- Đối với viêm gan B cấp tính: Tỷ lệ hồi phục bệnh lên đến 95% mà không qua một phác đồ điều trị nào. Trong giai đoạn này, bệnh nhân chỉ cần xây dựng lối sống lành mạnh và tuân thủ thực hiện các biện pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra.
- Đối với viêm gan B mãn tính: Giai đoạn này được chia làm 2 nhóm: Virus viêm gan B hoạt động và virus viêm gan B không hoạt động. Đối với người bệnh mắc virus viêm gan B ở dạng hoạt động, cần phải theo dõi thường xuyên và chưa cần áp dụng các biện pháp điều trị đặc trị. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc điều trị đặc trị (ở dạng tiêm hoặc thuốc uống) tuỳ vào tình trạng bệnh, đối với người mắc virus viêm gan B ở dạng không hoạt động. Việc điều trị trong thời gian này chỉ nhằm mục đích ức chế virus HBV xâm nhập gây ảnh hưởng đến gan. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh trong giai đoạn này là rất thấp.
Viêm gan B: Điều trị như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu?
Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau đây để áp dụng vào quá trình điều trị:
Điều trị viêm gan B cấp tính
Ở giai đoạn này, người bệnh cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất cho gan và xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh, cụ thể như sau:
- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo từ nội tạng động vật,…
- Hạn chế các món ăn cay, nóng.
- Trong quá trình điều trị, cần kiêng tuyệt đối các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
- Hạn chế căng thẳng, luôn để tinh thần thoải mái và tập các bài thể dục vừa sức.
- Cần thăm khám thường xuyên theo lịch của bác sĩ đưa ra.
- Bổ sung các loại trái cây, rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Tăng cường uống nhiều nước lọc để kích thích quá trình trao đổi chất.
Điều trị viêm gan B mãn tính
- Sử dụng thuốc ức chế sao chép virus viêm gan B: Đối với phương pháp này, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử dụng thuốc, tránh xảy ra tác dụng phụ và tạo ra chủng virus kháng thuốc. Cụ thể: 300mg/ngày tenofovir (TDF) hoặc 0,5 mg/ngày entecavir (ETV). Người mắc xơ gan mất bù hoặc phụ nữ mang thai sử dụng với tần suất 100 mg/ngày lamivudin (LAM). Khi xảy ra tình trạng kháng thuốc, cần kết hợp adefovir (ADV) với lamivudine.
- Thuốc tiêm interferon: Khi sử dụng loại thuốc này, hệ miễn dịch của cơ thể được kích thích, nhằm loại bỏ virus và các tế bào bị virus tấn công. Có thể kể đến 2 loại thuốc tiêm như sau: Tiêm dưới da với tần suất 3-5 lần/tuần với loại interferon alpha; Tiêm dưới da với tần suất 1 lần/tuần với loại peg-interferon alpha.
Bài viết trên đã liệt kê đầy đủ các triệu chứng viêm gan B cho bạn đọc. Mong rằng, bạn đọc sẽ nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh để có phương pháp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả.
Xem thêm
Be the first to write a comment.