5/5 - (1 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến trong xã hội hiện đại và đang có xu hướng ngày một gia tăng. Nếu không được can thiệp và xử trí kịp thời thì tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Để giúp mọi người hiểu rõ về căn bệnh này, ICondom xin cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 qua bài viết dưới đây nhé!

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là gì?

Theo y học hiện đại, xương cột sống cổ của con người được cấu tạo bởi 7 đốt sống và được sắp xếp lần lượt theo thứ tự từ đến C1 – C7. Giữa các đốt sống này được nối với nhau bằng phần chứa các chất nhầy gọi là đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là tình trạng các dịch nhầy trên tràn ra khỏi đĩa đệm ở vị trí C5 C6 do bị rạn nứt và chèn ép lên các rễ thần kinh gây cảm giác nhức nhối, khó chịu.

Khi người bệnh vận động mạnh hoặc làm việc liên tục không ngừng nghỉ, những cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên và trở nên trầm trọng hơn. Người bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6 thường sẽ có các triệu chứng điển hình như:

  • Đau, cứng cổ: Đây có lẽ là triệu chứng thường gặp và gây trở ngại nhiều nhất. Ở người bình thường, cổ luôn hoạt động một cách linh hoạt và trơn tru, nhưng đối với người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 thì điều này trở nên khó khăn và mệt mỏi. Đặc biệt, cảm giác này sẽ xuất hiện nhiều hơn vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Bị tê ngứa: Căn nguyên là do phần dịch nhầy thoát ra ngoài đè lên tủy sống, vùng cổ sẽ xuất hiện cảm giác tê ngứa. Nhiều lúc tình trạng này còn xảy ra ở các chi và lan sang cả toàn thân gây tê ngứa, khó chịu.
  • Đau nhức lan rộng: Ban đầu, bệnh nhân chỉ bị tê nhức ở cổ và vùng vai gáy. Sau đó, các cơn đau sẽ lan xuống phần cánh tay, bả vai rồi lan sang cả đầu và hốc mắt.
  • Gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt: Các cơ cánh tay sẽ bị yếu dần, làm cho việc cầm nắm trở nên khó khăn hơn, trong nhiều hoạt động luôn phải có người kề cạnh giúp đỡ.

Nguyên nhân nào gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6?

Thoát vị dĩa đệm cột sống cổ C5 C6 có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Dưới đây là một số các nguyên nhân thường gặp:

  • Do tuổi tác: Về già, các chức năng của xương khớp cũng ngày càng suy yếu và phần đĩa đệm cột sống sẽ bị mất đi một lượng nước lớn, từ đó dẫn đến tình trạng thoái hóa. Vì vậy, ở người cao tuổi khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn các lứa tuổi khác.
  • Bị chấn thương: Những chấn thương do tai nạn hay va chạm mạnh vùng cổ cũng có thể làm tổn thương đến vùng cột sống cổ, làm nứt đĩa đệm dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6.
  • Thói quen sinh hoạt hàng ngày: Những thói quen như ngồi lệch, ngồi lâu một chỗ cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó, tỷ lệ những người trẻ tuổi bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 đang ngày càng gia tăng vì họ đang mắc phải các thói quen xấu này.
  • Do tính chất công việc: Qua chia sẻ khi thăm khám, những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 thường làm các công việc như ngồi làm việc với máy tính, người làm văn phòng, hay mang vác, bưng bê các vật nặng,… Việc ngồi lâu một tư thế hoặc gây áp lực lớn lên cột sống đều dễ dàng gây ra bệnh.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 có nguy hiểm không?

Hiện nay, tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là một bệnh lý phổ biến và tương đối nguy hiểm, nó gây ra nhiều biến chứng liên quan đến sức khỏe người bệnh như:

  • Đau nhiều và lan rộng: Những cơn đau nặng lan dọc từ cột sống xuống toàn bộ lưng, đến mông, đùi và cẳng chân khiến những bộ phận này trở nên yếu và kém linh hoạt hơn.
  • Hội chứng chèn ép tủy: Thường gây ra những biểu hiện rối loạn vận động và cảm giác tê kèm chuột rút khi tình trạng này mới bắt đầu diễn ra.
  • Thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu lên não: Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não là do khối thoát vị thoát ra khỏi đĩa đệm gây chèn ép lên hệ thống động mạch, nếu để lâu bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn, thậm chí là gây thiểu năng tuần hoàn não.
  • Chèn ép rối thần kinh cánh tay: Việc đĩa đệm lệch khỏi vị trí sẽ gây chèn ép lên khu vực tủy sống và các lỗ liên hợp dẫn đến chèn ép các dây thần kinh ở đây. Từ đó gây co cơ kèm đau mỏi vai gáy, sau đó sẽ lan truyền xuống cả hai bên cánh tay hoặc một bên kèm theo đau nhức tê bì, thậm chí là teo cơ cánh tay.
  • Bại liệt: Có thể nói đây là biến chứng nặng nề nhất mà bệnh nhân thoát vị đĩa đệm C5 C6 đều không mong muốn. Bệnh khiến hai cánh tay bại liệt, thậm chí là cả thân trên dẫn đến bị tàn phế suốt đời do thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống cổ.

Hướng điều trị nào dành cho bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6?

Ở mỗi giai đoạn, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phù hợp nhất để giảm các triệu chứng và đảm bảo chức năng vận động của cột sống. Các phương pháp phổ biến thường được bác sĩ chỉ định là: dùng thuốc, điều trị bằng phẫu thuật hoặc các bài tập vật lý trị liệu.

Điều trị bằng thuốc

Tùy vào mức độ bệnh của từng người, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm, cụ thể:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Khi các cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình, bác sĩ thường sẽ cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như: Paracetamol, Ibuprofen, Acetaminophen…
  • Thuốc giãn cơ: Trong trường hợp bệnh nhân bị co thắt cơ ở các vùng cổ, vai và cánh tay thì bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng các loại thuốc giãn cơ. Các loại thuốc này sẽ gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt kèm theo buồn ngủ và đau dạ dày.
  • Cortisone dạng tiêm: Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng và không cải thiện khi sử dụng thuốc bằng đường uống, bác sĩ sẽ kê thuốc dạng tiêm xung quanh các dây thần kinh cột sống. Các loại thuốc cortisone này khi được tiêm vào cơ thể sẽ giúp hỗ trợ giảm đau và viêm.
  • Thuốc giảm đau opioids: Khi bệnh nhân bị đau dữ dội và không thuyên giảm ngay cả khi đã sử dụng thuốc giảm đau, thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau opioids. Nhưng loại thuốc này mang lại nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân như táo bón, buồn nôn, đau dạ dày… Khi sử dụng lâu ngày có thể gây ra nghiện thuốc cả về mặt thể chất và tinh thần cho người bệnh.

Lưu ý: Bạn chỉ được sử dụng thuốc uống hoặc tiêm khi có chỉ định của bác sĩ, bởi tùy tiện dùng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị bằng bài tập vật lý trị liệu

Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ đưa ra các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 thích hợp với từng đối tượng giúp làm giảm cơn đau và cảm giác tê mỏi do bệnh gây ra:

  • Chườm nóng, lạnh lên vùng gây đau nhức.
  • Dùng sóng siêu âm để kích thích vùng bị ảnh hưởng, từ đó cải thiện lưu lượng máu và giảm đau nhức.
  • Kéo giãn cột sống lưng để làm giảm áp lực lên dây thần kinh.
  • Nẹp thắt lưng hoặc cổ trong thời gian ngắn để cố định cột sống.
  • Sử dụng dòng điện xung tác động lên dây thần kinh, cơ bắp và mạch máu nhằm giảm đau, tăng khả năng phản xạ cho người bệnh.

Điều trị bằng phẫu thuật

Đây là biện pháp cuối cùng được lựa chọn nếu thuốc và vật lý trị liệu không cải thiện được các triệu chứng, thậm chí tình trạng ngày càng chuyển biến xấu hơn. Đối với điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 các bác sĩ thường có 2 chỉ định phẫu thuật chính:

  • Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ sẽ loại bỏ phần đĩa đệm bị nhô ra bằng cách rạch một đường nhỏ ở mặt trước hoặc sau cột sống. Phương pháp này giúp bác sĩ dễ dàng tiếp cận đĩa đệm bị thoát vị mà không phải di chuyển các dây thần kinh cột sống và tủy sống.
  • Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo: Trường hợp thoát vị nghiêm trọng khi bao sơ bị rách mảng lớn và nhân nhầy vỡ ra thành các mảnh nhỏ rơi vào ống tủy, bác sĩ sẽ lựa chọn thay phần nhân nhầy bên trong hoặc thay toàn bộ đĩa đệm tùy vào tình trạng của người bệnh.

Dù người bệnh điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 bằng phương pháp nào thì cũng đều gây tốn kém, mất nhiều thời gian và công sức. Việc phòng ngừa trước khi mắc bệnh nên là lựa chọn hàng đầu, bằng cách bổ sung các tinh chất thiết yếu giúp nuôi dưỡng cột sống và các xương khớp khác từ bên trong, hạn chế khả năng làm xương khớp bị tổn thương ảnh hưởng đến đĩa đệm.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải chú ý vận động nhẹ nhàng, đúng tư thế và tránh làm việc nặng để không gây nhiều tổn thương cho cột sống và đĩa đệm.

Xem thêm