5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh viện Việt Đức là một bệnh viện lâu đời, có lịch sử lâu dài, đã đổi tên vài lần và là bệnh viện phẫu thuật hàng đầu của Việt Nam về khám và điều trị bệnh có uy tín và chất lượng. Bệnh viện tập hợp rất nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn cao.

Thông tin Bệnh viện Việt Đức

Địa chỉ: 40 Phố Tràng Thi – Hà Nội – Việt Nam

Điện thoại: (84 4) 38253531

Bệnh viện Việt Đức là một bệnh viện ngoại khoa, là một trong những trung tâm phẫu thuật lớn nhất Việt Nam, gắn với tên tuổi nhà phẫu thuật nổi tiếng Tôn Thất Tùng. Bệnh viện có trụ sở tại số 40 phố Tràng Thi, Hà Nội, Việt Nam. Bệnh viện có lịch sử hơn 100 năm, thực hiện được nhiều kỹ thuật khó trên thế giới và là nơi đi đầu về kỹ thuật nội soi cắt gan, thực quản, thần kinh. Những kỹ thuật khó như mổ tim cho trẻ dưới 10 kg; ghép thận, gan đã trở thành thường quy. Mỗi năm bệnh viện thực hiện hơn 42.000 ca mổ lớn, phức tạp.

Ngày 8 tháng 1 năm 1902, Toàn quyền Đông Dương là Paul Doumer ký sắc lệnh thành lập trường Đại học Y Hà Nội. Năm 1904 bệnh viện thực hành của trường được xây dựng với tên gọi là Nhà thương bản xứ. Theo thời gian, bệnh viện mang các tên gọi khác nhau qua từng giai đoạn phát triển

Bệnh viện Việt Đức là tuyến cao nhất của ngành Ngoại khoa miền Bắc, Việt Nam. Với hơn 150 giáo sư, bác sỹ của bệnh viện và của trường Đại học Y Hà Nội, mỗi năm bệnh viện tiến hành khoảng 28.000 ca phẫu thuật thuộc nhiều chuyên khoa sâu khác nhau. Bệnh viện có 08 phòng chức năng, 18 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng và 01 đơn vị trực thuộc cùng với 05 bộ môn của trường đại học Y Hà Nội đặt tại bệnh viện thực hiện nhiều chức năng khác nhau.

Giá khám bệnh tại Bệnh viện Việt Đức là 100.000 đồng (cấp giấy chứng thương, giám định y khoa (không kể xét nghiệm, X-quang)

Danh sách một số bác sĩ nổi bật tại Bệnh viện Việt Đức

Bác sĩ Nguyễn Đình Hòa – Khoa Phẫu thuật cột sống

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng – Khoa Phẫu thuật Tạo hình – Hàm mặt

Bác sĩ Phạm Minh Thông – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Khánh – Tiến sĩ y khoa phó viện trưởng tại Viện Chấn thương Chỉnh hình

Bác sĩ Trần Đình Toán – Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế

Bác sĩ Nguyễn Phương Hồng – Phó khoa Phẫu thuật Tiết niệu

Bác sĩ Nguyễn Quốc Kính – Trưởng khoa Gây mê hồi sức

Bác sĩ Hà Phan Hải An – Trưởng khoa Thận – Lọc máu

Bác sĩ Chu Mạnh Khoa – Trưởng khoa Gây mê hồi sức

Bác sĩ Trần Quán Anh – Chuyên viên tại khoa Phẫu thuật Tiết niệu

Cơ xương khớp là gì?

Cơ xương khớp là chuyên khoa khám & điều trị các bệnh lý cơ xương khớp của người lớn như Thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp, thấp khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương, gout…, và một số bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Đồng thời cũng thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật điều trị bệnh lý này như: Tiêm ổ khớp, Chọc dò khớp gối, Nội soi khớp gối, Rửa khớp gối… Để chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân gây ra các bệnh về cơ xương khớp

Có rất nhiều nhóm nguyên nhân gây ra các bệnh về cơ xương khớp. Nguyên nhân tự miễn dịch: viêm khớp mạn tính thiếu niên, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì toàn thể , viêm cột sống dính khớp… Nguyên nhân do thoái hoá, do tuổi tác: thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống, đau thần kinh toạ, loãng xương… Nguyên nhân do rối loạn chuyển hoá: bệnh gút và các bệnh vi tinh thể khác… Nguyên nhân do nhiễm khuẩn: viêm khớp hoặc đốt sống do vi khuẩn viêm mủ, do vi khuẩn lao… Biểu hiện thông thường nhất của các loại bệnh lý này là đau ở một vùng cơ xương nào đó, có thể kèm theo sưng khớp. Khi có các triệu chứng liên quan đến khớp, người bệnh tốt nhất nên được bác sỹ chẩn đoán và điều trị sớm tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.

Khám bệnh tại Khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Việt Đức

Theo nguồn thông tin từ Bệnh viện Khoa Cơ xương khớp hay còn gọi Khoa chấn thương chỉnh hình được thành lập từ sau ngày hòa bình lập lại (1954) dưới sự lãnh đạo của trưởng khoa đầu tiên là giáo sư Đặng Kim Châu. Vào năm 2011 Năm 2011, khoa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình được tách ra thành khoa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình I và II, thuộc viện chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện HN Việt Đức. Khoa có trách nhiệm khám và điều trị bệnh nhân chấn thương chỉnh hình tuyến cuối.

Khoa có đội ngũ gồm 45 cán bộ công chức, khu điều trị nội trú có 55 giường bệnh và khu khám điều trị ngoại trú hàng ngày tiếp nhận khám và điều trị cho hàng trăm lượt người bệnh. Các kỹ thuật cao trong chuyên ngành chấn thương chỉnh hình đã được thực hiện như: phẫu thuật kết hợp xương ít xâm lấn, phẫu thuật nội soi khớp, thay khớp nhân tạo, chỉnh hình bệnh lý bẩm sinh cũng như mắc phải và các phẫu thuật cấp cứu chấn thương phức tạp. Hàng năm, nhiều bác sỹ chuyên khoa I, II, cao học, nghiên cứu sinh đã được đào tạo tại khoa. (*)

Chức năng và điều trị của khoa

Đảm nhiệm công tác khám bệnh chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và bệnh lý cơ xương khớp nói chung tại Phòng khám chuyên khoa và Phòng khám khoa điều trị theo yêu cầu.

Điều trị: ngoài nhiệm vụ hoàn thành tốt công tác trực và xử trí các trường hợp cấp cứu cũng như những bệnh nhân chấn thương thường gặp, khoa CTCH II còn triển khai, ứng dụng và đạt được kết quả rất đáng khích lệ đối với những ca phẫu thuật khó và đòi hỏi kỹ thuật cao như: Phẫu thuật nội soi khớp: khớp gối, khớp vai, khớp cổ chân ….. Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: khớp háng, khớp gối, khớp vai …. Phẫu thuật thay khớp háng ít xâm lấn. Phẫu thuật kết hợp xương phức tạp. Phẫu thuật chỉnh hình các bệnh lý cơ quan vận động.

Tới chuyên khoa cơ xương khớp của Bệnh viện Việt Đức, bạn sẽ được chính các bác sỹ giàu kinh nghiệm tận tâm thăm khám, cùng với trang bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán bệnh nhanh chóng chính xác và có phác đồ điều trị thích hợp giúp bạn hoàn toàn yên tâm với chất lượng khám và điều trị bệnh tại đây.

Lời khuyên của bác sỹ về việc phòng tránh bệnh cơ xương khớp

– Tuân thủ khám sức khoẻ tổng thể định kỳ (06 tháng một lần) nhằm phát hiện sớm các bệnh nếu có để được điều trị kịp thời.

– “Lắng nghe cơ thể bạn” một cách chăm chú, khi có triệu chứng đau cơ, xương hoặc khớp, hạn chế vận động thì cần đến khám bác sĩ chuyên khoa kịp thời nhằm được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh nguy cơ dính khớp (không hồi phục được), tránh các tổn thương lan rộng khó kiểm soát, tránh bỏ qua giai đoạn có thể can thiệp.

– Cần tập luyện, hoạt động thể dục thể thao, dinh dưỡng điều tiết (không quá nhiều đạm, quá nhiều chất mỡ, chất ngọt, không ăn mặn, cần ăn chế độ giàu calci…). Ngoài ra, cần tránh vận động quá mức, dễ gây tổn thương các khớp, cột sống, đặc biệt phải luyện tập phù hợp với tuổi tác.

(*) Nguồn: website Bệnh viện Việt Đức

Xem thêm