Rate this post

Ho gà là một trong những căn bệnh phổ biến và thường xuyên xảy ra với trẻ nhỏ, bởi hệ miễn dịch của các bé còn non yếu nên rất dễ dàng mắc phải bệnh lý này. Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 30 – 50 triệu bệnh nhân mắc phải bệnh ho gà. Trong đó ước tính số người tử vong lên đến 300 nghìn người, đa số là ở đối tượng trẻ dưới 1 tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ho gà

Nguyên nhân gây ra bệnh ho gà được xác định là do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra, chúng sẽ xâm nhập vào đường hô hấp trên của người bệnh, rồi khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản. Ở đây, Bordetella pertussis sẽ tiết ra một loại độc tố gọi là Pertussis toxin để gây ra bệnh.

Và khoảng thời gian thuận lợi để loại vi khuẩn này tấn công đó là những ngày thời tiết ẩm ướt, không khí ở trạng thái cân bằng – không nóng cũng không lạnh. Đối tượng dễ dàng mắc bệnh lý ho gà đa phần là trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Biểu hiện bệnh ho gà

Ho gà là bệnh ho có biểu hiện ho từng đợt kế tiếp nhau, ban đầu sẽ ho càng lúc càng nhanh rồi sau đó yếu dần. Có giai đoạn người bệnh hít vào thật sâu nghe như tiếng gà rù. Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài 7 – 10 ngày, người bị ho gà thường kém theo các triệu chứng khác giống như bị cảm. Sẽ có hắt xỉ, nước mũi chảy nhiều và ho nhẹ.

Sau thời kỳ ủ bệnh, thì các cơn ho xuất hiện nhiều hơn và dài hơn. Có khi trở thành các cơn ho sặc sụa, liên tục. Khi quan sát, những người bị bệnh ho gà khi thở thường hay có tiếng rít của gà. Bởi vì lúc này, khi ho quá nhiều nên người bệnh sẽ không có đủ thời gian để lấy hơi. Nên sẽ ráng hít mạnh sau cơn ho, vì thế mà làm cho không khí vào đường hô hấp nhanh. Nhưng trong đó lại có nhiều chất nhầy tiết ra. Vậy nên mới có những âm thanh như thế.

Nếu các cơn ho này tiến triển ngày càng phức tạp, và đặc biệt là xảy ra ở trẻ nhỏ thì tình trạng sẽ tồi tệ hơn rất nhiều. Vì sức đề kháng của trẻ em thường rất yếu, những cơn ho dữ dội sẽ khiến bé mệt mỏi và thậm chí là nôn ói, khó thở. Đặc biệt, còn có thể xuất hiện một số dấu hiệu như: chảy máu cam, bầm tím quanh mi mắt dưới, xuất huyết kết mạc mắt…

Vậy nên làm gì khi bị bệnh ho gà?

Thường thì các cơn ho này sẽ kéo dài trong 1-2 tuần, hoặc thậm chí là 1-2 tháng thì các cơn ho bớt dần và người bệnh cũng sẽ dần hồi phục. Tuy nhiên nếu thể chất bệnh nhân quá yêu, thì ho gà có thể khiến người bệnh bị suy yếu và nguy cơ mắc phải tình trạng viêm nhiễm như viêm phổi hoặc tăng áp phổi, viêm não, nhiễm trùng cơ hội… là rất lớn.

Vì thế ngay cả người lớn hoặc trẻ nhỏ, nếu như thấy mình ho lâu ngày không khỏi, luôn trong trạng thái mệt mỏi có những biểu hiện giống như bệnh ho gà… Thì cần nhanh chóng đi đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán.

Nếu như người bệnh phát hiện bệnh lý trong 3 tuần đầu tiên của bệnh, thì sẽ được chẩn đoán bằng phương pháp cấy vi trùng, xét nghiệm PCR nước dãi hút lấy từ sau mũi họng. Nếu sau thời gian này, thì thực hiện xét nhiệm sẽ không hữu ích. Bệnh nhân ho gà thường điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu theo chỉ định của bác sĩ, còn riêng trẻ dưới 6 tháng tuổi thường phải nằm nhập viện để điều trị.

Và để phòng tránh căn bệnh này, những người phải tiếp xúc với người mắc bệnh nên kịp uống thuốc kháng sinh phòng ngừa lây nhiễm. Ngoài ra đối với trẻ em, có thể tiêm chủng đủ 3 mũi theo lịch tiêm thì khả năng phòng bệnh lên đến 90%. Vì vậy các bà mẹ nên chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho trẻ, để phòng ngừa các bệnh lý một cách hiệu quả.

Xem thêm