Vì điều kiện sống và môi trường thay đổi nên viêm da tiếp xúc dị ứng ngày càng dễ phát bệnh hơn ở mọi độ tuổi, giới tính. “Viêm da tiếp xúc dị ứng bao lâu thì khỏi” là thắc mắc rất nhiều người bệnh đặt ra nên ICondom sẽ giải đáp trong bài viết lần này. Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để xem câu trả lời và tham khảo các phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng hiệu quả nhất nhé
Xác định bị viêm da tiếp xúc dị ứng bằng cách nào?
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc dị ứng xuất hiện khi làn da có phản ứng viêm cấp hoặc mạn tính đối với các yếu tố từ môi trường tác động lên da. Các phản ứng trên da xuất hiện có liên quan đến phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể. Trong quá trình bị viêm da tiếp xúc dị ứng, làn da sẽ tăng mức độ nhạy cảm và xuất hiện nhiều triệu chứng rõ rệt. Đây là một bệnh lý thường gặp ở mọi độ tuổi, giới tính và xuất hiện trên toàn thế giới.
Có bao nhiêu yếu tố khiến viêm da tiếp xúc dị ứng khởi phát?
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng ở người. Trong đó, làn da bị kích ứng do tiếp xúc với một số yếu tố trong đời sống là nguyên nhân chính của tất cả các trường hợp bị viêm da tiếp xúc dị ứng. Các yếu tố này được phân loại thành 8 nhóm sau:
- Hóa chất bao gồm axit, kiềm, muối kim loại và các dung môi.
- Xà phòng từ các chất tẩy rửa có trong nước rửa chén, dầu gội, sữa tắm,…
- Thành phần gây dị ứng có trong mỹ phẩm, nước hoa, sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc,…
- Phấn hoa hoặc nhựa từ cây cối (hoa trạng nguyên, ớt, cây sồi, cây thường xuân, cây sơn,…).
- Sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da có chứa kháng sinh.
- Trang sức kém chất lượng.
- Nước bọt, nước tiểu,… thuộc nhóm chất dịch của cơ thể.
- Sự thay đổi từ môi trường (độ ẩm thấp, nhiệt độ cao, không khí lạnh,…).
Viêm da tiếp xúc dị ứng biểu hiện ra bên ngoài thế nào?
Hiểu rõ thế nào là triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng giúp người bệnh xác định được liệu rằng mình có đang thật sự mắc bệnh hay không. Đồng thời chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Bao gồm những triệu chứng như sau:
- Xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa và nổi mề đay.
- Ngứa ngáy, khô da kèm đau rát liên tục.
- Da bị phồng rộp, cảm giác như bị bỏng.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da dễ nhạy cảm hơn.
- Da có dấu hiệu đỏ lên.
- Da có hiện tượng rỉ nước.
- Một số trường hợp xuất hiện mụn nước gây viêm nhiễm, lở loét.
Viêm da tiếp xúc dị ứng bao lâu thì khỏi?
Trong vòng 2 – 4 tuần với điều kiện người bệnh không còn tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh thì họ có thể sẽ khỏi hẳn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp còn tùy thuộc vào cơ địa và phương pháp điều trị thì thời gian mắc bệnh có thể sẽ kéo dài hơn bình thường.
Do đó, việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và tìm phương pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng để viêm da tiếp xúc dị ứng có thể nhanh khỏi.
Điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng có cần lưu ý gì không?
Cũng như các căn bệnh khác, để điều trị hiệu quả thì trước hết cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Do đó, người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để khám tổng quát và tìm ra nguyên nhân trước. Sau đó sẽ được tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng. Đồng thời, người bệnh có thể kết hợp các phương pháp sau trong quá trình điều trị để mau khỏi bệnh. Cụ thể như sau:
Tránh xa yếu tố gây bệnh nếu muốn điều trị dứt điểm
Trước tiên, người bệnh nên tránh tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng đã được bác sĩ xác định. Trong giai đoạn điều trị, tuyệt đối không làm trầy xước vùng da bị dị ứng. Trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng do các hóa mỹ phẩm thì cần ngưng sử dụng và chuyển sang loại khác khi đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Hạn chế gãi lên vùng da dị ứng
Mặc dù người bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng có thể gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt khi bị ngứa ngáy, bỏng rát. Nhưng việc hạn chế gãi lên vùng da dị ứng có thể giúp bạn hạn chế tình trạng nhiễm trùng da và tránh trường hợp vùng da này bị viêm nhiễm nặng hơn.
Làm sạch vùng da dị ứng
Người bệnh nên làm sạch vùng da bị dị ứng với nước sạch để hỗ trợ làm dịu da, hạn chế ngứa ngáy. Hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các dung dịch có công dụng làm dịu da và sát khuẩn vùng da viêm như hồ nước, dung dịch Jarish,…
Thuốc kê đơn có điều trị được viêm da tiếp xúc dị ứng không?
Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc uống kháng histamin như cetirizin, loratadin, diphenhydramine,… kết hợp với thuốc bôi ngoài da chứa thành phần corticoid (dạng mỡ) để giúp người bệnh giảm bớt triệu chứng ngứa rát và các phản ứng dị ứng.
Bên cạnh đó, đa số các trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng sẽ tự khỏi trong vòng 2 – 4 tuần nên bạn không cần quá căng thẳng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị đúng phương pháp nhé.
Có cách nào phòng ngừa viêm da tiếp xúc dị ứng không?
Không chỉ điều trị mà việc phòng ngừa viêm da tiếp xúc dị ứng cũng rất quan trọng. Sau đây là một số lưu ý người bệnh cần nắm để phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng, bao gồm:
- Lựa chọn sử dụng các sản phẩm có thành phần an toàn, dịu nhẹ hoặc tốt nhất là sản phẩm được cam kết là không gây kích ứng.
- Khi có nhu cầu thay đổi sang dòng sản phẩm mới thì người dùng nên thử trước ở một vùng da nhỏ như mu bàn tay hoặc mu bàn chân. Lưu ý dùng cách ngày với liều lượng ít trong thời gian đầu sử dụng. Sau đó tăng dần liều lượng và tần suất sử dụng nếu thấy làn da không gặp tình trạng kích ứng hay bất kỳ dấu hiệu nào bất thường.
- Cần đeo găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa mạnh như nước giặt, nước rửa chén, nước lau sàn,…
- Khi đi đến những khu vực có nhiều cây xanh thì nên mặc quần áo dài để đề phòng trường hợp tiếp xúc với các loại cây cối, hoa hoặc côn trùng có khả năng tiết ra chất gây dị ứng.
- Có thể tham khảo các sản phẩm kem dưỡng ẩm cho làn da để tránh tình trạng da quá khô sẽ dẫn đến hệ miễn dịch yếu, da mẫn cảm hơn so với bình thường.
Thắc mắc “viêm da tiếp xúc dị ứng bao lâu thì khỏi” đã được giải đáp chi tiết trên bài viết này từ ICondom kèm theo các lưu ý khi điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất. Hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng và biết cách điều trị phù hợp cho mình nhé!
Be the first to write a comment.