Theo báo cáo của WHO, mỗi năm, trên toàn cầu có khoảng 12,7 triệu người mắc bệnh ung thư và 7,6 triệu người tử vong. Trong đó, Việt Nam được coi là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư cao nhất với 115.000 người chết vì ung thư mỗi năm, tương đương với 315 người chết mỗi ngày. Qua những con số trên có thể thấy sức hủy diệt khiếp đảm của ung thư. Vậy làm sao để phát hiện ung thư? Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không? Hãy cùng ICondom tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ung thư là gì?
Ung thư là một loại bệnh của các tế bào. Để cơ thể con người hoạt động bình thường, mỗi cơ quan phải có một số lượng nhất định các tế bào. Tuy nhiên các tế bào trong hầu hết các cơ quan có tuổi thọ ngắn, và để tiếp tục hoạt động cơ thể cần để thay thế các tế bào bị mất này bằng quá trình phân chia tế bào. Phân chia tế bào được điều khiển bởi các gen nằm trong nhân tế bào. Chúng có chức năng như một sự hướng dẫn nói với các tế bào loại protein nào cần làm, nó sẽ phân chia như thế nào và nó sẽ sống bao lâu.
Ung thư xảy ra khi các tế bào phân chia không kiểm soát được. Các tế bào phát triển, phân chia thành tế bào mới và chết đi một cách trật tự nhưng tế bào ung thư không như vậy. Thay vì sắp chết, các tế bào ung thư tiếp tục phát triển và tạo thành các tế bào bất thường, không có chức năng gì. Những tế bào bất thường này cá thể xâm nhập vào các mô lân cận hoặc di chuyển đến các vị trí ở xa bằng cách nhập vào mạch máu hoặc hệ bạch huyết tạo nên hiện tượng di căn vào các cơ quan khác, khiến các cơ quan khác bị làm hại và tổn thương bởi tế bào ung thư.
Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh ung thư. Trong đó bao gồm:
Nguyên nhân bên trong cơ thể
– Sự sai hỏng các ADN: Các ADN sai hỏng tạo thành đột biến ở các gen thiết yếu điều khiển quá trình phân bào và cơ chế quan trọng khác. Sự tích lũy của các đột biến gây sự tăng sinh không thể kiểm soát tạo thành khối u (khối u lành tính hoặc khối u ác tính).– Đặc điểm di truyền: Đa phần các loại ung thư tự phát đơn lẻ, không có cơ sở di truyền. Tuy nhiên, hội chứng của một số loại ung thư lại có yếu tố di truyền như: Đột biến ở gene BRCA1, BRCA2 (liên quan đến ung thư buồng trứng, ung thư vú), đột biến di truyền trong gene APC (gây ung thư đại tràng), đột biến của p53 dẫn đến hội chứng Li-Fraumeni trong bệnh u não, ung thư vú, sarcoma xương…
Nguyên nhân bên ngoài cơ thể
Thường xuyên tiếp xúc với các chất gây ung thư sinh học: Nhiễm trùng virut (virut Human Papilloma (HPV) gây ung thư cổ tử cung, virut viêm gan B, C và ung thư gan, vi khuẩn Helicobater Pylori và ung thư dạ dày, ký sinh trùng Schistosomiasis và ung thư bàng quang…Tiếp xúc với bức xạ tia cực tím (UV) kích thích sản xuất melanin sắc tố làm tăng nguy cơ ung thư da…
• Hút thuốc lá: Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất độc hại, trong đó có 69 chất gây ung thư (Polonium-210, hắc ín, benzopyrene, các nitrosamine, sơn, hợp chất thơm có vòng đóng…). Hút thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp gây ra các loại bệnh ung thư như: Ung thư phổi, dạ dày, thực quản, bàng quang, khoang miệng…Dự báo đến năm 2025, con số tử vong do thuốc lá sẽ lên đến 10 triệu người.
• Môi trường và lối sống sinh hoạt: Theo Hiệp hội ung thư Mỹ, Khoảng 35% trường hợp mắc ung thư có liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày. Đặc biệt là chế độ ăn chứa quá nhiều chất bảo quản thực phẩm (hoa quả, bim bim, bánh kẹo…), thực phẩm hun khói, chất béo, các chất sinh ra từ nấm mốc. Bên cạnh đó, có ít nhất 200.000 người mắc ung thư tử vong mỗi năm có liên quan đến môi trường làm việc do hít phải các hợp chất hữu cơ độc hại (amiăng, benzene…).
Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư
Trong giai đoạn đầu, ung thư hầu như không biểu hiện ra triệu chứng gì rõ rệt, khi người bệnh cảm thấy trong người có những dấu hiệu khác là thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối và rất khó chữa. Do vậy, để phát hiện được bệnh ung thư, hầu hết chúng ta cần đi làm xét nghiệm, một trong những xét nghiệm thường được yêu cầu nhất khi đi khám bệnh là xét nghiệm máu. Liệu xét nghiệm máu có phát hiện được bệnh ung thư hay không?
Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM, cho biết, dấu hiệu sinh học ung thư là các chất được tìm thấy trong máu, nước tiểu hay các loại mô của bệnh nhân, thể giúp việc phát hiện và chẩn đoán một số loại ung thư. Tuy nhiên, nếu chỉ đo các dấu hiệu này thôi thì chưa đủ để chẩn đoán bệnh vì nó có thể lên cao ở người bị bệnh lành tính hay không tăng ở người bệnh ung thư, nhất là khi bệnh ở thời kỳ sớm.
Có nhiều yếu tố có thể tác động đến kết quả xét nghiệm tìm dấu hiệu sinh học ung thư như bệnh nhân hút thuốc lá nhiều, đang bị bệnh viêm nhiễm nào đó, đang dùng thuốc, có thai, kinh nguyệt, thậm chí có thể do trục trặc kỹ thuật của phòng xét nghiệm (thuốc thử nhạy quá)…
Vì vậy, xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu sinh học ung thư chỉ là một biện pháp kỹ thuật bổ sung phương tiện cho thầy thuốc nhằm phát hiện sớm ung thư và theo dõi sự tiến triển của ung thư khi bệnh nhân đã và đang điều trị, giúp bác sĩ định phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân trước khi điều trị ung thư.
Tốt nhất, bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa (ung bướu, niệu, sản phụ khoa…) để chia sẻ sự lo lắng, để được khám và rà tìm nguyên nhân bằng những xét nghiệm chẩn
đoán cận lâm sàng khác (nội soi sinh thiết, siêu âm, MRI, CT Scanner, X-quang…) giúp phát hiện bệnh sớm hoặc loại trừ không phải bị ung thư.
Như vậy, để phát hiện sớm được bệnh ung thư, chỉ xét nghiệm máu là không đủ, người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm cần thiết để có được kết quả chính xác nhất. Đồng thời, người bệnh cũng cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh ung thư hiệu quả.
Be the first to write a comment.