Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh là điều mà cha mẹ cần phải biết và có sự chuẩn bị chu đáo, tránh để lỡ các mũi tiêm chủng mở rộng gây thiệt thòi cho trẻ về sau.
Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh có cần thiết không?
Trẻ sơ sinh được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa là trẻ sinh dưới 30 ngày tuổi. Các chuyên gia Nhi khoa cho biết việc tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết. Bởi khi đó:
– Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và sức đề kháng còn rất thấp nên cần được sự hỗ trợ của các loại vắc xin để chống lại bệnh tật.
– Sự hiểu biết, nhận thức của trẻ hầu như không có, việc tiếp xúc với môi trường không có sự chọn lọc, dễ lây truyền bệnh.
– Một số bệnh lý hiện đang còn hạn chế về cách điều trị, hiệu quả chưa cao nên việc sử dụng vắc xin để phòng ngừa bệnh là điều cần thiết.
Thời điểm và những loại vắc xin cần tiêm cho trẻ sơ sinh
Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần chú ý các mũi tiêm và thời điểm sau:
– Tiêm vắc xin phòng viêm gan siêu vi B: Trong vòng 24 giờ sau sinh (mũi tiêm này trẻ thường được tiêm tại bệnh viện).
– Tiêm phòng BCG ngừa bệnh lao phổi: Cho trẻ dưới 1 tháng tuổi.
Sau 30 ngày là hết giai đoạn sơ sinh của trẻ, các mũi tiêm vắc xin tiếp theo theo lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế.
Lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh
1. Trước khi tiêm cho bé
– Bố mẹ cần mang đầy đủ giấy tờ, sổ tiêm chủng mỗi lần đi tiêm.
– Tránh để trẻ ăn hoặc bú quá no.
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để phòng tránh nhiễm trùng.
– Mặc trang phục đơn giản, thoải mái để bác sĩ dễ dàng thực hiện tiêm chủng.
– Bố mẹ trao đổi về tình trạng sức khỏe, bệnh lý và tiền sử dị ứng của trẻ,.. với bác sĩ tiêm chủng.
2. Trong lúc tiêm
Vỗ về để giảm nỗi sợ hãi cũng như cơn đau cho trẻ.
3. Sau khi tiêm
– Nên để trẻ ở lại phòng tiêm chủng chừng 30 phút để theo dõi, đề phòng sốc phản vệ.
– Sau khi về nhà cần theo dõi tình trạng ngủ, sốt, xuất huyết ngoài da, tình trạng ăn, đi tướt,… xem có gì bất thường hay không.
– Đối với các vết tiêm sưng đau có thể dùng biện pháp chườm mát để nó nhanh chóng biến mất và giảm đau cho trẻ.
– Trường hợp trẻ bị sốt cao >380C mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.
Phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường như sốt cao dẫn đến co giật, ngủ li bì, bỏ ăn, bỏ bú, xuất huyết dưới da cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Trên đây là những vấn đề về tiêm vắc xin cho trẻ ngay sau sinh mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ để không bỏ lỡ các mũi tiêm chủng mở rộng nhé!
Be the first to write a comment.