5/5 - (1 bình chọn)

Như chúng ta đã biết, gan là cơ quan đảm nhiệm rất nhiều chức năng trên cơ thể. Vì vậy, biết được các dấu hiệu suy giảm chức năng gan là một trong những điều vô cùng cần thiết để có các biện pháp bảo vệ và phục hồi hoạt động của gan phù hợp. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ICondom tìm hiểu về 5 dấu hiệu suy giảm chức năng gan mà bạn cần nắm rõ.

Gan thực hiện những chức năng gì? 

Đối với cơ thể, gan là một trong những cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng, thực hiện rất nhiều chức năng liên quan đến các hoạt động sống. Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu suy giảm chức năng gan tiêu biểu, chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài vai trò thiết yếu của gan trong đời sống hàng ngày.

Chức năng chuyển hóa các chất quan trọng trong cơ thể

Với mạng lưới mạch máu dày đặc bao quanh, gan có thể được coi như là một trong những trung tâm chuyển hóa các chất cho cơ thể. Hầu hết tất cả những chất dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày, nếu muốn đi được đến các cơ quan tương ứng để cung cấp năng lượng thì đều phải đi qua gan để được chuyển hóa. Một số chu trình chuyển hóa quan trọng nhất của gan có thể kể đến là: 

  • Điều hòa nồng độ glucose: Không chỉ các hormon mà gan cũng là một trong những cơ quan có chức năng chủ yếu trong việc điều hòa lượng đường huyết. Khi glucose máu tăng cao quá mức bình thường, gan sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa đường, đồng thời tăng hấp thu đường tại các cơ quan, qua đó cân bằng lượng đường trong máu. 
  • Chuyển hóa lipid: Gan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuyển hóa chất béo cho cơ thể. Không chỉ tiết ra dịch mật giúp nhũ tương hóa, phân cắt chất béo thành glycerol và các axit béo để cơ thể dễ dàng hấp thu, gan còn là nơi điều hòa lượng LDL-cholesterol, ngăn không cho loại chất béo xấu này tăng quá cao trong cơ thể. 
  • Tạo thành và phá hủy protein: Hơn 50% lượng protein trong cơ thể được tạo ra trong gan, vì vậy nếu gan suy giảm chức năng sẽ đồng nghĩa với việc lượng protein trong cơ thể thiếu trầm trọng, trong đó có nhiều chất vô cùng quan trọng như albumin, fibrinogen…

Bên cạnh đó, gan cũng là nơi tạo ra nhiều hoạt chất quan trọng cho cơ thể như các yếu tố cầm máu và đông máu, đại thực bào tiêu diệt vi khuẩn hay các hormon sử dụng trong điều hòa áp suất thẩm thấu và huyết áp. Gan cũng là nơi lưu trữ nhiều khoáng chất, vitamin quan trọng để có thể cung cấp ngay cho các cơ quan mỗi khi cần thiết. Vì vậy, nếu xuất hiện các dấu hiệu suy giảm chức năng gan, người bệnh cần có những biện pháp nhanh chóng và phù hợp để khôi phục và bảo vệ.

Chức năng thanh lọc và điều hòa nội môi

Thải độc cũng là một trong các chức năng không thể không nhắc đến của gan. Chính vì vậy, khi chức năng gan suy giảm, các chất độc sẽ có cơ hội tích tụ và phát triển, từ đó tạo ra nhiều bệnh lý và biến chứng hiểm nghèo cho người bệnh. 

Tất cả các chất nếu có chu trình đi qua gan thì đều phải trải qua quá trình thải trừ để giảm độc. Một trong số những ví dụ tiêu biểu nhất là sự thanh lọc các bilirubin trực tiếp từ hồng cầu. Từ bilirubin gián tiếp vô cùng độc đối với cơ thể, gan sẽ chuyển hóa thành bilirubin trực tiếp độc hơn, lại dễ hòa tan, phù hợp với các quá trình chuyển hóa bilirubin tiếp theo của cơ thể. Ngoài ra, một số chất độc khác sẽ được gan chuyển thành ure là một chất giảm độc, từ đó chuyển xuống để lọc tại thận và ra ngoài cơ thể qua con đường nước tiểu. 

5 dấu hiệu suy giảm chức năng gan mà bạn cần biết 

Vì đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuyển hóa các chất cũng như thải độc và thanh lọc cho cơ thể, bạn cần tìm hiểu ngay về các dấu hiệu suy giảm chức năng gan để có thể đề phòng cũng như hạn chế tác hại của bệnh. Dưới đây là top 5 dấu hiệu tiêu biểu nhất mà bạn cần nắm rõ: 

Dấu hiệu suy giảm chức năng gan – Nổi mẩn đỏ

Các dấu hiệu bên ngoài có thể được nhận biết một cách khá rõ ràng, tuy nhiên vì triệu chứng của suy giảm chức năng gan giai đoạn đầu còn khá nhẹ, thậm chí không biểu hiện triệu chứng nên rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý thông thường. 

Một trong những dấu hiệu suy giảm chức năng gan ngoài da mà bạn cần lưu ý là nổi mẩn ngứa (hay còn gọi là mề đay, phát gan) do gan không thể thực hiện được đầy đủ các chức năng chuyển hóa, từ đó khiến các hoạt động chức năng của cơ thể bị rối loạn, gây ra các phản ứng nội môi và dẫn đến phản ứng viêm, là các nốt đỏ hay phát ban trên bề mặt da thường thấy. 

Dấu hiệu suy giảm chức năng gan – Tình trạng vàng da, vàng mắt

Trong số các dấu hiệu suy giảm hoạt động của gan, vàng da và vàng mắt là nhóm triệu chứng điển hình nhất có thể sử dụng để chẩn đoán một cách đặc hiệu cho các bệnh lý liên quan đến cơ quan này. Nó báo hiệu một tình trạng thải độc kém tại cơ quan này, từ đó gây tích tụ bilirubin tự do tạo nên sắc tố vàng trên các mô của cơ thể.

Dấu hiệu suy giảm chức năng gan – Các vấn đề về tiêu hóa

Khi bị suy giảm chức năng gan, rất nhiều cơ quan và các hoạt động chức năng của cơ thể sẽ có dấu hiệu giảm sút và xuất hiện một số vấn đề liên quan đến quá trình chuyển hóa, một trong số đó là các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Bệnh nhân sẽ có cảm giác ăn không ngon, chán ăn, tiêu chảy, đi tiểu nhiều lần trong ngày thậm chí phân đen, phân có máu, nhầy…

Dấu hiệu suy giảm chức năng gan – Các vấn đề về thị lực 

Ngoài tình trạng vàng mắt, các bệnh nhân suy giảm chức năng gan sẽ có các dấu hiệu như mắt trũng xuống do rối loạn tổng hợp protein, thị lực giảm, mắt nhìn mờ, xuất hiện quầng thâm đậm rõ và tối màu. Nếu không được chẩn đoán và có các biện pháp điều trị phù hợp kịp thời, các bệnh lý về thị lực có thể tiến triển nặng hơn và tạo ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Dấu hiệu suy giảm chức năng gan – Các vấn đề về sinh lý cơ thể

Bệnh nhân suy giảm chức năng gan sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ngại vận động và luyện tập. Ngoài ra, do gan không chuyển hóa đầy đủ được các chất độc của cơ thể nên sẽ khiến cho một số vùng da có mùi nặng hơn bình thường.

Suy giảm chức năng gan nguy hiểm như thế nào?

Dù các dấu hiệu suy giảm chức năng gan trong giai đoạn đầu không mấy rõ ràng và nghiêm trọng, nhưng đây lại là một trong những bệnh lý cần thiết được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu không, đây sẽ là một trong những căn bệnh là tiền đề dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan cổ trướng, ung thư gan…

Bên cạnh đó, suy giảm chức năng gan cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động chức năng của cơ thể. Ví dụ, nếu gan bị tổn thương và không thể hoàn thành được công việc chuyển hóa chất béo của mình thì sẽ khiến lipid tích tụ lại, lâu dần gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. LDL-cholesterol không được chuyển hóa tăng cao cũng sẽ dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm về tim mạch. 

Ngoài ra, nếu gan bị tổn thương quá độ hoặc suy giảm chức năng trong một thời gian dài thì sẽ dần mất đi chức năng tự hồi phục và tái tạo. Hậu quả không chỉ là gan mất đi hoàn toàn chức năng liên quan mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến gan và cả những cơ quan lân cận. Ví dụ, các chất độc nếu không được chuyển hóa thành những chất ít độc phù hợp hơn thì sẽ khiến thận phải tăng mức độ lọc của mình, gián đoạn quy trình thải trừ các chất ở đây, lâu dần có thể dẫn đến bệnh suy thận. Gan mất đi chức năng tự sửa chữa sẽ đi vào quá trình làm lành vết thương bằng cách tạo mô sẹo, tiền đề của bệnh lý xơ gan nghiêm trọng. 

Giải pháp giúp tăng cường chức năng gan

Ngay khi nhận thấy bản thân xuất hiện những dấu hiệu suy giảm chức năng gan, người bệnh cần đến ngay những cơ sở y tế để được chẩn đoán cũng như đưa ra một phác đồ trị liệu phù hợp. Ngoài ra, còn phải kết hợp cùng chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày để ngăn chặn sự phát triển nặng thêm cũng như giúp bệnh nhanh khỏi. Có rất nhiều giải pháp giúp tăng cường chức năng gan mà bạn có thể tham khảo, trong đó các phương pháp sẽ được đưa vào hai nhóm chính sau đây: 

Tăng cường chức năng gan nhờ các phương pháp điều trị

Các phương pháp điều trị thường sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn và có khả năng điều trị các tổn thương dứt điểm, có thể kể đến như: sử dụng các loại thuốc kháng sinh và vitamin phù hợp, áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu như xung tần số thấp, tách lọc các virus viêm gan, truyền máu… Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ được làm khi có sự chỉ định của bác sĩ. Mọi quy trình thực hiện và những dụng cụ, máy móc đi kèm đều phải được sử dụng bởi các kỹ thuật viên lành nghề. 

Tăng cường chức năng gan nhờ các phương pháp hạn chế và phòng ngừa

Suy giảm chức năng gan nếu kéo dài quá lâu sẽ tiến triển thành các bệnh lý mãn tính. Vì vậy, hãy chú ý đến cách sinh hoạt hàng ngày của bản thân để có các biện pháp phòng bệnh hợp lý: 

  • Hạn chế các thói quen có hại cho gan như hút thuốc lá, sử dụng các loại đồ uống có cồn, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
  • Chú ý rèn luyện và tập thể dục đều đặn, thường xuyên. Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp, tránh thức khuya, dậy muộn, ăn uống không đủ chất, bỏ bữa…
  • Bổ sung thêm các loại thức ăn có lợi cho gan như rau xanh, cá hồi, các loại hoa quả, yến mạch, trà xanh… để hồi phục chức năng gan một cách tự nhiên. 
  • Đảm bảo đã tiêm đầy đủ các mũi vacxin chống virus viêm gan A và B
  • Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường như đã kể trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán cũng như có các biện pháp phòng ngừa phù hợp. 

Trên đây là top 5 dấu hiệu suy giảm chức năng gan mà bạn cần biết để có thể có các biện pháp điều trị phù hợp khi xuất hiện các bệnh lý về gan.

Xem thêm