5/5 - (1 bình chọn)

Có rất nhiều căn bệnh ngoài da có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng với bệnh vảy nến có tự khỏi không? Để biết được thông tin và câu trả lời, ICondom xin chia sẻ một số thông tin về bệnh vảy nến cho các bạn tham khảo qua bài viết sau đây.

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Bác sĩ da liễu có nêu rõ về bệnh vảy nến là căn bệnh bùng phát do rối loạn tự miễn diễn ra bên trong cơ thể. Quá trình bùng phát bệnh gây tổn thương cấu trúc ngoài da như da khô, bong tróc, nốt đỏ ở một vùng da hoặc có khi lan rộng khắp toàn thân.  Bệnh tiến triển khá phức tạp, nặng nhất là có thể gây tổn thương tới xương khớp, viêm khớp vảy nến gây biến dạng khớp xương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm lý người bệnh.

Tác hại bệnh vảy nến gây ra rất nghiêm trọng nhưng lại không có các  điều trị đặc hiệu căn bệnh này. Bác sĩ cho biết hầu hết các biện pháp điều trị bệnh vảy nến hiện nay đều tập trung làm giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa sự lan rộng chứ không được đánh giá có khả năng chữa khỏi bệnh này. Đặc biệt, phương pháp dùng công nghệ ánh sáng tia cực tím bức xạ phù hợp trị bệnh vảy nến là công nghệ được đánh giá cho hiệu quả trị bệnh cao nhưng lại nhiều rủi ro tác dụng phụ và chi phí khá cao nên vẫn chưa được dùng phổ biến.

Hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh vảy nến, nhưng nếu được khám, phát hiện có biện pháp điều trị giúp bệnh thuyên giảm, ổn định, lâu dài có thể một năm, nhiều năm. Khi bệnh tái phát thì lại tiếp tục điều trị nhưng bệnh không tuân thủ bất kì quy luật nào nên khó có thể kiểm soát tiến triển của bệnh vảy nến được.

Như vậy, với những ai đang muốn biết bệnh vảy nến có tự khỏi được không thì cần biết căn bệnh này không thể tự khỏi được. Vậy nên các bạn tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, tốt nhất nên tới bệnh viện khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Bệnh vảy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da phổ biến thường xuất hiện ở các bộ phận như đầu gối, chân, lưng và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Dù không phải là bệnh lý ác tính nhưng vảy nến khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nguyên nhân chính xác của vảy nến đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền và rối loạn hệ miễn dịch, nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.

BS Hoàng Văn Tâm – phụ trách Phòng khám chuyên khoa vảy nến – thông tin, hiện nay các phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở Việt Nam đã tiếp cận được với trình độ quốc tế. Bệnh viện Da liễu Trung ương đã có những hướng dẫn điều trị cập nhật từ năm 2017 các phác đồ điều trị của thế giới. “Các thuốc từ đơn giản nhất như là thuốc bôi cho đến thuốc toàn thân, các phương pháp điều trị ánh sáng đến các thuốc sinh học mới nhất thì tại Việt Nam cũng đã có.

Việc quản lý điều trị bệnh vảy nến ở Việt Nam đều đáp ứng được”, BS Hoàng Văn Tâm chia sẻ. BS Hoàng Văn Tâm cũng khuyến cáo, bệnh nhân tuyệt đối không nên nghe theo những lời chỉ bảo mang tính chất tâm linh hay những phương pháp điều trị được gọi là theo dân gian, một số thuốc tự chế do những người không có hiểu biết về ngành Y Dược.

Nhiều bệnh nhân khi thấy da bị ửng đỏ tróc vảy đã không kiên nhẫn bôi thuốc chữa bệnh vảy nến để làm các lớp vảy mềm đi mà lại dùng dao, kéo hoặc tay tự bóc vảy khiến cho người bệnh thêm đau đớn và khó chịu hơn.

Ngoài ra, một số bệnh nhân khi vảy nến tái phát đã tự đi mua thuốc điều trị mà không cần biết bệnh của mình nặng hay nhẹ. Thói quen tự dùng thuốc như vậy rất nguy hiểm, nhất là các thuốc có corticoid. Khi dùng liều cao, bệnh thuyên giảm nhanh chóng, nhưng khi tái phát sẽ bị nặng hơn và lan tràn khắp toàn thân, có khi chuyển sang thể khác như vảy nến thể mủ.

Cách phòng tránh bệnh vảy nến tái phát

Căn bệnh tự miễn vảy nến khó chữa lại gây nhiều tác hại tới sức khỏe nên  tốt nhất cần chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm. Bác sĩ khuyến cáo mọi người, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh vảy nến tốt nhất nên tiến hành các biện pháp sau:

-Tránh căng thẳng thần kinh, mất ngủ thường xuyên: Yếu tố căng thẳng thần kinh sẽ gây suy nhược thần kinh dễ bùng phát căn bệnh vảy nến.

– Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ dinh dưỡng đủ chất giúp hạn chế sự thiếu chất dinh dưỡng trong cơ thể, ngăn ngừa khô da và tổn thương thế bào. Đặc biệt, muốn phòng ngừa chế độ ăn uống hợp lý tốt nhất mọi người nên bổ sung nhiều vitamin,  chất chống oxy  hóa, bổ sung hàm lượng protein trong rau củ quả  tươi giúp bền vững liên kết collagen dưới da, giúp da khỏe mạnh hơn.

– Dưỡng ẩm cho da: Phòng ngừa các bệnh da liễu, khô da mỗi người đừng quên bước dưỡng ẩm cho da, giúp da mềm mại, không bị mất nước sẽ chống lại quá trình oxy hóa chết đi của thế bào, giảm khô da bong tróc.

– Rèn luyện thể dục thể thao: Giúp xương khớp chắc khỏe, cũng cố hệ thống miễn dịch và đồng thời còn ngăn ngừa viêm khớp vảy nến rất hiệu quả.

– Kiêng cữ hợp lý: Nên kiêng một số  chứa chất kích thích như rượu bia, cafe hay thuốc lá. Đặc biệt là gia vị kích thích cay nóng như hạt tiêu, ớt cay và hạn chế ăn các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nướng.

Bệnh vảy nến là căn bệnh ngoài da mãn tính khó trị, liên quan tới yếu tố di truyền và rối loạn  tự miễn do tác nhân từ môi trường tấn công gây bệnh. Do đó cần tránh các yếu tố bất lợi làm bệnh dễ tái phát để đạt được ổn định lâu dài trong điều trị, tích cực trong phòng ngừa.