Đứng trước hậu quả kinh hoàng sau vụ cháy chung cư Carina Plaza, dư luận thường đổ lỗi cho chủ đầu tư, đơn vị quản lý tòa nhà, hệ thống PCCC không đảm bảo, chuông báo cháy không kêu… mà quên mất rằng, hiểu biết của chính họ, những người dân về PCCC, ý thức sinh hoạt, bảo vệ môi trường, cũng với đó là sự hiểu biết về những phương pháp sơ cứu căn bản để tránh bị thương và nguyên tắc ứng phó khi xảy ra hỏa hoạn của cư dân là vô cùng yếu kém.
Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, khi cướp đi sinh mạng của 13 cư dân, khiến hơn 90 người bị thương và hàng trăm hộ gia đình không thể về nhà.
Những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển của kinh tế, hàng loạt khu đô thị, khu chung cư tại các thành phố lớn ra đời. Kèm theo đó là rất nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn, nổi cộm lên là tình trạng cháy nổ tại các khu chung cư, nhà cao tầng.
Những vụ hỏa hoạn và cháy nổ không chỉ là lời cảnh báo về trách nhiệm của chủ đầu tư, cơ quan chức năng mà còn cảnh báo về sự bất cẩn, lơ là, ý thức chủ quan của con người trước nguy cơ cháy nổ gây ra thảm cảnh cho các gia đình.
Khác với việc sinh sống tại những căn hộ dưới mặt đất, khi xảy ra sự cố, công tác thoát hiểm của người sống trong các tòa nhà cao tầng khó khăn và nguy hiểm hơn rất nhiều. Do đó, để giảm thiểu thiệt hại, mỗi người cần trang bị những kỹ năng nhất định để bảo vệ mình và người thân.
- Phương pháp sơ cứu căn bản để tránh bị thương khi xảy ra hỏa hoạn.
Sau vụ cháy chung cư Carina Plaza ở phường 16, quận 8 TP HCM, Rất nhiều người đã có những hoài nghi về câu chuyện an toàn khi ở chung cư. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không hề quan tâm lại chính là ý phương pháp sơ cứu căn bản để tránh bị thương khi xảy ra hỏa hoạn.
Tránh để ngạt khí
Khi hỏa hoạn xảy ra, phần lớn trường hợp tử vong là do ngạt khói. Khi hít phải khói, con người sẽ bị thiếu oxy, dẫn đến thở nhanh, gấp, yếu dần. Cùng đó, một lượng lớn oxit cacbon sinh ra từ những vật liệu cháy xâm nhập và tạo áp lực lớn trong đường hô hấp, gây bỏng đường hô hấp. Biểu hiện dễ nhận biết là khó thở hay các biểu hiện của hội chứng suy hô hấp,…
Khi gặp sự cố, mọi người thường hoảng loạn, do đó, cần bình tĩnh tìm ra nguồn khói từ đâu và di chuyển theo hướng ngược lại. Người bị nạn phải cố gắng không hít khói. Cách đơn giản nhất khi thấy khói bốc lên là thấm ướt khăn hoặc áo, quần và bịt mặt lại. Các bạn cũng có thể mua mặt nạ chống độc để phòng bị cho cả gia đình.
Đặc biệt, khi di chuyển, nên cúi thấp người hoặc di chuyển bằng cách bò xuống sát dưới nền đất vì khói luôn luôn bay lên cao, nhằm tránh lượng khói độc hại hít vào thấp nhất có thể.
Nếu lửa đang cháy trên quần áo của bạn
Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc sẽ “giết” người nhanh hơn lửa. Vì vậy khi quần áo của bạn đã bị bắt lửa và bị cháy, hãy dừng di chuyển và chạy vòng quanh. Như vậy, bạn sẽ vô tình quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn. Khi chạy, miệng và mũi cùng thở sẽ khiến khói độc dễ đi vào cơ thể, gây ngạt hơi.
Đầu tiên, hãy nằm xuống, lăn qua lăn lại cho tới khi ngọn lửa được dập tắt hoàn toàn. Cách dụi quần áo xuống đất sẽ giúp dập tắt ngọn lửa trên người bạn. Hành động này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn.
Bạn đừng quên cách dập lửa, bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa. Đồng thời, bạn tuyệt đối không dùng vải nhựa, hoặc các vật dụng ni lông, nhựa mỏng vì như vậy sẽ thêm vật cháy, đồng thời chất này dễ chảy và bám nóng gây bỏng nặng.
Sau đó, bạn hãy xé bỏ ngay phần quần áo đang cháy âm ỉ hay đã bị thấm nước nóng, xăng dầu, vật cháy, những hóa chất có hại nếu không có nước lạnh xối ngay lúc đó.
Sơ cứu vết bỏng trên da
Khi đã thoát khỏi đám cháy, ngay lập tức phải làm mát vết bỏng, tránh để lan rộng và ăn sâu vào phía trong. Có thể xối nước từ vòi thẳng vào vết thương hoặc có thể ngâm vết bỏng vào nước lạnh đến khi cảm giác bớt đau rát.
Cần tháo bỏ tất cả những vật cứng bó quanh vết bỏng như quần áo, nhẫn, vòng…. trước khi vết thương bị phù, dễ dẫn đến không thể di chuyển các vật trên.
Sau khi sát khuẩn, che phủ toàn bộ vùng bỏng bằng gạc, bông (nếu có) hoặc dùng tấm vải mỏng sạch che phủ. Hạn chế sờ hay chạm vào vùng đang bị bỏng.
Cần uống nước để điều hòa lại cơ thể bằng các dung dịch chứa đường, mật ong, nước cam, nước chanh hoặc nước oresol để bù lại. Bên cạnh đó, cũng cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để kịp thời kiểm tra toàn diện, như đường hô hấp, triệu chứng sưng phù.
2. Nguyên tắc ứng phó khi có sự cố hỏa hoạn
- Khi thấy có dấu hiệu hỏa hoạn như khói, mùi khét, nhanh chóng tắt tất cả cầu dao điện, bật báo động, gọi cứu hỏa và dùng bình chữa cháy, cát, nước để dập lửa gần chỗ mình.
- Khi nghe thấy chuông báo cháy, nên đội mũ bảo hiểm (loại có kính, trùm đầu) để thoát ra. Sau đó, cần nhanh chóng tìm cách thoát hiểm bằng cầu thang bộ, tuyệt đối không sử dụng thang máy, lưu ý đóng chặt cửa bảo hộ sau khi thoát ra. Không chen lấn, xô đẩy nếu không muốn việc thoát hiểm khó khăn hơn.
- Có thể dùng búa, vật cứng phá bỏ cửa sổ, cửa chính tạo lối thoát hiểm và phá bỏ nhanh tất cả cửa thông hơi đuổi khói.
- Trường hợp không thể thoát ra ngoài bằng cửa chính, hãy đóng chặt lại. Nếu khói lùa vào phòng qua khe cửa, bạn cần dùng khăn ướt chèn chặt và di chuyển sang phòng khác hoặc ban công, cửa sổ thoáng khí.
- Trong mọi tình huống, người dân không nên thoát nạn bằng cách nhảy xuống từ tầng cao. Hãy tìm cách di chuyển ra ban công, tầng thượng – nơi thoáng khí nhất có thể.
- Dùng đèn pin, điện thoại hoặc mảnh vải có màu sáng để làm dấu hiệu cho người bên dưới biết đến ứng cứu.
Từ vụ cháy chung cư Carina Plaza, các bạn cần ghi nhớ, luôn giữ bình tĩnh để phán đoán và hành động một cách chính xác nhất! Hãy nắm chắc những kỹ năng ứng cứu cơ bản mà ICondom vừa cung cấp để tự cứu bản thân, hoặc người nhà khi không may gặp phải tình huống xấu.
Be the first to write a comment.