Đau đầu sau gáy là hiện thường gặp ở những người thường xuyên làm việc trí não, ngồi lâu làm việc nhiều giờ trước máy tính. Triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, cơn đau dữ dội, có thể thoảng qua trong một vài phút nhưng cũng có thể kéo dài nhiều tuần gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc phải.
Đau đầu sau gáy là bệnh gì?
Đau đầu sau gáy có thể xuất phát từ một bệnh đau đầu nào đó hoặc liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ, xương khớp và mạch máu vùng vai gáy hoặc có thể do làm việc quá sức, nhiễm lạnh gây nên. Mỗi đối tượng có những triệu chứng bệnh khác nhau và biểu hiện không giống nhau.
Đau vai gáy thường xuyên xuất hiện vào buổi sáng sau khi tỉnh dậy hoặc thường gặp ở nhân viên văn phòng do giữ nguyên tư thế ở vùng vai gáy trong một thời gian dài liên tục. Nhiều trường hợp, ngoài tình trạng đau vai gáy, người bệnh nặng còn lan xuống cánh tay gây tê mỏi cánh tay, tê bì các đầu ngón tay.
Nguyên nhân gây đau đầu sau gáy
Theo các chuyên gia y tế, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng đau đầu vai gáy, cụ thể như sau:
- Tư thế đầu cổ và tình trạng mỏi mệt cơ: xuất phát là do sự rối loạn tuần hoàn vì thiếu máu ở vùng cột sống, do sự kích thích thần kinh quá mức, do bị kéo giãn, kéo căng hoặc căng thẳng dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh. Hệ quả là dây thần kinh phóng ra các luồng xung động thần kinh mạnh, giải phóng ồ ạt các ion canxi làm co cứng cơ cục bộ.
- Sự co cứng cơ gây ra đau, một lần nữa nó lại thít chặt vào các dây thần kinh nên càng gây kích thích và đau. Tất cả đều dẫn đến một hội chứng cuối cùng, đó là đau cơ ở vùng vai gáy và làm cho người bệnh rất khó quay đầu, quay cổ.
- Thoái hóa đốt sống: bao gồm thoái hóa đốt sống cổ, khớp liên cuống và đĩa đệm gây ra tình trạng đau đầu âm ỉ hoặc dữ dội, đau mỏi vai gáy. Nếu cơ thể giữ nguyên ở một vị trí lâu, tình trạng đau có thể kéo dài
- Tình trạng viêm nhiễm: viêm vô khuẩn
Như vậy, dựa vào nguyên nhân gây ra hội chứng đau đầu sau gáy này cũng phần nào phản ánh những loại bệnh tiềm ẩn mà người bệnh đang có nguy cơ mắc phải như: thiếu máu não, u não, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa khớp liên cuống, thoái hóa đĩa đệm, bệnh đau nửa đầu Migraine (còn gọi là đau đầu vận mạch),…
Phương pháp phòng ngừa và điều trị đau đầu sau gáy
Có nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng phiền toái này. Với Đông y, người bệnh có thể chọn cách châm cứu, xoa bóp, từ đó tạo ra môi trường thuận lợi để nhanh chóng phục hồi lại đầu, cổ và cơ thể.
Trong khi Tây y, có 2 phương pháp để người bệnh có thể lựa chọn điều trị. Đầu tiên là điều trị bảo tồn, nghĩa là dùng thuốc – bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào những nhóm cơ, những điểm kích hoạt của bệnh nhân. Phương pháp thứ 2 là điều trị không dùng thuốc, hay còn gọi là phục hồi chức năng: bài tập kéo dãi cột sống, nhiệt nóng, nhiệt lạnh, kích thích điện điều hòa tuần hoàn,…
Ngoài ra, cũng có thể cải thiện tình trạng đau đầu sau gáy bằng các xây dựng chế độ ăn hợp lý và rèn luyện thể thao.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm lành mạnh như dưa hấu , chanh, táo dâu tây, khoai tây… mang lại hiệu quả tốt cho người đau nửa đầu sau gáy. Những người có cơn đau đầu do rượu bia, khoai tây là món ăn mang lại hiệu quả cao.
Khẩu phần ăn nên được bổ sung nhiều carbonhydrat để cơ thể dự trữ đủ glycogen, một yếu tố chính cung cấp năng lượng cho não hoạt động tốt. Ngoài ra, bạn nên bổ sung nước uống có điện giải ion kiềm để giúp tăng cường lưu thông, tuần hoàn máu lên não và giúp các triệu chứng đau đầu thuyên giảm.
Luyện tập thể thao, tránh ngồi lâu một tư thế
Những người ít vận động hoặc ngồi, đứng ở một tư thế quá lâu hoặc không đúng tư thế cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu sau gáy. Để cải thiện tình hình đau đầu sau gáy, bạn nên thường xuyên luyện tập, chọn các môn thể thao phù hợp giúp cải thiện tình trạng căng cơ, đau mỏi như bơi, yoga …
Ngoài ra, bạn cũng nên giữ cơ thể được nghỉ ngơi hợp lý, đầu và cổ trong tư thế thẳng, liên tục thay đổi tư thế đứng ngồi quá lâu sau mỗi tiếng.
Hạn chế để cơ thể căng thẳng hay stress
Đời sống tinh thần lành mạnh, lạc quan, yêu đời sẽ giúp thả lỏng các lớp cơ, hạn chế bó cơ vùng cổ, vai gáy. Bạn cũng nên hạn chế làm việc quá sức, tránh căng thẳng, lo âu để hạn chế hội chứng đau đầu sau gáy.
Nếu các triệu chứng đau đầu sau gáy không được cải thiện sau khi có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và điều trị sớm nhất, tránh các hệ quả do bệnh đau đầu sau gáy gây ra.
Be the first to write a comment.