Rate this post

Trong các chứng bệnh về da thì viêm da dị ứng là chứng bệnh khó điều trị, dễ tái phát. Để điều trị viêm da dị ứng, ngoài thuốc điều trị thì người bệnh nên quan tâm đến chế độ ăn uống. Vậy viêm da dị ứng kiêng ăn gì nếu không muốn bệnh trở nặng? Hãy cùng tìm hiểu về viêm da dị ứng kiêng ăn gì qua bài viết dưới đây.

Viêm da dị ứng là gì

Trước khi làm rõ viêm da dị ứng kiêng ăn gì, hãy cùng điểm lại các thông tin chính về bệnh viêm da dị ứng. Theo đó, viêm da dị ứng hay eczema, ghẻ ngứa là chứng bệnh về da khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường khiến người bệnh ngứa ngáy, bứt rứt, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. 

Đối tượng mắc bệnh là rất rộng. Từ trẻ nhỏ đến thanh thiếu niên, người trưởng thành đều có thể bị viêm da dị ứng. Nguyên nhân gây viêm da dị ứng cũng rất đa dạng. Thống kê ở các cơ sở y tế cho thấy:

– Các nguyên nhân thông thường gây viêm da dị ứng gồm thời tiết quá nóng, quá lạnh, quá ướt hoặc tiếp xúc với chất kích thích như gỗ, vật nuôi, xà phòng. 

– Ở người lớn, viêm da di ứng có thể bắt nguồn từ những cảm xúc tiêu cực như stress.

– Ở trẻ nhỏ, thức ăn, nhiễm tụ cầu thứ phát đều là nhóm nguyên nhân chính gây bùng phát viêm da dị ứng. Thậm chí, nhiều trẻ còn dị ứng thức ăn nhiều đến mức phụ huynh có cảm giác như trẻ ăn gì cũng bị dị ứng.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng viêm da dị ứng có liên quan đến nhiều yếu tố trong cơ thể như di truyền, chức năng bất thường của hệ miễn dịch, sự khiếm khuyết hàng rào bảo vệ da khiến độ ẩm thoát ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh.

Tương tự như nhiều chứng bệnh về da khác, viêm da dị ứng không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, cảm giác ngứa ngáy, những vùng da đỏ, viêm, sưng lên, sần sùi hoặc có vảy khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Trường hợp bệnh nặng người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt, ớn lạnh, cơ thể nhức mỏi, khó chịu. Bệnh cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tạo thành nhiều vùng da ngứa, sẫm màu ở tay, khuỷu tay và những khu vực có “nếp gấp” trên cơ thể.

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì?

Hải sản có vỏ

Hải sản có vỏ là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng thực phẩm. Nhóm thực phẩm này cũng không tốt với viêm da dị ứng. Nguyên nhân và cơ chế gây dị ứng của hải sản đến nay vẫn chưa được làm rõ ràng một cách triệt để. 

Tuy nhiên, có một số quan điểm cho rằng protein và một số chất có trong các loại hải sản có vỏ như cua, tôm, ghẹ… có thể gây dị ứng. Ngoài ra, những độc tố nảy sinh trong quá trình bảo quản hải sản cũng khiến các bệnh liên quan đến dị ứng như viêm da trở nên nghiêm trọng. 

Do đó, thay vì ăn các loại hải sản có vỏ, người hay bị viêm da dị ứng hay các chứng bệnh liên quan đến dị ứng khác nên ăn các loại cá nước ngọt, cá nước lạnh hay cá béo (giàu acid béo omega 3).

Các sản phẩm từ sữa

Nhóm các sản phẩm từ sữa dù có lượng lớn protein, canxi và vitamin D rất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, ở một số người nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng. Do đó, thay vì các sản phẩm từ sữa thì người bệnh nên ưu tiên dùng các sản phẩm làm từ đậu nành.

Thịt béo

Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi một trong số các đáp án của câu hỏi viêm da dị ứng kiêng ăn gì là thịt béo. Tuy nhiên, Trung tâm Y tế Đại học Maryland (UMMC) đang khuyến cáo rằng những người bị viêm da dị ứng nên tiêu thụ ít nguồn chất béo bão hòa. Trong đó có các loại thịt béo như thịt bò, thịt cừu, xúc xích…. 

Tốt nhất, người bệnh nên thay thế các loại thịt béo trong chế độ ăn uống bằng các loại cá nước lạnh hoặc những loại cá giàu acid béo omega 3 và có đặc tính chống viêm như cá hồi, cá ngừ, cá trích và cá mòi.

Thực phẩm giàu tinh bột đã tinh chế

Thực phẩm giàu tinh bột đã tinh chế cũng “góp sức” vào tình trạng viêm và có thể làm tăng triệu chứng viêm da. Đặc biệt, các thực phẩm đã tinh chế như mì trắng, mì ống cũng chứa ít dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc nguyên hạt và còn có thể gây tình trạng tiêu hóa kém.

Do đó, thay vì dùng thực phẩm giàu tinh bột đã tinh chế, mọi người nên tăng cường dùng ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm có nguồn gốc từ ngũ cốc nguyên hạt. Đây cũng là các đơn giản, hiệu quả để tăng cường hệ thống miễn dịch, sức khỏe tiêu hóa để đẩy lùi tật bệnh.

Kẹo có đường 

Các nguyên liệu của kẹo có đường như đường mía, đường sucrose, maltose, dextrose, xi rô ngô, mật ong… có thể thêm calo và tạo cảm giác ngọt ngào. Tuy nhiên, chúng ít dinh dưỡng và có thể làm tăng nặng các triệu chứng viêm da. Do đó, người có nguy cơ cao hoặc có tiền sử viêm da dị ứng nên giảm các loại kẹo có đường, thậm chí là cắt giảm lượng đường trong sinh hoạt. Tốt nhất là nên uống nước tinh khiết, một số loại trà thảo dược hay sản phẩm ít đường.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề viêm da dị ứng kiêng ăn gì. Ngoài chế độ ăn uống, dinh dưỡng, người bệnh cần ghi nhớ là ngay khi xuất hiện tình trạng viêm da dị ứng kéo dài, kèm các triệu chứng nặng như sốt, ớn lạnh, cơ thể nhức mỏi thì cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị tích cực.