Rate this post

Xạ trị ung thư vòm họng thường được ưu tiên lựa chọn và áp dụng trước khi cân nhắc lựa chọn những phương pháp khác như hóa trị hay phẫu thuật. Bên cạnh việc điều trị bệnh thì xạ trị thường gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: mệt mỏi, rụng tóc, chán ăn,… 

Xạ trị ung thư vòm họng là gì?

Xạ trị được coi là phương pháp điều trị ung thư vòm họng hiệu quả. Phương pháp này thường được ưu tiên lựa chọn và áp dụng trước khi cân nhắc lựa chọn những phương pháp khác như hóa trị hay phẫu thuật. Phương pháp xạ trị ung thư vòm họng đơn thuần (tức là không sử dụng thêm phương pháp điều trị nào khác như phẫu thuật hay hóa trị) thường được sử dụng vào giai đoạn sớm của bệnh khi mà kích thước khối u còn nhỏ, ung thư chưa lây lan.

Ở giai đoạn muộn, xạ trị được dùng để điều trị, làm giảm các triệu chứng của bệnh như: nghẹt mũi, ù tai, vang da, vàng mắt,… Xạ trị ung thư vòm họng còn được dùng trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u, giúp việc phẫu thuật được thuận lợi hơn.

Các hình thức xạ trị điều trị ung thư vòm họng

  • Xạ trị ung thư vòm họng bên ngoài thường là phương pháp xạ trị phổ biến nhất.  Bệnh nhân sẽ được nằm dài trên một bàn phẳng, máy xạ xoay chuyển xung quanh phát tia và nhắm đúng vào vị trí ung thư. Còn tia xạ (thường là tia phóng xạ mạnh như tia X hoặc các hạt proton) sẽ được chiếu từ bên ngoài cổ vào thấu đến vòm họng. Với sự tiến bộ của y học, các bác sĩ đã có thể xác định được trường chiếu tia xạ chính xác nhất dựa trên hình ảnh không gian 3 chiều nhằm gia tăng tối đa tác dụng lên khối u và hạn chế làm tổn thương các mô lành.
  • Xạ trị ung thư vòm họng bên trong không được áp dụng phổ biến như xạ trị từ bên ngoài. Các thanh kim loại rất mỏng hoặc dây có chứa các hạt phóng xạ sẽ được cấy trực tiếp lên khối u hoặc rất gần các khối u. Ưu điểm của phương pháp này là hầu như không làm ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến các mô lành xung quanh.
  • Liệu pháp xạ trị điều biến cường độ (IMRT) là phương pháp sử dụng các máy gia tốc tuyến tính để phân bố liều phóng xạ chính xác đến khối u một cách an toàn và không gây đau đớn và gây ra ít tác dụng phụ.
  • Liệu pháp xạ trị lập thể sẽ giúp các tia xạ phát ra từ máy xạ trị (các máy xạ trị: Gamma Knife, X-Knife, CyberKnife, và Clinac) nhắm trực tiếp vào các khối u với một liều phóng xạ lớn chỉ trong một lần duy nhất.

Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vòm họng

Xạ trị trong điều trị ung thư vòm họng thường gây ra những tác dụng phụ mà tất cả chúng ta đều không mong muốn. Tuy nhiên, biết trước được những tác dụng phụ của xạ trị trong điều trị bệnh sẽ giúp bệnh nhân và người nhà chuẩn bị tinh thần đối mặt. Tác dụng phụ của xạ trị khi điều trị ung thư vòm họng bao gồm:

  • Tổn thương da, viêm da, da bị phồng rộp ở vùng có tia xạ chiếu vào.
  • Mệt mỏi thường kéo dài từ 3 đến 4 tuần sau xạ trị. Một số trường hợp có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Ngoài ra, bệnh nhân bị mệt mỏi còn do mất ngủ, thiếu dinh dưỡng, lo lắng, do uống thuốc.
  • Khô miệng do lượng  nước bọt được sản xuất bị giảm trong quá trình xạ trị.
  • Mất vị giác, ăn không ngon miệng, thường xuyên bị nôn, ói mửa, khó nuốt do miệng và cổ họng bị loét.
  • Khàn tiếng.
  • Rụng tóc.
  • Gây ra các tổn thương ở tuyến giáp, tuyến yên và động mạch cảnh.

Thông thường, các tác dụng phụ này thường biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị từ 1 đến 3 tháng, trường hợp hiếm là 1 năm. Do vậy, trước khi xạ trị bệnh nhân và người nhà cần trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể gặp phải để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục sau xạ trị. 

Bên cạnh đó, để nhanh chóng làm giảm tác dụng phụ sau xạ trị, bệnh nhân cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ, sinh hoạt điều độ và giữ tinh thần thật thoải mái.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân xạ trị ung thư vòm họng

Trong suốt quá trình xạ trị và sau khi xạ trị ung thư vòm họng, bệnh nhân thường rơi vào tình trạng chán ăn và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể bị suy giảm và mệt mỏi. Do vậy, chế độ ăn cần phải giàu năng lượng để giúp sức khỏe hồi phục nhanh chóng. Chế độ ăn cho những người xạ trị ung thư vòm họng phải đảm bảo các điều kiện dưới đây:

Những thực phẩm nên ăn:

  • Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, nhiều đạm bằng việc bổ sung các loại cá, trứng, thịt, sữa,..
  • Ăn thức ăn mềm, xay nhuyễn, có nhiều sốt như: cháo, salad, bún, phở, ngũ cốc. Đây đều là những thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa và hấp thu.
  • Bổ sung các loại nước ép trái cây (lưu ý không nên cho thêm đường) như: nước ép lê, kiwi, táo, cà rốt,…
  • Bổ sung các loại rau, củ như súp lơ, rau chân vịt, mướp đắng,.. Đây đều là những thực phẩm thanh đạm, giàu vitamin và không có giàu mỡ nên giúp thanh nhiệt, giải độc, phòng tránh viêm nhiễm. Bệnh nhân được ăn rau diếp, cà chua, chuối và bơ.
  • Thỉnh thoảng, người bệnh có thể nhai kẹo cao su hoặc kẹo hơi cứng để tăng lượng tiết nước bọt ở trong miệng giúp giảm tình trạng khô miệng.

Những thực phẩm không nên ăn:

  • Thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu như các đồ chiên rán, kim chi, mì cay, tương ớt,..
  • Thực phẩm cứng.
  • Các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá,..
  • Thực phẩm nhiều đường, muối vì đây là nguồn thức ăn dồi dào cho tế bào ung thư phát triển.

Chi phí xạ trị ung thư vòm họng

Chi phí xạ trị ung thư vòm họng là bao nhiêu còn phụ thuộc vào phương pháp xạ trị, thời gian xạ trị, xạ trị nhằm mục đích gì (làm mất khối u hay thu nhỏ khối u), tình hình sức khỏe của bệnh nhân, cơ sở điều trị,.. Do vậy, khó có thể đưa ra con số chính xác cho chi phí xạ trị để điều trị ung thư vòm họng. Dưới đây là chia sẻ của một bệnh nhân bị ung thư vòm họng trên diễn đàn webtretho về chi phí xạ trị: 

“Bệnh nhân điều trị ở bệnh viện K được hơn 1 tháng, số tiền viện phí, tiền thuốc và tiền sinh hoạt mất tầm 10 triệu đồng, trong đó: xạ trị là 4 triệu; sinh hoạt, ăn uống hết 3 triệu và còn lại là tiền bồi dưỡng và thuốc men. Sau khi tiến hành xạ trị được 20 mũi, bệnh nhân tiếp tục điều trị. Bệnh nhân chia sẻ rằng gia đình đã phải vay nợ 40 triệu đồng để điều trị bệnh. Hàng ngày, bệnh nhân còn phải uống thuốc và dự đoán đợt điều trị này sẽ phải kéo dài từ 2 cho đến 3 đợt nữa”.

Theo như chia sẻ của bệnh nhân đã từng trải qua xạ trị để điều trị ung thư vòm họng, có thể thấy rằng, không có một con số chính xác để xác định chi phí xạ trị ung thư vòm họng. Nhưng nếu quyết tâm theo đuổi việc điều trị đến cùng, gia đình và cả bệnh nhân cần phải chuẩn bị một số tiền lớn tầm từ 100 đến vài trăm triệu đồng.

Xạ trị ung thư vòm họng ở đâu?

Trong phần này, Vicare sẽ giới thiệu đến các bạn một số địa chỉ xạ trị ung thư vòm họng uy tín trên cả nước. Những bệnh viện mà ICondom giới thiệu đều là những bệnh viện chuyên điều trị về ung bướu (trong đó có ung thư vòm họng), đều được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn điều trị và nhận được những kết quả điều trị khả quan.

Bệnh viện K

Địa chỉ: 

  • Cơ sở 1: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại: 0904 748 808
  • Cơ sở 2: Xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Số điện thoại: 0936 238 808
  • Cơ sở 3: Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Số điện thoại: 0904 690 818

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

  • Địa chỉ: số 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0966 821 616

Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện Trung Ương Huế

  • Địa chỉ: số 16 Lê Lợi, TP. Huế
  • Số điện thoại: 0234 3823324

Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng

  • Địa chỉ: đường Hoàng Thị Loan, tổ 28, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 02363.717.717 – 02363.717.666

Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM

Địa chỉ: 

  • Cơ sở Bình Thạnh: số 3 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.
  • Cơ sở quận 9: Đường D400, Ấp Cây Dầu, Phường Tân Phú, Quận 9, TP. HCM.

Số điện thoại: (028) 38433021 – (028) 38433022

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

  • Địa chỉ tại Hà Nội: số 458 Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng Hà Nội.
  • Số điện thoại: 024 3974 3556