Nghẹn khi ăn là hiện tượng khá nhiều người gặp phải, khiến chúng ta rất khó chịu , làm gián đoạn khi ăn. Nhiều khi nghẹn là do ăn uống nhưng đôi khi chúng có thể là dấu hiệu một số bệnh lí nguy hiểm.
Nghẹn do thói quen ăn uống
Nghẹn là do rối loạn sự co bóp của thực quản, khi có thức ăn, nước uống được đưa xuống thực quản để vào dạ dày.
Khi bạn ăn vội, ăn tranh thủ khiến cho thức ăn và nước uống tạm dừng vận chuyển trong chốc lát dẫn đến nghẹn.
Có những trường hợp nghẹn là do tính chất của thức ăn thay đổi không hợp khẩu vị như bình thường, ăn nuốt nhanh, món ăn có tính chất sền sệt, lập tức có phản xạ bất thường khi thức ăn đi qua thực quản gây nghẹn.
Nghẹn khi ăn do bệnh lý nguy hiểm
- Nghẹn cũng có thể là do bạn mắc bệnh lý ở thực quản như u thực quản. Có thể là u lành tính hoặc u ác tính thực quản. Trong trường hợp này mức độ nghẹn nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào kích thước và mức độ chèn ép của khối u. Nếu khối u càng lớn thì sự chèn ép càng mạnh, gây nghẹn nhiều hơn.
- Một số trường hợp rối loạn thần kinh thực vật gây ra rối loạn vận động thực quản gây ra hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản gây nuốt vướng và nghẹn.
- Khi bị bệnh bướu cổ đơn thuần hoặc dạng Basedow, suy tim dày thất phải đè vào thực quản, chèn ép gây nghẹn.
- Nguy hiểm nhất phải kể đến ung thư thực quản. Nuốt nghẹn là triệu chứng thường gặp nhất. Ban đầu người bệnh sẽ có cảm giác nuốt vướng sau xương ức, nuốt nghẹn mơ hồ và cảm thấy rõ nhất khi ăn thức ăn đặc. Nghẹn ngày càng tăng dần, lúc đầu khó nuốt thức ăn đặc nhưng sau đó thức ăn loãng cũng khó nuốt. Cuối cùng uống nước bạn cũng vẫn bị nghẹn.
Bị nghẹn khi ăn nên làm gì?
- Uống môt ngụm nước và nuốt từ từ, nhẹ nhàng. Nếu không hết thì nên uống một ngụm sữa tươi không đường, uống từ từ cơn nghẹn sẽ qua nhanh.
- Ngồi hơi cúi về phía trước, ho thật mạnh. Dòng khí sẽ đẩy thức ăn ra ngoài đường hô hấp, tạo khe hở cho hơi thở. Dùng tay vỗ vào vùng lưng giữa hai xương bả vai sẽ hết nghẹn.
- Nếu nghẹn nặng thì có thể sử dụng thủ thuật Heimlich . Theo các bước sau:
Đối với người lớn
- Đỡ người bị nghẹn đứng thẳng, mặt hướng về phía trước, người cấp cứu đứng về phía sau, hai tay ôm bụng sát trên xương ức và dùng cả thân người mình giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên, để làm tăng áp lực trong lồng ngực và đẩy dị vật ra bên ngoài.
- Khi nạn nhân ngã xuống, hãy lật nghiêng người hoặc nằm ngửa nhưng đầu nghiêng. Dùng hai tay ấn vào xương ức mạnh, từng cái một. Sau mỗi đợt ép thì dùng 2-3 ngón tay, móc vào khoang miệng để kiểm tra dị vật.
Đối với trẻ nhỏ
- Một tay bạn giữ trẻ, một tay dùng lòng bàn tay vỗ mạnh vào lưng bé từ 5-7 cái, vỗ ở chỗ giữa hai xương bả vai. Hành động này làm tăng áp lực trong lồng ngực và tống đẩy dị vật ra ngoài.
- Nếu sau khi thực hiện trẻ khó thở và tím tái thì nên để bé nằm ngửa và dùng ngón trỏ ấn mạnh, nhanh, đột ngột vào xương ức.
- Thấy cháo, sữa, canh từ mũi, miệng chảy ra thì cần hút sạch đường thở cho con để đảm bảo an toàn.
- Với trẻ dưới 2 tuổi, các bậc cha mẹ có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực. Dùng 3 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa chĩa ra) ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị ở vị trí trên rốn và dưới xương ức.
Thực hiện động tác này bé đỡ hơn thì gọi cấp cứu để đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra.
Chú ý: Nếu bữa ăn nào cũng nghẹn và tần suất cơn nghẹn nhiều hơn thì hãy đi khám bác sĩ để biết rõ nguyên nhân gây nghẹn khi ăn. Đây có thể là một trong những triệu chứng của bệnh hẹp thực quản, ung thư thực quản hoặc bệnh phổi, dạ dày trào ngược.
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán, hỗ trợ, chụp X- quang, nội soi, tiến hành sinh thiết để xét nghiệm tế bào học, chụp cắt lớp vi tính, các xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán bệnh.
Be the first to write a comment.