5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh đường tiêu hóa cực kì phổ biến ở nước ta. Bệnh gây nhiều khó chịu với biểu hiện là buồn nôn, đau vùng thượng vị, khó tiêu nặng có thể nôn ra máu. Bệnh thường xuyên tái phát ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. 

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Viêm dạ dày là hiện tượng dạ dày bị viêm hoặc sưng/loét. Bệnh có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng chủ yếu là do:

  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học, ăn thất thường, không đúng giờ, ăn quá no hoặc quá đói, nạp vào cơ thể quá nhiều đồ ăn chua, cay, nóng.
  • Do sử dụng nhiều chất kích thích và các loại đồ uống có cồn (rượu, bia, thuốc lá)
  • Vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP): Đây là một loại khuẩn sống trong niêm mạch dạ dày. Nếu vết loét lâu ngày không được điều trị dễ dẫn đến ung thư dạ dày.
  • Sự hồi lưu mật: Đây là một dòng chảy ngược của mật vào dạ dày từ đường mật. Sau đó trào ngược lên ngực quản. Đây là bệnh nguy hiểm gây tổn thương niêm mạc dạ dày, thực quản.
  • Dùng kháng sinh nhiều cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày

Khi bị viêm loét dạ dày bạn sẽ thấy những dấu hiệu điển hình là:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Thường đau vùng thượng vị
  • Luôn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu
  • Dạ dày sẽ khó chịu khi đang ăn hoặc vào ban đêm
  • Thường xuyên nấc cụt
  • Ăn không thấy ngon miệng
  • Nôn ra máu hoặc chất nhầy màu cà phê
  • Đại tiện phân đen

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?

Có rất nhiều bệnh nhân viêm loét dạ dày kéo dài, chữa lâu ngày không khỏi, bệnh thường xuyên tái phát. Họ nghĩ rằng bản thân sẽ phải sống chung với bệnh cả đời. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bệnh nhân áp dụng sai phương pháp điều trị, trong quá trình chữa viêm loét dạ dày không kiêng cữ hợp lí trong chế độ sinh hoạt và ăn uống.

Viêm loét dạ dày có thể chữa khỏi nhưng phải chữa đúng phương pháp kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học.

Sử dụng biện pháp điều trị phù hợp

Điều trị viêm loét dạ dày như thế nào là một trong những vấn đề mấu chốt nếu muốn chữa khỏi bệnh. Muốn chữa dứt điểm viêm loét dạ dày thì phải biết được nguyên nhân chính gây bệnh. Mỗi nguyên nhân và tình trạng bệnh khác nhau các bác sĩ chuyên khoa sẽ có hướng điều trị cụ thể:

  • Bị viêm loét dạ dày không do vi khuẩn Hp: Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc Tây như thuốc ức chế bơm Proton, thuốc kháng viêm, thuốc kháng tiết dịch vị dạ dày. Sử dụng đúng liều lượng bác sĩ kê trong đơn sẽ khỏi bệnh.
  • Bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP thì dùng kháng sinh điều trị để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn. Bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thuốc kháng sinh với thuốc giảm dịch vị acid dạ dày. 
  • Một số thuốc như kháng sinh histamin-2 (H2): famotidine, Cimetidine, Ranitidine và Nizatidine
  •  Các chất ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, Esomeprazole, Iansoprazole, Rabeprazole and Pantoprazole.
  • Không nên sử dụng các loại thuốc như ibuprofen, naproxen và aspirin trong quá trình điều trị.

Thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày một phần là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt gây ra. Vì thế để chữa khỏi bệnh và ngăn không để bệnh tái phát thì bạn cần phải thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt theo hướng tích cực:

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và thực phẩm tốt cho dạ dày như trứng, sữa và các loại ngũ cốc.
  • Tuyệt đối không ăn những loại thức ăn gây hại cho hệ tiêu hóa thực phẩm khô cứng, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn.
  • Tránh ăn đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê
  • Ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, giảm bớt khối lượng công việc để tránh thức khuya, căng thẳng. Bởi đây là thủ phạm gây hại cho dạ dày của bạn.
  • Cần giữ tinh thần tươi vui, thoải mái tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
  • Nên dành thời gian tập thể dục, thể thao thường xuyên

Việc kết hợp điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc kết hợp thói quen ăn uống sinh hoạt tích cực sẽ giúp đẩy lùi bệnh nhanh hơn. Thay đổi thói quen hàng ngày là điều bắt buộc bạn phải làm để chữa khỏi bệnh.