Mụn nước mọc ở mép môi không chỉ gây ra ảnh hưởng về thẩm mỹ, sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể là dấu hiệu của một bệnh lý bất thường. Vậy bị nổi mụn nước ở mép môi là do đâu? Hiện tượng nổi mụn nước ở miệng có nguy hiểm không? Cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây của ICondom
1. Nhận diện mụn nước ở mép môi
- Mụn nước ở môi hay còn gọi là rộp môi, lở miệng. Đây là căn bệnh lây nhiễm qua đường nước bọt hoặc do người bệnh dùng chung cốc với nhau. Mụn nước ở môi thường xuất hiện thành từng cụm một ở môi trên là do virus Herpes simplex-1.
- Loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể không hoạt động ngay lập tức mà chúng chỉ phát triển khi cơ thể người bệnh bị nhiễm trùng, sốt hoặc suy giảm miễn dịch do nhiều nguy cơ khác nhau.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng bị nổi mụn nước ở mép môi
Nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn nước mọc ở mép môi là do virus Herpes simplex (HSV) gây ra. Các yếu tố nguy cơ sau đây sẽ khiến cho bạn dễ bị nhiễm virus này hơn.
- Dùng chung đồ cá nhân: Dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn, chậu rửa mặt, bàn chải đánh răng… với người đã bị nhiễm virus HSV sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm loại virus này và gặp phải hiện tượng gặp mụn nước ở môi.
- Hôn nhau: Những người bị bệnh mụn rộp sẽ bị lây nhiễm căn bệnh này sang cho nhau.
- Thực hiện phun xăm thẩm mỹ: Xăm môi, phun môi tại các cơ sở kém chất lượng, đồ dùng để xăm không được vệ sinh sạch sẽ có làm làm tăng nguy cơ bị mụn nước ở môi sau khi xăm. Virus HSV có thể lây qua cả dụng cụ xăm và thuốc màu để xăm môi.
- Sau khi virus HSV xâm nhập, sau một thời gian khi miễn dịch của chủ thể suy yếu thì virus này sẽ gây bệnh, triệu chứng là nổi mụn nước ở môi dưới hoặc mụn nước ở mép miệng, kèm theo các triệu chứng là đau rát.
- Một bệnh lý khác đó là bệnh mụn rộp sinh dục cũng có dấu hiệu mọc mụn nước ở môi. Tuy nhiên không phải ai có mụn nước ở môi cũng bị mụn rộp sinh dục, trừ khi bạn thấy các dấu hiệu kèm theo như:
Cơ thể xuất hiện sốt, buồn nôn, nôn, nhức đầu.
Xuất hiện các vết loét đau trên môi và ở bên trong khoang miệng. Khu vực này là nơi dễ bị viêm và gây khó khăn khi ăn uống. Đôi khi có chúng có thể gây ra đau họng.
Đường viền môi trở nên đỏ và xuất hiện nhiều vết loét.
Đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu có thể có thêm nhiều triệu chứng khác. Vết loét có thể làm cho bạn cảm thấy ngứa và cảm giác bỏng rộp.
3. Điều trị mụn nước ở môi
Việc điều trị thuốc sẽ do bác sĩ chỉ định theo đơn thuốc cụ thể với tình trạng bệnh.
- Bác sĩ có thể kế thuốc Zovirax, famiciclovir và valacyclovir với tác dụng chữa lành các vết loét mụn ở môi bị vỡ ra. Những thuốc này có hoạt động nhanh trên vết loét giúp giảm cảm giác đau, thuốc cũng có tác dụng ngăn chặn sự xuất hiện các vết rộp ở môi.
- Các loại thuốc mỡ như lidocaine và benzocaine cũng được dùng để điều trị loét môi. Trong trường hợp ngứa và đau nhiều bạn có thể sử dụng Ibuprofen.
4. Các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị mụn nước ở môi
4.1.Hỗ trợ điều trị mụn nước ở môi thông qua điều chỉnh chế độ sinh hoạt.
- Để tránh nguy cơ bội nhiễm tại vùng xuất hiện vết mụn thì bạn nên súc miệng bằng nước muối pha loãng, chúng có công dụng giúp làm sạch và êm dịu cho vết thương. Đồng thời, mẹ có thể tắm bằng nước ấm pha muối hoặc thuốc tím pha thật loãng.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm trang điểm trên vùng nổi mụn, bạn có thể sử dụng một chút dưỡng môi có vaseline, chất chống nắng có chỉ số SPF >=15 để làm dịu các vết nứt và các mụn nước quanh môi.
- Lưu ý:
Hạn chế tối đa việc chạm tay vào những vùng đang bị mụn nước, không động tay của mình vào người khác sau khi vừa chạm vào vùng lên mụn.
Không dùng chung đồ dùng cá nhân khi đang bị nổi mụn nước.
Giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu.
4.2.Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
- Các loại thực phẩm cần tránh khi bạn đang bị mụn nước trên môi là các thức ăn giàu arginine ( một chất cần thiết trong chu trình tái sinh của virus HSV, chất này có nhiều trong: dừa, chocolate, đậu nành, cà rốt.
- Bổ sung các thực phẩm có tính mềm, nhạt và chứa nhiều vitamin như trái cây, rau củ, thịt bò, cá… để tránh kích thích các vết lở thêm nghiêm trọng.
4.3.Sử dụng phương pháp thiên nhiên để làm dịu cơn đau rát từ các vết mụn.
- Bạn có thể sử dụng tinh dầu trà xanh thoa lên vết thương để sát trùng nhẹ trước khi đi ngủ, hoặc một vài viên đá lạnh cũng cho hiệu quả tức thì, giảm ngay cảm giác đau rát đối với các vết mụn.
Trên đây là các thông tin liên quan chủ động hơn khi gặp phải tình trạng bị nổi mụn nước ở miệng. Việc đầu tiên khi thấy các dấu hiệu bất thường đó là bạn hãy đến gặp bác sĩ để nhận được sự thăm khám và tư vấn phù hợp, không nên tự chữa tại nhà vì có thể làm cho bệnh trở nên nặng nề hơn.
Xem thêm
Be the first to write a comment.