Chân tay miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ bị tay chân miệng độ 1 và độ 2 là ở thể nhẹ và có thể điều trị tại nhà. Tay chân miệng ở độ 3, độ 4 là thể nặng và bắt buộc phải vào bệnh viện cấp cứu và điều trị.
Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng độ 1 ở trẻ em
Trẻ bị tay chân miệng độ 1 thì có triệu chứng loét miệng và/hoặc tổn thương da. Đến độ 2, 3, 4 thì có các biểu hiện rõ ràng hơn.
Nguyên tắc điều trị tay chân miệng nói chung
– Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nào, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có dấu hiệu bội nhiễm).
– Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị các biến chứng.– Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng cho trẻ.
Điều trị cụ thể cho bệnh tay chân miệng độ 1
Tay chân miệng độ 1 được chỉ định điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở. Khi điều trị tại nhà, cha mẹ cần:
– Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú mẹ cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
– Hạ sốt khi trẻ sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 06 giờ.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ.
– Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh kích thích.
– Tái khám 1 hoặc 2 ngày 1 lần trong 8-10 ngày đầu của bệnh.Trẻ có sốt thì phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
– Cần cho trẻ bị tay chân miệng độ 1 tái khám ngay khi có dấu hiệu từ độ 2a trở lên như:
- Sốt cao ≥ 39 độ C.
- Trẻ thở nhanh, khó thở.
- Trẻ bị giật mình, lừ đừ, run chi, bứt rứt khó ngủ, quấy khóc, nôn nhiều.
- Trẻ đi loạng choạng.
- Da trẻ nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
- Trẻ bị co giật, hôn mê.
Lời khuyên cho phụ huynh có con bị tay chân miệng độ 1
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam làm việc tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM cho rằng, các phụ huynh không nên quá lo lắng, hoang mang khi thấy con mình xuất hiện những triệu chứng của bệnh tay chân miệng, vì đa phần trẻ chỉ bị nhẹ có thể tự khỏi trong vòng vài ngày. Chỉ có một số trường hợp biến chứng nặng mới cần phải nhập viện điều trị.
Bác sĩ cũng cho biết về những triệu chứng cụ thể và sớm nhất của bệnh này như sau:
– Sốt: trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
– Nổi hồng ban, nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông hoặc đầu gối.
– Trẻ bị loét họng, loét miệng.– Trẻ ngủ hay giật mình quấy khóc.
Bác sĩ Nam khuyên: “Ở đây phụ huynh chỉ nên cho uống thuốc hạ sốt khi thấy bé bị sốt cao hơn 38,5 độ C. Bên cạnh đó, khi thấy bé bị loét miệng, nên cho bé ăn uống đồ mát, mềm/loãng như sữa, cháo, cho ăn mỗi lần một ít và chia làm nhiều lần. Đồng thời cha mẹ nên pha nước muối làm vệ sinh răng miệng khử khuẩn cho bé để tránh bị bội nhiễm”,
Ông cũng lưu ý thêm, đối với bệnh nhân bị bệnh tay chân miệng thì không nên tự ý cho uống thuốc kháng sinh. Điều quan trọng nhất trong công tác phòng, điều trị bệnh là giữ vệ sinh, rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn cho bé và người chăm sóc. Chỉ nên dùng những loại xà phòng có tính sát khuẩn dạng lỏng hoặc ở dạng cục có nhiều bọt mà không nên rửa bằng các dung dịch sát khuẩn vì có thể sẽ gây nguy hiểm cho bé.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Xem thêm
Be the first to write a comment.