5/5 - (1 bình chọn)

Rò hậu môn không phải là bệnh vì thế nó không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng. Tuy nhiên nếu như để bệnh quá lâu mà không phẫu thuật sẽ gây ra biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống hàng ngày. Vậy phương pháp mổ rò hậu môn là gì? Nên mổ tại đâu? Hãy cùng tham khảo qua bài viết sau của ICondom

Những nguyên tắc điều trị rò hậu môn

  • tìm được lỗ rò tiên phát – nguyên nhân gây nên bệnh
  • Lấy hết tổ chức xơ, phá các đường rò phụ, các ngóc ngách và tránh đi lạc đường
  • Bảo toàn chức năng tự chủ của hậu môn, không chỉ cấu trúc của hệ thống cơ thắt hậu môn mà cả cấu trúc toàn vẹn của hậu môn trực tràng.

Thao tác chuẩn bị trước khi phẫu thuật

  • Hòa tan 02 gói Fortrans-400 trong 2l nước đun sôi để nguội vào buổi tối trước hôm phẫu thuật, hoặc thụt tháo 3 lần với nước sạch để có thể tẩy rửa sạch đại tràng. Cũng có thể sử dụng tuýp thuốc Fleet để thụt tháo sạch phân tại bóng trực tràng trước khi mổ.
  • Sử dụng kháng sinh đường ruột dự phòng, loại kháng sinh phổ biến là Metronidazol 0,25g uống 1g/ngày giúp giảm nhiễm khuẩn tại chỗ.
  • Luôn vệ sinh các nhân sạch sẽ đặc biệt là vùng sinh dục và quanh hậu môn.
  • Buổi sáng ngày mổ nên nhịn ăn, đặt đường truyền tĩnh mạch và thử test kháng sinh sau đó lên phòng mổ.

Phương pháp phẫu thuật rò hậu môn

Phẫu thuật mở ngỏ hoàn toàn

Là phương pháp thực hiện trên nguyên tắc cắt cơ thắt nhằm xử lý lỗ trong và đường rò sẽ liền từ đáy lên bề mặt và từ trong ra ngoài nhằm giải quyết các vấn đề tái phát. Khi cắt cơ thắt việc dẫn lưu tốt hơn, giảm tạm thời chức năng cơ thắt nên vết thương được yên tĩnh, tạo điều kiện tốt để liền sẹo từ đáy lên.

Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ rạch đường rò theo chiều dọc từ lỗ trong tới lỗ ngoài.

Phương pháp đặt Seton

Khác với những phương pháp khác thắt đường rò bao gồm cả da và phần mềm nên gây đau đớn cho bệnh nhân, tuy nhiên phẫu thuật đặt Seton cắt đường rò “dần dần” để cho đường rò lành mà vẫn có thể bảo tồn được chức năng cơ thắt.

Phương pháp này tuy được đánh giá là giúp giảm tối đa những biến chứng mất tự chủ nhưng chúng vẫn tồn tại nhược điểm như: đường rò không được mở ngỏ, dẫn lưu dịch không được tốt nên kiểm soát sự đầy sẹo từ đáy lên khó khăn, tỉ lệ tái phát còn cao.

Phẫu thuật khoét và lấy bỏ toàn bộ đường rò sau đó khâu lại cơ thắt

Phương pháp mổ rò hậu môn này có ưu điểm là vết thương phục hồi nhanh, vì thế nó được áp dụng phổ biến. Khi thực hiện các bác sĩ sẽ khoét bỏ toàn bộ đường rò ngoài tới cơ thắt trong thành một khối và khâu lại phần cơ thắt bị đứt.

Phương pháp chuyển vạt niêm mạc

Chuyển vạt niêm mạc được thực hiện lần đầu tiên năm 1902, phương pháp này sẽ cắt bỏ một phần đường rò và chuyển vạt để che lỗ trong.

Thực hiện phương pháp này có ưu điểm nổi bật là giảm tối đa biến chứng mất tự chủ bởi hầu như không gây tổn thương cho hệ thống cơ thắt. Tuy nhiên có nhược điểm là đường rò, tổ chức xơ vẫn còn, tổ chức nhiễm khuẩn còn tiềm tàng. Ngoài ra cơ thắt vẫn còn nguyên vẹn nên áp lực không thay đổi khi đi cầu do đó vết mổ liền chậm hoặc dễ rò lại.

Phương pháp đóng lỗ trong – thắt đường rò (LIFT)

Phương pháp này được thực hiện theo nguyên lý cắt đường rò từ lỗ ngoài tới gian cơ thắt và khâu đóng lỗ trong giữa hai lớp cơ với mục đích ngăn chặn đường vào của phân qua lỗ trong. Đồng thời nó cũng giúp loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn nằm gian cơ thắt. Cũng giống các phương pháp khác, mổ rò hậu môn với cách này sẽ bảo tồn được chức năng cơ thắt.

Địa chỉ mổ rò hậu môn tốt nhất hiện nay

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương

Địa chỉ số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nguyễn Du – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu từ 07h00 – 17h00

Bệnh viện là đơn vị đầu ngành về Y học cổ truyền – Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam. Tại bệnh viện có 35 khoa phòng và trung tâm được chia làm 4 khối: Lâm sàng, cận lâm sàng, các trung tâm, khối các phòng ban chức năng.

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương có 371 viên chức với 02 Phó Giáo sư, 14 Tiến sĩ, 35 Thạc sĩ, 9 Bác sĩ chuyên khoa cấp II, 20 Bác sĩ chuyên khoa cấp I, 1/3 cán bộ đại học và trên đại học. Với đội ngũ viên chức này, bệnh viện là cơ sở điều trị, nghiên cứu cũng như giảng dạy về Y học cổ truyền lớn nhất trong cả nước.

Tại đây có 600 giường bệnh, với những khoa lâm sàng Nội, Ngoại, Da liễu, Phụ, Nội nhi, Người có tuổi, Châm cứu dưỡng sinh, Hồi sức cấp, Kiểm soát và Điều trị Ung bướu,… với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại giúp phục vụ cho chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học.

Trải qua 58 năm kể từ khi thành lập, với chức năng cùng với nhiệm vụ là kế thừa, phát huy và phát triển Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong việc điều trị, dự phòng bệnh viện đã đạt được nhiều thành tựu.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Địa chỉ: 1 Trần Hưng Đạo – Bạch Đằng – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Bảy từ 07h00 – 17h30.

Bệnh viện trực thuộc Quốc phòng Việt Nam, đây là bệnh viện tuyến cuối của quân đội tại khu vực phía Bắc. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được thành lập ngày 01/04/1951.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có nhiệm vụ khám, cấp cứu, điều trị cho các đối tượng bệnh nhân: quân nhân tại chức, cán bộ cấp cao Đảng – Nhà nước, cán bộ cấp cao trong quân đội, bảo hiểm y tế quân, bảo hiểm y tế khác, cùng những đối tượng dịch vụ; nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng. Ngoài ra bệnh viện cũng là nơi đào tạo các cán bộ sau đại học chuyên khoa I, chuyên khoa II, Tiến sỹ thuộc những chuyên ngành như Truyền nhiễm, Răng Hàm Mặt – Tạo hình, Chấn thương chỉnh hình, Gây mê – Hồi sức, Tiêu hóa, Thần kinh, Tim mạch, Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng.

Bệnh viện cũng là cơ sở đầu ngành tham gia bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, làm nhiệm vụ Quốc tế với Lào và Camphuchia.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

  • Địa chỉ tại 40 Tràng Thi – Hàng Bông – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu từ 07:00 – 17:00.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có lịch sử hơn 100 năm, thực hiện được nhiều kĩ thuật khó trên thế giới và cũng là nơi đi đầu về các kĩ thuật nội soi cắt gan, thần kinh, thực quản. Kĩ thuật khó như mổ tim cho trẻ dưới 10 kg; ghép gan, thận đã trở thành thường quy. Tại bệnh viện, mỗi năm thực hiện hơn 42.000 ca mổ lớn và phức tạp.

Ngày 08/01/1902 Toàn quyền Đông Dương là Paul Doumer đã ký sắc lệnh thành lập trường Đại học Y Hà Nội. Tới năm 1904 bệnh viện thực hành của trường được xây dựng mang tên Nhà thương bản xứ. Theo thời gian, bệnh viện có các tên gọi khác nhau.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chính là tuyến cao nhất của ngành Ngoại khoa miền Bắc nước ta. Tại đây có hơn 150 giáo sư, bác sĩ của bệnh viện và của trường Đại học Y Hà Nội. Mỗi năm bệnh việc thực hiện khoảng 28.000 ca phẫu thuật thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau. Tại bệnh viện có 08 phòng chức năng, 09 khoa cận lâm sàng, 18 khoa lâm sàng, 01 đơn vị trực thuộc cùng với 05 bộ môn của trường Đại học Y Hà Nội đặt tại bệnh viện thực hiện những chức năng khác nhau.

Phân khoa Hậu môn trực tràng – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

  • Địa chỉ tại số 215 Hồng Bàng – Quận 5 – Tp. Hồ Chí Minh.
  • Thời gian làm việc: Thứ hai – Thứ sáu từ 06h30 – 16h30; Thứ bảy từ 06h30 – 12h00.

Bệnh lý vùng hậu môn trực tràng chính là những bệnh lý thường gặp hiện nay. Trong thời gian qua, bệnh nhân mắc bệnh lành tính về hậu môn như trĩ, rò hậu môn khi tới khám bệnh ở những bệnh viện thường được đưa vào các phòng khám nội tiêu hóa hoặc ngoại tiêu hóa. Tại những phòng khám này, bệnh nhân không được khám bởi các bác sĩ chuyên khoa về hậu môn vì thế không thể tiếp cận được với những phương pháp điều trị chuyên khoa về hậu môn.

Tháng 9/2003, phân khoa Hậu môn – Trực tràng của Bệnh viện Ðại học Y Dược TP.HCM được thành lập đã đáp ứng kịp thời nhu cầu chẩn đoán, điều trị theo chuyên khoa những bệnh lành tính vùng hậu môn trực tràng và bệnh lý gây ra rối loạn sự thoát phân. Đây cũng là phân khoa Hậu môn – Trực tràng đầu tiên được thành lập ở Việt Nam.

Phân khoa này của bệnh viện được trang bị đầy đủ những thiết bị, phương tiện chẩn đoán hiện đại như: Đo áp lực trực tràng, đo áp lực ống hậu môn, đo điện cơ cơ mu trực tràng, đo dẫn truyền thần kinh thẹn, chụp X quang hoạt động đại tràng, chụp cộng hưởng từ động học, chụp hoạt động trực tràng, chụp cộng hưởng từ vùng chậu.

Khi điều trị, bên cạnh những phương pháp phẫu thuật mới, phân khoa còn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác với mục đích lựa chọn ra phương pháp điều trị ít xâm hại và mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân. Với phương pháp tiếp cận đa ngành cùng hệ thống giường bệnh hiện đại, tiện nghi cũng như các dịch vụ khác, phân khoa đảm bảo cung cấp cho bệnh nhân một dịch vụ y tế toàn diện nhất như mong muốn.

Chế độ chăm sóc sau mổ rò hậu môn

Chế độ ăn uống hợp lý

  • Nên ăn nhiều trái cây tươi, những loại rau xanh, uống nhiều nước. Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng thêm một số loại thuốc nhuận tràng theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể đi đại tiện dễ dàng, không ảnh hưởng tới vết thương cũng như gây đau đớn.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein và vitamin như: thịt lợn, thịt gà, các loại đậu…

Ngoài ra bạn nên kiêng không nên ăn một số thực phẩm

  • Món ăn có gia vị cay nóng, nên chế biến thức ăn nhạt hoặc vừa phải không quá mặn.
  • Không ăn quá nhiều thịt bò, thịt cừu và hải sản
  • Thời gian đầu sau khi phẫu thuật nên hạn chế ăn chất béo bởi nó sẽ gây ra hiện tượng nóng trong, gây khó tiêu

Cách vệ sinh, chăm sóc vết mổ

Khi mổ rò hậu môn vấn đề vệ sinh và chăm sóc vết mổ cho người bệnh sau phẫu thuật là điều vô cùng quan trọng và không hề đơn giản. Nếu việc vệ sinh không được đảm bảo thì bệnh nhân chắc chắn sẽ phải đối mặt với các nguy cơ bị viêm nhiễm. Vì thế cần chú ý một số điểm như sau:

  • Tiến hành vệ sinh tại chỗ: Bạn ngâm hậu môn vào trong nước ấm pha cùng với thuốc sát trùng và vệ sinh nhẹ nhàng hậu môn mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đại tiện xong.
  • Thay băng gạc thường xuyên mỗi ngày tại nhà nếu trong trường hợp không thực hiện được hãy tới cơ sở y tế để các y tế, điều dưỡng giúp đỡ tránh tình trạng làm cho vết mổ viêm nhiễm.

Bài viết trên đã đưa ra một số phương pháp mổ rò hậu môn cũng như địa chỉ uy tín, chất lượng mà bạn nên thực hiện để đảm bảo chất lượng, sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm