Vảy nến móng tay tuy không nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nhưng khiến người bệnh tự ti và gặp phải những trở ngại không nhỏ trong hoạt động thường ngày. Vậy bệnh vảy nến móng tay là gì? Hãy cùng ICondom tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị cho căn bệnh này nhé!
Vảy nến móng tay là bệnh gì?
Vảy nến móng tay là bệnh gây ra do rối loạn miễn dịch mãn tính. Bệnh thường xuất hiện thứ phát sau khi người bệnh mắc phải tình trạng bị vảy nến da khác. Biểu hiện có thể gặp phải là móng dày sừng; có sự thay đổi về hình dạng, kích thước và màu sắc; móng tay bị vỡ, hay tách hẳn ra khỏi ngón tay.
Vảy nến móng tay có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, có tính chất chu kỳ và rất dễ tái phát. Bệnh có thể ảnh hưởng từ 1 đến nhiều móng tay. Người bệnh sẽ cảm nhận được sự đau đớn và gặp khó khăn đặc biệt với các hoạt động cầm nắm.
Triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay
Khi bị vảy nến móng tay, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như sau:
- Giai đoạn 1: Vùng da xung quanh móng tay đổi thành màu nâu sậm, xanh hoặc vàng. Dưới hoặc trên bề mặt móng xuất hiện nhiều đốm trắng.
- Giai đoạn 2: Móng tay bị biến dạng nhẹ. Bề mặt móng xuất hiện các đường rãnh và các vết rỗ lõm từ nhẹ đến nặng.
- Giai đoạn 3: Lúc này bệnh đã chuyển biến nặng khiến móng tay bị bong ra gây đau đớn cho người bệnh. Dưới phần móng tay có thể nhìn thấy rõ các lớp vảy trắng. Khi móng bong khỏi nền móng sẽ tạo ra khoảng trống lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển khiến đầu móng hình thành mảng màu vàng. Móng dần dày lên gây khó chịu cho người bệnh.
- Giai đoạn 4: Móng tay bị tổn thương nghiêm trọng và bị chảy máu. Lớp sừng dưới da móng tay dày lên gấp 3 lần khiến móng bị đẩy lên gây nhiều khó chịu lẫn đau đớn cho người bệnh mỗi khi tác động lực lên móng. Nhiều trường hợp móng bong hẳn ra làm ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt.
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến móng tay
Dù chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến móng tay, một số yếu tố phổ biến nhất dẫn đến căn bệnh này chính là:
- Hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể dần suy yếu.
- Do di truyền khi trong gia đình có bộ mẹ từng mắc bệnh thì nguy cơ con bị mắc khá cao.
- Môi trường sống bị ô nhiễm, người bệnh thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại.
- Do cơ thể mệt mỏi, hay bị căng thẳng, stress.
- Tiền sử gặp phải các bệnh lý liên quan đến vùng da ngón tay nhưng không xử lý kịp thời. Hậu quả là gặp phải một số biến chứng trong đó có vảy nến móng tay.
Cách chữa bệnh hiệu quả vảy nến móng tay
Một số cách chữa hiệu quả cho bệnh vảy nến móng tay bao gồm:
Sử dụng thuốc bôi
Trường hợp bệnh mới ở thể nhẹ giai đoạn đầu, người bệnh có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da giúp giảm triệu chứng hiệu quả như Corticosteroid; Tazarotene; Calcipotriol hoặcTacrolimus.
Dùng thuốc có tác dụng toàn thân
Nếu bệnh gây nhiều cản trở cho việc sử dụng tay hàng ngày, người bệnh có thể được kê các loại thuốc uống có tác dụng cho toàn thân khi điều trị vảy nến móng tay như Methotrexate, Cyclosporine, Retinoids hay Apremilast (Otezla).
Ngoài thuốc uống còn có các loại thuốc tiêm như Otezla (apremilast), Corticosteroid, Humira (adalimumab) hoặc Enbrel (etanercept). Các loại thuốc này chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ nhằm đề phòng các tác dụng phụ nguy hiểm như nhờn thuốc, bội nhiễm, khiến bệnh tái phát và khó điều trị hơn.
Dùng thuốc điều trị nấm
Thường người bị vảy nến móng tay hay kèm thêm bị nhiễm nấm. Do đó, khi kê thuốc điều trị, bác sĩ thường kê thêm các loại thuốc trị nấm như Terbinafine và Itraconazole. Tuy nhiên, khi dùng những loại thuốc này, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như là phát ban da hoặc tổn thương gan.
Cắt bỏ móng tay bị nhiễm vảy nến
Để tránh bệnh tiến triển nặng và lây lan sang các móng khỏe mạnh khác thì việc cắt bỏ móng tay là rất cần thiết. Tuy nhiên, công đoạn này khá phức tạp, cần sử dụng đến những phương pháp phức tạp hơn như phẫu thuật; dùng tia X hay Ure nồng độ cao để loại bỏ móng. Khi móng mọc lại có thể xuất hiện dấu hiệu bất thường. Trường hợp bị nhiễm trùng sẽ được kê thêm thuốc giảm đau.
Hy vọng thông qua bài viết của ICondom, người bệnh sẽ phát hiện ra các triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay ngay từ khi mới khởi phát. Từ đó, lên phương án điều trị kịp thời để tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Người bệnh lưu ý là không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống hay tiêm mà không có sự đồng ý hay kê đơn từ bác sĩ.
Xem thêm
Be the first to write a comment.