5/5 - (1 bình chọn)

Đái tháo đường hiện đang là một trong những bệnh lý rối loạn chuyển hóa phổ biến nhất hiện nay. Vậy bệnh tiểu đường là cấp tính hay mãn tính? Các triệu chứng xảy ra trong thời gian ngắn hay âm ỉ và kéo dài? Nếu bạn cũng đang thắc mắc những điều này, hãy cùng ICondom tìm hiểu ngay một vài thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh tiểu đường là gì? Tại sao lại bị tiểu đường? 

Trước khi tìm hiểu bệnh tiểu đường là cấp tính hay mãn tính, ICondom sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là chứng đái tháo đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh nhân đái tháo đường có nồng độ đường huyết trong máu tăng cao hơn so với những người bình thường, đồng thời xuất hiện glucose trong nước tiểu. Bệnh tiểu đường đang là một trong những vấn đề lớn được nhiều người quan tâm do những diễn biến phức tạp cũng như các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường liên quan đến sự biến đổi nồng độ hormon Insulin trong máu. Nếu bệnh nhân thiếu Insulin do tuyến tụy không thể tiết ra hoặc tiết ra không đủ thì sẽ mắc đái tháo đường type 1 – thể phụ thuộc Insulin. Ngược lại, nếu lượng Insulin tiết ra đủ nhưng cơ thể không đáp ứng được thì sẽ sinh ra đái tháo đường type 2 – đái tháo đường thể béo.

2. Tiểu đường có mấy loại? 

Hiện nay, bệnh tiểu đường được phân ra làm 3 loại chính dựa theo nguyên nhân và các triệu chứng khác nhau của bệnh, đó là: Đái tháo đường type 1 (đái tháo đường thể phụ thuộc Insulin), đái tháo đường type 2 (đái tháo đường thể béo) và đái tháo đường thai kỳ. 

2.1. Đái tháo đường type 1

Với tiểu đường type 1 hay còn gọi là tiểu đường thể phụ thuộc insulin, tuyến tụy của cơ thể sẽ không tiết ra được hoặc tiết ra insulin không đủ để chuyển hóa glucose, từ đó dẫn đến tăng glucose máu. Type đái tháo đường này có thể xảy ra ở tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

2.2. Đái tháo đường type 2

Với tiểu đường type 2, tuyến tụy của cơ thể vẫn tiết insulin bình thường, tuy vậy có thể do một vài nguyên nhân mà cơ thể không đáp ứng với insulin nên glucose sẽ không được chuyển hóa. Type đái tháo đường này thường xảy ra ở người già hoặc người mắc các chứng bệnh như béo phì khi các cơ quan của cơ thể bắt đầu suy yếu về chức năng.

2.3. Đái tháo đường thai kỳ

Với tiểu đường thai kỳ, vì sự thay đổi các hoocmon mà có thể khiến glucose xuất hiện trong nước tiểu ở dạng vết. Thông thường, loại đái tháo đường này sẽ kết thúc sau khi sinh. 

3. Tiểu đường là bệnh cấp tính hay mãn tính? 

Vậy bệnh tiểu đường là cấp tính hay mãn tính? Dựa vào thời gian xuất hiện các triệu chứng và hậu quả, đái tháo đường được nhận định là bệnh mãn tính kéo dài. 

3.1. Bệnh tiểu đường là cấp tính hay mãn tính? Về triệu chứng

Về dấu hiệu, các triệu chứng của bệnh xảy ra âm thầm, kéo dài âm ỉ và ít khi bùng phát mạnh mẽ. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến người bệnh chủ quan và không có các biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, các dấu hiệu thường thấy của bệnh như đói và mệt mỏi, sút cân, da khô, thị lực giảm… cũng rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý quen thuộc, vì vậy nếu thấy một trong những bất thường trên, đừng chủ quan mà hãy đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

3.2. Bệnh tiểu đường là cấp tính hay mãn tính? Về tác hại 

Về hậu quả, cũng giống như tính chất của rất nhiều căn bệnh mãn tính khác, tiểu đường không gây ra các tác hại bùng phát mạnh mẽ như các bệnh lý cấp tính mà sẽ âm ỉ và không quá rõ ràng. Tuy nhiên, các triệu chứng và hậu quả của lần gây bệnh sau thường sẽ rõ ràng và kéo dài hơn những lần trước. Vì vậy, bệnh nhân cần chú ý điểm này để tránh việc tái phát bệnh nhiều lần. 

Tuy không gây những tác hại cấp tính, bệnh tiểu đường lại là tiền đề của rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này có thể là cấp tính, bùng phát rất nhanh và để lại hậu quả nặng nề như hạ đường huyết bất thường, tăng áp lực thẩm thấu hay nhiễm toan ceton… và cũng có thể là những biến chứng mạn tính nghiêm trọng kéo dài, gây khó khăn trong việc điều trị như các biến chứng thần kinh, biến chứng về tim, biến chứng về thận…

Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có khả năng trị dứt điểm căn bệnh này. Vì vậy, hãy chú ý thay đổi giờ giấc sinh hoạt và chế độ ăn uống của bản thân để hạn chế và phòng tránh được các hậu quả của bệnh. 

4. Phương pháp hạn chế tác hại của bệnh tiểu đường

Ngoài câu hỏi bệnh tiểu đường là cấp tính hay mãn tính thì các phương pháp để phòng ngừa và hạn chế tác hại của bệnh tiểu đường cũng được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số cách kiểm soát đái tháo đường mà Medici cung cấp cho bạn: 

4.1. Đối với những bệnh nhân đang mắc đái tháo đường

Nếu bạn đã và đang bị đái tháo đường, điều quan trọng nhất là hãy thực hiện uống thuốc đúng liều lượng và tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống phù hợp cũng vô cùng cần thiết để có thể kiểm soát được những hậu quả của bệnh tiểu đường. Bạn sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa lên những thực đơn ăn uống hợp lý, và điều bạn cần làm là tuân thủ một cách nghiêm ngặt.

Ngoài ra, hãy kết hợp thêm việc rèn luyện và tập thể dục thể thao thường xuyên. Điều này sẽ giúp sức khỏe hệ miễn dịch của bạn tăng lên, từ đó ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cũng như hạn chế tác hại của bệnh lý này.

Đừng quá lo lắng vì các bệnh nhân tiểu đường đều có thể có một cuộc sống bình thường nếu có phác đồ điều trị phù hợp. Vì vậy, đừng ngần ngại mà hãy đến ngay những cơ sở Y tế gần nhất nếu cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

4.2. Đối với những bệnh nhân tiền đái tháo đường

Bệnh tiểu đường là cấp tính hay mãn tính? Như đã nói ở trên, đây là một bệnh lý mãn tính kéo dài và chưa thể điều trị dứt điểm. Đối với các bệnh lý mãn tính, hãy ưu tiên phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì một khi đã mắc thì bệnh sẽ rất dai dẳng và khó có thể trị hết. 

Do vậy, những bệnh nhân đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường lại càng phải chú trọng đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình, ngăn chặn sự tiến triển thêm của bệnh. Tránh những loại thực phẩm chế biến sẵn, các loại đồ ăn dầu mỡ và quá nhiều đường sẽ là điều cần thiết. Ngoài ra, ăn nhiều rau và uống đủ nước cũng là các tiêu chí quan trọng trong phòng tránh bệnh tiểu đường.

Ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao thường xuyên và đều đặn cũng là những điều cần thực hiện để hạn chế sự tiến triển của tiểu đường.

4.3. Đối với những người bình thường 

Ai trong chúng ta cũng có khả năng mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý ngay từ bây giờ, vừa để tăng sức đề kháng, đồng thời cũng phòng tránh được rất nhiều bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, nếu cảm thấy cơ thể của mình có bất cứ triệu chứng nào khác thường, đừng chủ quan mà hãy đến ngay các cơ sở Y tế để được chẩn đoán và điều trị. 

Trên đây là một vài thông tin về bệnh tiểu đường là cấp tính hay mãn tính mà ICondom muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ có ích để bạn có thêm những kiến thức và kinh nghiệm trong việc phòng tránh cũng như kiểm soát các tác hại của chứng đái tháo đường.

Xem thêm