Tuy là hai bệnh lý riêng biệt nhưng ít người biết được rằng liệu “mối liên hệ giữa tiểu đường và cao huyết áp” là gì. Nếu chúng tồn tại cùng một lúc ở người bệnh tiểu đường thì liệu có thể phòng ngừa và điều trị được hay không? ICondom mời bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết ngay dưới đây nhé!
1. Cao huyết áp là bệnh gì?
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là tình trạng tim bơm máu đi quá cao khiến thành động mạch bị áp lực của máu đẩy vào. Do đó, cơ tim dần giãn rộng ra do bơm máu quá sức. Theo thời gian, các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác có thể xuất hiện nếu áp lực này càng tăng lên cao hơn. Tình trạng cao huyết áp thường được phân thành 4 loại chính, bao gồm:
- Cao huyết áp tự phát (EHT).
- Tăng huyết áp thứ phát.
- Tăng huyết áp tâm thu.
- Cao huyết áp thai kỳ (tiền sản giật).
Tiểu đường là bệnh gì?
Rối loạn quá trình chuyển hóa insulin là nguyên nhân chính khiến bệnh tiểu đường khởi phát. Lúc này, cơ thể sẽ dần mất đi khả năng sản xuất insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách thích hợp. Có 3 loại bệnh tiểu đường:
- Bệnh tiểu đường tuýp 1: Vì một lý do nào đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể chuyển sang tấn công các tế bào tuyến tụy tiết insulin. Điều này gây ra chứng rối loạn tự miễn, dẫn đến sự thiếu hụt insulin, khiến cơ thể bị tăng lượng đường huyết.
Bệnh tiểu đường tuýp 2: Insulin không thể thực hiện đúng chức năng của chúng, dẫn đến việc đường sẽ tích tụ lại trong máu thay vì di chuyển đến các tế bào để tạo ra năng lượng. Lúc này các tế bào sẽ bị đói đồng nghĩa với việc lượng glucose trong máu sẽ tăng cao.
- Tiểu đường thai kỳ: Loại này chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai với một số triệu chứng rõ rệt.
Bệnh tiểu đường và cao huyết áp là mối liên hệ mật thiết
Tiểu đường gây ra biến chứng tác động trực tiếp đến huyết áp
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh quốc thuộc Tổ chức Blood Pressure UK, có đến 25% số lượng người bệnh tiểu đường tuýp 1 và 80% số lượng người bệnh tiểu đường tuýp 2 được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh huyết áp cao. Vậy, yếu tố nguy cơ nào khiến bệnh tiểu đường trở thành nguyên nhân gây huyết áp cao? Cụ thể như sau:
- Khả năng co dãn của mạch máu bị giảm do bệnh tiểu đường.
- Biến chứng thận khiến cơ thể tiết nhiều hormone renin làm giảm khả năng lọc máu và huyết áp tăng cao.
- Cơ chế quản lý insulin của cơ thể bị thay đổi.
- Lưu lượng máu trong cơ thể đột ngột tăng cao.
Có đúng là huyết áp cao khởi phát do bệnh tiểu đường?
Số liệu thống kê từ trường đại học Oxford (Anh) chỉ ra rằng, có khoảng 4 triệu người Anh mắc bệnh huyết áp cao và bệnh tiểu đường cùng lúc, tỷ lệ này cao hơn 70% số lượng người có mức huyết áp ngưỡng bình thường. Bởi huyết áp cao là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng đường huyết tăng cao. Từ đó làm tăng nguy cơ tiến triển của biến chứng tiểu đường và có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân chính là khi huyết áp tăng thì dòng máu bị cản trở khi đang lưu thông đến thận và đẩy nhanh quá trình khởi phát của một số biến chứng ở bệnh tiểu đường như: bệnh võng mạc đái tháo đường, mù lòa vĩnh viễn, biến chứng về thận,…
Mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp cùng lúc có nguy hiểm không?
Cả 2 bệnh này đều rất nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan và không theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe. Nếu người bệnh mắc cả 2 bệnh này cùng một lúc thì cực kỳ nguy hiểm. Điều này có thể xuất phát từ một số yếu tố nguy cơ chung như thừa cân béo phì, lười vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh,… Do đó, mức độ nguy hiểm lại càng tăng cao hơn nếu người bệnh không kịp thời phát hiện và điều trị sớm.
Mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp do yếu tố nguy cơ nào?
Sự xuất hiện đồng thời của bệnh tiểu đường và cao huyết áp có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc thậm chí đột quỵ. Bên cạnh các yếu tố khác làm tăng huyết áp, cũng tồn tại một số yếu tố nguy cơ khiến tình trạng sức khỏe của người bệnh ngày càng tồi tệ hơn. Cụ thể như sau:
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim hoặc bệnh tiểu đường.
- Chịu căng thẳng, áp lực kéo dài.
- Chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo, đường, tinh bột và natri.
- Lười vận động thể dục thể thao.
- Tuổi cao.
- Thừa cân béo phì.
- Lạm dụng thuốc lá và đồ uống có cồn như rượu, bia.
Ngoài vấn đề không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và bệnh cao huyết áp, nguy cơ đột quỵ có thể được nâng lên theo cấp số nhân nếu người bệnh chủ quan và có nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ trên.
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường và cao huyết áp xuất hiện cùng nhau
Tăng cường vận động
Nguy cơ cao huyết áp và biến chứng tiểu đường có thể được phòng ngừa với lối sống lành mạnh. Chủ yếu chính là chế độ vận động và tập luyện thể dục thể thao. Người bệnh nên luyện tập ít nhất 30 phút/ ngày để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo rằng, cường độ tập thể dục trung bình nên từ 150 phút/ tuần trở lên hoặc đối với các bài tập nặng về tim mạch thì từ 90 phút/ tuần trở lên.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng chế độ vận động do trước đây chưa từng tập bao giờ, bạn có thể trao đổi với bác sĩ của mình để được hỗ trợ tư vấn. Hãy bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng trước như đi bộ, chạy bộ, nâng tạ nhẹ,… và chuyển sang chế độ tập nặng dần theo thời gian.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Người bệnh cần điều chỉnh ngay chế độ ăn uống thiếu lành mạnh để sớm ngăn chặn tình trạng bệnh diễn biến tồi tệ hơn. Hãy thử các phương pháp sau để đảm bảo bữa ăn của bạn được cân bằng dinh dưỡng:
- Tăng cường rau xanh, củ quả.
- Ăn nhiều trái cây.
- Chuyển sang các chất béo thực vật (dầu thực vật) thay vì chất béo động vật.
- Nên dùng sữa không đường, sữa hạt, ít chất béo thay vì sữa động vật.
- Hạn chế ăn mặn, nêm nếm vừa đủ.
- Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, chiên xào.
- Hạn chế tinh bột và đồ ngọt.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích mặn,…
- Bổ sung nhiều thịt nạc và cá thay vì ăn thịt.
- Không bỏ bữa sáng.
Uống rượu, bia điều độ
Bia, rượu có thể làm mất cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể. Đồng thời cản trở khả năng và hiệu suất làm việc của hệ tuần hoàn, có thể gây ra các biến chứng như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, mỡ trong máu,… sau khi uống. Vậy nên, người bị tiểu đường càng phải hạn chế và kiêng nhóm đồ uống này để quá trình điều trị bệnh diễn biến tốt hơn. Đồng thời cần phải biết uống đúng cách, liều lượng vừa đủ và phải đảm bảo theo dõi sát sao chỉ số đường huyết khi sử dụng đồ uống có cồn. Vậy làm thế nào để xác định được thời điểm có thể sử dụng bia, rượu đối với người bị tiểu đường? Dưới đây là một số lưu ý về thời điểm, có thể kể đến:
- Đây là thông tin khuyến nghị dành cho người bệnh cả nam lẫn nữ do Hiệp Hội Tiểu đường Mỹ đã đưa ra rằng, người bệnh chỉ nên uống tối đa 1-2 cốc nhỏ trong ngày. Và thời điểm tốt nhất là 1 cốc vào buổi tối.
- Đối với loại bia, rượu có nồng độ cồn cao, người bệnh nên uống xen kẽ hoặc pha loãng chúng với nước lọc/ nước suối/ soda,… Điều này giúp hạn chế lượng bia rượu được nạp vào cơ thể người bệnh. Nếu có thể, người bệnh nên thay thế rượu bằng bia hoặc tốt nhất vẫn là các nhóm đồ uống không có cồn.
Không hút thuốc
Nicotine có trong thuốc lá là nhân tố làm tăng huyết áp và nhịp tim. Đồng thời làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người bệnh. Hút thuốc lá sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc các biến chứng về tim, thận, võng mạc, lưu lượng máu kém dẫn đến nhiễm trùng,…
Do đó, người bệnh nên nghiêm túc bỏ thuốc lá sớm để cải thiện sức khỏe và tình trạng bệnh. Có thể nhai kẹo cao su không đường để làm giảm chứng thèm thuốc lá và không nên cai thuốc đột ngột vì sẽ khó cai dứt điểm. Bạn có thể giảm liều lượng dần dần và tập trung vận động, thay đổi chế độ ăn uống. Sau đó việc cai hẳn thuốc lá sẽ dễ dàng hơn với bạn.
Sử dụng thuốc được kê đơn điều trị bệnh tiểu đường và cao huyết áp
Người khỏe mạnh nên có thói quen khám định kỳ để kiểm tra huyết áp và lượng đường huyết. Đối với người bệnh tiểu đường và cao huyết áp thì điều này càng quan trọng và cần thiết hơn. Ngoài việc kiểm tra chỉ số từ 2 – 3 mỗi năm, người bệnh nên tự theo dõi tại nhà, ghi lại các chỉ số và thông báo với bác sĩ vào lần tái khám.
Bên cạnh việc thay đổi lối sống lành mạnh, đa số người bệnh đều cần đến sự hỗ trợ điều trị từ thuốc. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự ý uống theo đơn thuốc của người bệnh khác. Với mọi mong muốn đổi thuốc hoặc giảm liều lượng thuốc, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ trước để nhận sự tư vấn phù hợp.
Mối liên hệ giữa tiểu đường và cao huyết áp rất chặt chẽ. Chúng có thể mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Do đó, việc phòng ngừa và kiểm soát huyết áp cũng như lượng đường huyết là vô cùng cần thiết. Hy vọng qua bài viết trên đây từ ICondom, bạn đọc đã hiểu rõ mối liên hệ giữa tiểu đường và cao huyết áp, đồng thời áp dụng cách điều trị phù hợp với chính mình nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.