Đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường là một trong những khâu vô cùng quan trọng khi người bệnh tiểu đường thực hiện các xét nghiệm. Bởi chỉ số xét nghiệm tiểu đường phản ánh tình trạng hiện tại của bệnh, từ đó có thể xác định phương pháp điều trị nào tiếp theo sẽ phù hợp với người bệnh. Vậy làm thế nào để đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường? Có tất cả bao nhiêu loại xét nghiệm tiểu đường mà người bệnh cần phải biết? ICondom sẽ chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Xét nghiệm tiểu đường là gì?
Xét nghiệm tiểu đường không còn là thuật ngữ xa lạ với nhiều người, đặc biệt là đối với những người bệnh tiểu đường. Mục đích của xét nghiệm tiểu đường nhằm xác định chỉ số đường huyết (lượng glucose có trong máu tại thời điểm xét nghiệm) để phát hiện và theo dõi tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 1 – tuýp 2, tiểu đường thai kỳ.
Về bệnh tiểu đường, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng, đây là bệnh lý xuất hiện khiến lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Nguyên nhân chính là nồng độ insulin bị thay đổi đột ngột dẫn đến tình trạng mất cân bằng. Từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và tác động tiêu cực đến mọi hệ cơ quan trong cơ thể.
Chỉ số đường huyết bình thường
Việc ổn định chỉ số đường huyết ở người bệnh tiểu đường là điều vô cùng quan trọng. Lượng đường huyết tăng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch, hệ tuần hoàn và cả hệ thần kinh. Vậy, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường? Cụ thể như sau:
- Chỉ số đường huyết trong khoảng 90 – 130 mg/dl hoặc 5 – 7,2 mmol/l, được đo lúc cơ thể đói, cách bữa ăn ít nhất 8 tiếng.
- Chỉ số đường huyết dưới mức 180 mg/dl hoặc 10 mmol/l, được đo sau khi ăn no tầm 1 tiếng.
- Chỉ số đường huyết trong khoảng 100 – 150 mg/l hoặc 6 – 8,3 mmol/l), được đo sau khi ăn no 2 tiếng.
Các xét nghiệm tiểu đường và hướng dẫn cách đọc
Bệnh tiểu đường đang có nguy cơ ngày càng tăng cao số lượng người mắc tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giúp người bệnh ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe. Vậy nên, nắm thông tin về các loại xét nghiệm và hiểu rõ cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường là điều cần thiết cho mỗi cá nhân. Dưới đây là ý nghĩa của từng loại chỉ số xét nghiệm mà người bệnh nên biết, bao gồm:
Xét nghiệm HbA1c (hoặc A1C)
Xét nghiệm HbA1c (hoặc A1C) là xét nghiệm máu giúp xác định lượng đường (glucose) được gắn vào hemoglobin có trong các tế bào hồng cầu. Một lớp đường bao bọc xung quanh hemoglobin khi chúng liên kết lại với nhau, nghĩa là chỉ số HbA1c giúp đo lường độ dày của lớp vỏ này. Đây cũng là loại xét nghiệm có khả năng xác định lượng đường huyết của người bệnh trong vòng 2 – 3 tháng liên tục vừa qua.
Cách đọc chỉ số HbA1c vô cùng đơn giản. Sau khi tiến hành xét nghiệm HbA1c, người bệnh có thể so sánh với thang đo dưới đây:
- Chỉ số HbA1c < 5,7% nghĩa là người bệnh có chỉ số đường huyết ở mức trung bình, có thể xem là ngưỡng an toàn.
- Chỉ số HbA1c trong khoảng từ 5,7% đến 6,4% có nghĩa là người bệnh đang trong giai đoạn tiền tiểu đường.
- Chỉ số HbA1c > 6,5% có nghĩa là người bệnh đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Xét nghiệm HbA1c nhằm mục đích chẩn đoán và sàng lọc, thường được thực hiện trong hầu hết các lần khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ kiểm tra xem tiến triển bệnh hiện tại thế nào, đã kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình hay chưa,… Tuy nhiên, nếu người bệnh mới được truyền máu trong thời gian gần đây, chỉ số HbA1c có thể sai lệch theo hướng tăng cao. Nguyên nhân là do lượng đường huyết có trong các dung dịch bảo quản máu thường ở mức cao.
Xét nghiệm FPG
Xét nghiệm FPG thường được thực hiện vào buổi sáng, khi người bệnh đã nhịn ăn qua đêm (ít nhất 8 tiếng). Đây cũng là một trong những xét nghiệm tiểu đường phổ biến, đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường hiện nay.
ICondom hướng dẫn bạn cách đọc chỉ số xét nghiệm FPG như sau:
- Chỉ số FPG < 100 mg / dL có nghĩa là người bệnh có chỉ số đường huyết bình thường.
- Chỉ số FPG trong khoảng từ 100 – 125 mg / dL có nghĩa là người bệnh đang trong giai đoạn tiền tiểu đường.
- Chỉ số FPG > 126 mg / dL có nghĩa là người bệnh đang mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm RPG
Xét nghiệm RPG còn gọi là xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên. Tương tự với hai loại xét nghiệm tiểu đường trên, chỉ số xét nghiệm RPG giúp người bệnh xác định được lượng đường huyết của cơ thể tại thời điểm xét nghiệm. Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể được thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày và không yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn.
Chỉ số xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên RPG > 200 mg / dL có nghĩa là người bệnh đang mắc bệnh tiểu đường. Khi này, bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp các xét nghiệm khác để chính thức chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm OGTT
Xét nghiệm OGTT còn gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose. So với 3 loại xét nghiệm trên thì OGTT sẽ tốn thời gian hơn một chút. Xét nghiệm này được tiến hành lấy 2 lần: thời điểm sau một đêm người bệnh không ăn và thời điểm sau 2 tiếng kể từ khi được bác sĩ cho uống dung dịch có đường.
Cách đọc chỉ số xét nghiệm OGTT như sau:
- Chỉ số OGTT trong khoảng từ 140 đến 199 mg / dL có nghĩa là người bệnh đang trong giai đoạn tiền tiểu đường.
- Chỉ số OGTT > 200 mg / dL có nghĩa là người bệnh đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (bất kể lý do gì).
Cần lưu ý gì trước khi làm xét nghiệm tiểu đường?
Khi xã hội ngày càng phát triển dẫn đến điều kiện sống của con người tăng cao. Do đó, các nhu cầu về thực phẩm, thuốc men, giải trí,… cũng vì thế mà đa dạng hơn. Điều này vô tình khiến số lượng người mắc bệnh tiểu đường ngày càng khó kiểm soát hơn, đặc biệt là đang có xu hướng trẻ hóa trong tương lai. Chính vì bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến hơn nên xét nghiệm đường huyết dần trở thành một trong những xét nghiệm quan trọng trong hầu hết các lần khám sức khỏe định kỳ.
Do đó, người bệnh tiểu đường hoặc người có nhu cầu khám sức khỏe định kỳ cần xem qua một số lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm để có được kết quả chính xác nhất. Cụ thể như sau:
- Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, trong đó bao gồm: thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thảo dược, thuốc đông y và cả thực phẩm chức năng. Vì nhiều loại thuốc có thành phần sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Nếu đã xác định bản thân sẽ thực hiện xét nghiệm đường huyết lúc đói FPG thì không nên ăn hoặc uống (trừ nước lọc) trong vòng 8 tiếng trước khi xét nghiệm.
- Nên chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi khám bệnh và xét nghiệm, hạn chế căng thẳng áp lực vì điều này có thể khiến lượng đường huyết tăng cao tạm thời, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Việc chuẩn bị cho bản thân một nền tảng kiến thức vững chắc về bệnh tiểu đường có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả. Và bạn cũng không nên quá lo lắng vì bệnh tiểu đường có thể được cải thiện nếu xác định được phương pháp điều trị phù hợp. Vậy nên, với thông tin về các loại xét nghiệm cùng hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường trên đây, ICondom hy vọng rằng sẽ giúp bạn đọc điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.