Rate this post

Đối với phụ nữ mang thai, quá trình mang thai cơ thể sẽ có rất nhiều phản ứng nhạy cảm khác nhau. Một số trường hợp bà bầu sẽ có phản ứng thai nghén như buồn nôn, nôn; có trường hợp thì sẽ đau lưng, mỏi gối. Bên cạnh đó, một số người sẽ có triệu chứng tiêu chảy. Vậy đối với bà bầu, tiêu chảy có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

1. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu

  • Nguyên nhân phổ biến thường thấy là do thức ăn không đủ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong quá trình mang thai, hệ tiêu hóa của người phụ nữ bị suy giảm nên cần phải chú ý việc ăn uống. Vì vậy, trong thời gian này bà bầu nên ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn các món ăn tái, gỏi, tiết canh…Ngoài ra, việc tẩm bổ ào ạt khi biết mình có thai khiến hệ tiêu hóa trở nên rối loạn gây ra tình trạng tiêu chảy. Vì vậy, nên chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh và ăn với một lượng vừa phải.
  • Các loại vi – rút Rotavirus, Cyptomegalovirus cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy cho bà bầu.
  • Khi mang thai người phụ nữ sử dụng một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magie và thuốc kháng sinh những thuốc này cũng có khả năng gây nên rối loạn tiêu hóa. Các loại thuốc bổ sung vitamin như sắt, canxi cũng gây nên tình trạng tiêu chảy cho bà bầu. 
  • Một số bà bầu uống sữa nhằm mục đích bồi bổ cho cơ thể nhưng cơ thể của chính họ lại dị ứng với lactose trong sữa. Việc dị ứng này sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy.
  • Uống quá nhiều nước uống, dùng các thực phẩm nhiều nước như dưa hấu cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu.

2. Ảnh hưởng của tiêu chảy đến bà bầu

Một số trường hợp tiêu chảy nhẹ đều có thể tự khỏi sau vài ngày, và nó sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhiều đến sức khỏe bà bầu.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan. Tiêu chảy có nặng và kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu như:

  • Khi bà bầu tiêu chảy sẽ có những hiện tượng như đau bụng vùng quanh rốn, nếu tiêu chảy nặng có thể  đau dữ dội. Việc đau bụng như vậy sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi vì  những cơn đau liên tục ở bụng có thể kích thích tử cung co bóp, dẫn đến thai nhi có khả năng sinh non, hoặc xấu hơn là sảy thai.
  • Những trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn tả,  Rota virut thường nôn mửa, sẽ khiến bà bầu phải đi tiểu rất nhiều lần trong ngày sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, mất điện giải. Việc mất nước sẽ gây ảnh hưởng đến việc phát triển của thai nhi.  Đi kèm với tiêu chảy là hiện tượng nôn, buồn nôn. Các triệu chứng đi kèm như vậy  có khả năng dẫn đến kiệt sức hoặc trụy tim mạch cho người bà bầu và nguy hiểm hơn nữa có thể là tử vong.

3. Khi mắc phải bệnh tiêu chảy thì phụ nữ mang thai nên làm gì?

Nếu trường hợp tiêu chảy nhẹ:

  • Khi bị tiêu chảy, cơ thể con người sẽ bị mất một lượng nước đáng kể. Vì vậy, việc bổ sung lượng nước là việc làm quan trọng và cần thiết. Người bệnh nên uống đun sôi để nguội hoặc uống oresol. Trong trường hợp này bà bầu nên tránh các loại nước ép, sinh tố, nước ngọt, nước tăng lực…
  • Hạn chế ăn các thức ăn dầu mỡ và giàu chất béo. Nên ghi nhớ các thực phẩm mà cơ thể khó dung nạp được để tránh lần sau sẽ không bị tình trạng tiêu chảy lặp lại.
  • Đối với các trường hợp những bà bầu bị dị ứng với lactose trong sữa nên đổi sang các loại sữa không chứa lactose, và tăng dần lượng sữa lên trong mỗi lần uống.

 Lưu ý, trong  các trường hợp sau:

  • Người bệnh đi tiêu kéo dài và nghiêm trọng trong vòng 2 ngày hoặc lâu hơn.
  • Tiêu chảy kèm theo các triệu chứng sốt và nôn mửa, hoặc tiêu chảy kèm đau bụng dữ dội.
  • Người phụ bệnh không tiểu khoảng hơn 5 giờ.

Khi có một trong các dấu hiệu trên thì bà bầu nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để bác sĩ có những can thiệp kịp thời nhằm tránh những nguy hiểm có thể xảy ra. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Tiêu chảy có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho thai nhi. Vì vậy, trong quá trình mang thai, để không xảy ra tình bà bầu bị tiêu chảy thì bà bầu nên lưu ý chọn những thực phẩm an toàn, chỉ nên ăn chín, uống sôi để đảm bảo an toàn vì phòng bệnh hơn là chữa bệnh.