Rate this post

Ốm nghén ở giai đoạn đầu thai kỳ là hiện tượng phổ biến. Làm sao để vượt qua được chứng ốm nghén, và có một thai kỳ khoẻ mạnh là mong muốn của tất cả các mẹ bầu. ICondom sẽ mách bạn một vài phương pháp ăn uống hiệu quả để đói phó với giai đoạn khó chịu này. 

Cách ăn uống cho bà bầu trong giai đoạn nghén

Ăn theo sở thích

Ốm nghén thường xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Thời điểm này mẹ bầu không cần phải cố gắng ăn quá nhiều, chỉ cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể là được.

Cảm giác buồn nôn khiến mẹ bầu sợ ăn uống. Mẹ bầu nên đổi món thường xuyên để tránh bị ngán. Thức ăn nên là những loại mềm, dễ tiêu hóa và giàu đạm. Đặc biệt, mẹ hãy ăn những thức ăn, hoa quả mà mình thích. Không kiêng khem quá, dẫn đến thiếu chất.

Ăn làm nhiều bữa và giữ cho dạ dạy không trống trơn.

Việc dạ dạy trống trơn co bóp làm lượng axit tăng cao có thể khiến mẹ bầu buồn nôn, nôn khan. Nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn quá no một lúc mà nên chia nhỏ các bữa ăn. Mẹ bầu nên mang theo những đồ ăn nhẹ khi ra ngoài.

Bổ sung nước trái cây, sữa trong khẩu phần ăn hằng ngày

Nhất thiết phải có các vitamin, khoáng chất, axit amin trong khẩu phần ăn hằng ngày của mẹ bầu. Bởi những chất này cực kỳ quan trọng với sự phát triển toàn diện của thai nhi. Những chất này được cung cấp từ các loại nước trái cây, hoa quả, nước mía và sữa. Nếu không uống được sữa dành cho bà bầu, mẹ có thể thay thế bằng sữa tươi, sữa pha sẵn hoặc các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai…

Không sử dụng chất kích thích

Mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng những chất kích thích để hạn chế căng thẳng stress như rượu, bia, thuốc lá, cafe… 

Vận động nhẹ nhàng 

Vận động giúp cơ thể dễ lưu thông máu, đào thải độc tố và dễ dàng thu nạp các chất dinh dưỡng. Mẹ bầu nên duy trì các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… 

Nếu mẹ bầu bị ốm nghén kéo dài, sức khỏe suy yếu, không dung nạp được chất dinh dưỡng thì cần lâp tức đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. 

Những dưỡng chất mẹ bầu ốm nghén nên bổ sung

– Axit folic: Cần thiết cho sự phát triển của trí não và cột sống em bé. Axit folic hay còn được gọi là vitamin B9 có khả năng phòng ngừa các khuyết tật ống thần kinh và tật nứt đốt cột sống ở thai nhi ngay từ giai đoạn sớm. Mỗi ngày, trong thực đơn của mẹ bầu sẽ cần khoảng 400mg axit folic. Những thực phẩm có chứa nhiều axit folic như là: sữa, rau bina, măng tây, cam, lòng đỏ trứng, quả bơ, khoai tây…

Canxi: Khung xương của thai nhi bình thường sẽ hình thành ngay từ giai đoạn đầu. Mẹ bầu cần bổ sung 800 mg canxi mỗi ngày. Nếu thiếu canxi, thai nhi có thể lấy trực tiếp từ xương của mẹ nên mẹ dễ bị đau nhức khớp xương, vọp bẻ hoặc loãng xương sau sinh. Canxi có nhiều trong: sữa và các sản phẩm từ sữa, hải sản, lòng đỏ trứng, rau muống…

Chất đạm: Mỗi ngày ít nhất mẹ bầu cần được cung cấp đủ 20g protein trong 3 tháng đầu mang thai để đảm bảo hoàn thiện các tế bào não của bé yêu.

Chất sắt: trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu dễ bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do lưu lượng máu tăng cao để cung cấp cho bào thai. Thực phẩm giàu sắt giúp chị em không bị thiếu máu khi mang thai thường là: bột yến mạch; các loại quả hạch như hạch nhân, quả óc chó, đậu phộng; thịt bò, bí ngô, chuối…

Vitamin C: Trong thực đơn hàng ngày của mình, chị em bầu bí không thể quên bổ sung rau củ và trái cây tươi. Nhóm thực phẩm này giúp tăng cường chất chống oxy hóa, vitamin C và chất xơ để hỗ trợ sự phát triển của hệ cơ cũng như mạch máu cho bào thai. Ngoài ra, vitamin C còn giúp mẹ bầu phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm dễ mắc khi sức đề kháng bị suy giảm.