5/5 - (2 bình chọn)

Viêm gan B được xem là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm, vì vậy đường lây nhiễm và cách lây lan của căn bệnh này luôn được nhiều người quan tâm. Vậy, chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không? Nếu có tính lây lan thì sẽ lây như thế nào? ICondom sẽ giải đáp ngay vấn đề này cho bạn thông qua bài viết bên dưới. 

Một số đặc điểm nổi bật của bệnh lý viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý gây ra bởi virus HBV – một virus ADN hướng gan thuộc họ Hepadnavirus, có tính lây lan cao. Căn bệnh này không chỉ có diễn biến phức tạp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, khiến gan bị mất chức năng và trở nên suy kiệt trầm trọng, từ đó không thể đáp ứng được các vai trò như chuyển hóa các chất và thải độc, lâu dần có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Ngoài ra, viêm gan B tiến triển mạn tính còn là tiền đề dẫn đến nhiều biến chứng hiểm nghèo như xơ gan cổ trướng hay ung thư gan – những bệnh lý có tiên lượng rất xấu và đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của bệnh nhân.  

Mặc dù đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, viêm gan B lại được đánh giá là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Theo các thống kê mới nhất từ bộ Y tế, nước ta có tỷ lệ mắc viêm gan B đứng hàng đầu thế giới, rơi vào khoảng 10-20%. Bên cạnh đó, tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng nhận định viêm gan B là một bệnh lý thường thấy trên toàn thế giới với số người mắc bệnh đạt đến con số 2 tỷ, trong đó có 400 triệu người đang tiến triển viêm gan B mạn tính. 

Chính vì tỷ lệ mắc bệnh đang ngày một tăng cao, đi cùng với đó là diễn biến phức tạp cũng như các hậu quả nghiêm trọng mà căn bệnh này gây ra nên những biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa sự lây lan viêm gan B đang rất được mọi người quan tâm và chú ý. 

 Viêm gan B có lây không? Lây qua đường nào?

Trước khi trả lời cho câu hỏi “chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?”, ICondom sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về sự lây lan của virus HBV cũng như các con đường truyền nhiễm của bệnh lý viêm gan B này.

Bệnh lý viêm gan B có khả năng lây lan hay không?

Câu trả lời là hoàn toàn . Mang đầy đủ tính chất của một căn bệnh virus truyền nhiễm điển hình, viêm gan B có tỷ lệ lây lan rất cao nếu chúng ta không có những biện pháp phòng tránh cẩn thận. 

Virus HBV có con đường lây nhiễm vào cơ thể người khá giống với virus HIV, tuy nhiên vì một số đặc điểm về cấu tạo cũng như chu trình xâm nhập mà virus HBV được nhận định có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn virus HIV rất nhiều. Khi ra ngoài môi trường, virus viêm gan B có thể tồn tại độc lập trong thời gian khoảng 1 tuần, và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người nếu đối tượng đó chưa được tiêm phòng vacxin. Vì vậy, bước đầu tiên để tránh lây nhiễm viêm gan B là hãy đảm bảo tiêm chủng đầy đủ theo quy định. 

Virus HBV lây lan qua những con đường nào

Lây truyền từ mẹ sang con 

Nếu mẹ mắc bệnh viêm gan B thì tỷ lệ lây truyền sang con sẽ dao động từ 5-10%, trong đó 90% trẻ sơ sinh mắc viêm gan B sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính vô cùng nguy hiểm. Thời điểm dễ dàng lây bệnh nhất là từ 3 tháng cuối của thai kỳ đến những tháng đầu tiên, đặc biệt là thời điểm sinh đẻ. Nếu người mẹ đang trong giai đoạn tiến triển một đợt viêm gan B cấp tính và có sự dương tính của kháng nguyên HbE thì tỉ lệ lây cho thai nhi trong thời điểm sinh đẻ có thể lên đến 90%. Vì vậy, cần chú ý các biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa bệnh cho cả mẹ và con để tránh sự lây nhiễm. 

 Lây truyền qua con đường sinh hoạt tình dục

Thực tế, các chất dịch của cơ thể đều có khả năng chứa một lượng virus HBV nhất định, trong đó có dịch âm đạo và tinh dịch. Vì vậy, nếu bạn quan hệ không có bao cao su (tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể) với một đối tượng mắc bệnh viêm gan B thì rất có khả năng bạn cũng sẽ bị nhiễm bệnh. 

Virus viêm gan B có tỉ lệ lây nhiễm qua đường tình dục cao hơn từ 50-100 lần so với virus HIV. Đặc biệt, nếu xảy ra chảy máu hoặc xuất hiện các vết thương hở khi quan hệ tình dục thì tỉ lệ lây nhiễm bệnh còn có thể cao hơn, trong một số trường hợp như quan hệ tập thể, quan hệ bằng đường hậu môn hay quan hệ với gái mại dâm… 

Lây truyền qua đường máu

Máu là nơi có tỷ lệ xuất hiện virus viêm gan B cao nhất trong cơ thể. Vì vậy, không có gì nghi ngờ khi lây nhiễm qua đường máu chính là con đường lây truyền có tỷ lệ cao nhất trong cơ thể. Tất cả sự tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh như sử dụng chung dao cạo, khăn mặt, bấm móng tay… đều có khả năng khiến bạn bị mắc bệnh.

Ngoài ra, việc truyền máu hay nhận máu từ người mắc bệnh, sử dụng chung bơm kim tiêm không qua khử trùng cũng khiến tỷ lệ lây nhiễm bệnh tăng lên cao hơn. Trẻ em bú sữa mẹ cũng có thể nhiễm virus HBV theo đường máu từ cơ thể mẹ nếu đầu vú của người mẹ bị xước và chảy máu.

 Liệu chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không và lây lan như thế nào? 

Câu trả lời là hoàn toàn CÓ THỂ. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm là cao hay thấp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên ngoài như sự an toàn trong quan hệ tình dục, đã tiêm vacxin chống virus HBV hay chưa, có thường xuyên sử dụng các đồ dùng cá nhân chung hay không?…

Tuy nhiên, nếu một trong hai người vợ hoặc chồng mắc bệnh viêm gan B mà người còn lại chưa tiêm chủng đầy đủ thì sẽ rất dễ lây lan bệnh bởi những yếu tố nguy cơ dưới đây: 

  • Nguy cơ lây lan qua con đường sinh hoạt vợ chồng: Trong đời sống vợ chồng, việc quan hệ tình dục là một nhu cầu bình thường và chính đáng. Việc sử dụng các biện pháp an toàn như bao cao su cũng thường xuyên bị bỏ qua, vì vậy virus HBV sẽ dễ dàng lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ quan sinh dục khi sinh hoạt vợ chồng. 
  • Nguy cơ lây lan qua đường máu: Việc sử dụng chung một số đồ dùng như dao cạo, kéo, bấm móng tay… là không thể tránh khỏi trong đời sống vợ chồng. Vì thế, nếu một trong hai người mắc bệnh thì tỷ lệ tiếp xúc với máu và các chất tiết của người bệnh là vô cùng cao. 

Cách ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B từ chồng sang vợ

Sau khi trả lời cho thắc mắc nếu chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không và lây lan qua những con đường nào thì dưới đây, ICondom sẽ đề xuất cho bạn một số phương pháp để phòng tránh sự lây nhiễm virus viêm gan B trong cuộc sống vợ chồng. 

 Nếu hai người đều không mắc viêm gan B 

  • Nếu cả hai người đều chưa từng mắc bệnh viêm gan B thì hãy đảm bảo tiêm đầy đủ vacxin phòng chống virus HBV theo quy định hiện hành để tăng khả năng đề kháng với bệnh. Vacxin phòng bệnh viêm gan B được nhận định có tỉ lệ đề kháng với virus cao hơn đến 95%. 
  • Thực hiện khám tổng quát định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh sớm và kịp thời điều trị. Nếu có thể, nên thăm khám trước khi kết hôn để nắm rõ được tình trạng bệnh tật của bạn đời. 
  • Thực hiện quy định 1 vợ 1 chồng, tránh quan hệ bừa bãi, tránh sử dụng các dịch vụ mại dâm… vì sẽ có khả năng lây nhiễm virus HBV rất cao. 
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng của của cơ thể, đồng thời ngăn ngừa sự xâm lấn và gây hại của các loại vi khuẩn. 

Nếu một trong hai người đã mắc bệnh viêm gan B

  • Cần phải sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục, vừa đảm bảo thực hiện kế hoạch hóa gia đình, vừa giảm tỷ lệ lây nhiễm. 
  • Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như dao cạo, bấm móng tay, khăn mặt… để tránh lây nhiễm virus qua đường máu. 
  • Chú ý khám định kỳ thường xuyên và đều đặn để nắm được tình hình bệnh tật của cả hai. Cần động viên người bệnh để việc điều trị trở nên dễ dàng hơn và bệnh nhân cũng có tâm lý thoải mái, an toàn khi khám và chữa bệnh. Tuy nhiên, người còn lại cũng phải đảm bảo các biện pháp an toàn theo lời bác sĩ để phòng tránh lây nhiễm viêm gan B khi chăm sóc cho người bệnh. 

Trên đây là một số thông tin để trả lời cho thắc mắc “liệu chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?” cũng như các phương pháp phòng tránh và ngăn ngừa sự lây nhiễm của căn bệnh này. Ngoài ra, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến các bệnh lý ở gan hay các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể thì đừng ngại ngần mà hãy liên hệ ngay với ICondom để nhận được sự tư vấn và giúp đỡ tận tình. 

Xem thêm