Là một trong những bệnh lý vô cùng phổ biến hiện nay, điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào cho hiệu quả luôn được nhiều người quan tâm và chú ý. Vậy, bị thoát vị đĩa đệm uống glucosamine là nên hay không nên? Liều lượng và cách dùng như thế nào mới hợp lý? Trong bài viết dưới đây, ICondom sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin hữu ích về vấn đề này.
Glucosamine là gì?
Glucosamine là một loại đường amin phổ biến trong tự nhiên và cũng rất dễ tìm thấy trong cơ thể con người. Loại đường này thường xuyên xuất hiện trong nhiều quá trình chuyển hóa và glycosyl hóa các hợp chất như lipid và protein. Ngoài ra, glucosamine còn được tìm thấy nhiều trong vỏ của một số loài giáp xác như tôm, cua…, đồng thời cũng là thành phần của chất hoạt dịch cũng như các mô đệm của khớp, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ sụn khớp của cơ thể.
Glucosamine có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau trong cơ thể như N-acetyl glucosamine hoặc glucosamine sulfate. Hiện nay, hợp chất này đã và đang được sử dụng rộng rãi trong y học, đặc biệt để điều trị những bệnh lý liên quan đến xương khớp. Theo nghiên cứu Rotta, glucosamine được nhận định là có khả năng điều trị hiệu quả đối với những căn bệnh như thoái hóa khớp, viêm khớp và thoát vị đĩa đệm…
Những công dụng chủ yếu của glucosamine
Vai trò cấu trúc
Là một trong những hợp chất chính có vai trò cấu tạo và xây dựng nên cấu trúc sụn khớp và đĩa đệm của các cơ quan trong cơ thể, glucosamine được nhận định là một trong những loại đường có nhiều tác dụng nhất. Như chúng ta đã biết, chất căn bản của sụn cấu tạo chủ yếu từ proteoglycan và collagen, thì glucosamine đều có khả năng cấu tạo nên hai chất này. Ngoài ra, glucosamine còn kết hợp với chondroitin sulfate để củng cố và tăng lượng protein collagen trong khớp, giúp khớp trở nên cứng cáp và dẻo dai hơn.
Vai trò tái tạo
Theo thời gian, những bộ phận như sụn khớp hay đĩa đệm đều sẽ bị thoái hóa. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh thoát vị đĩa đệm, và ngược lại, thoát vị đĩa đệm cũng sẽ khiến cơ thể mất đi một lượng mô và các tế bào sụn ở đây. Với chức năng tái tạo các protein cấu thành nên sụn khớp, việc bổ sung glucosamine cho các bệnh nhân bị thoái hóa là vô cùng quan trọng, không chỉ để làm chậm đi quá trình này mà còn tăng sức mạnh và sự đàn hồi dẻo dai cho các khớp.
Vai trò phục hồi những tổn thương
Là một trong những chất chủ yếu cấu tạo nên các sụn khớp và đĩa đệm trong cơ thể, glucosamine có khả năng chữa lành các tổn thương bằng cách bổ sung các protein tái tạo để bồi đắp, làm lành nhanh chóng các vết thương, đồng thời cũng có tác dụng loại bỏ lớp sụn cũ bị hư hỏng và tái tạo nên các lớp sụn mới. Đây được coi là một trong những cơ chế tự sửa chữa tổn thương tự nhiên vô cùng quan trọng trong cơ thể.
Bị thoát vị đĩa đệm có nên uống glucosamine hay không?
Vậy, bị thoát vị đĩa đệm uống glucosamine là nên hay không nên? Trước khi trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua một vài thông tin liên quan đến tính chất, đặc điểm và cơ chế điều trị căn bệnh thoát vị đĩa đệm này.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm được định nghĩa là bệnh lý liên quan đến các đốt sống, xuất hiện khi nhân của các đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào các dây thần kinh cũng như những cơ quan lân cận gây nên cảm giác đau. Thông thường, căn bệnh này sẽ xảy ra nhiều ở vùng đốt sống cổ hoặc đốt sống thắt lưng – các vị trí chịu tác động mạnh nhất từ ngoại lực cũng như tính chất của các hoạt động hàng ngày.
Dù các triệu chứng trong giai đoạn đầu không mấy nổi bật, nhưng thoát vị đĩa đệm lại là một trong những bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng trong tương lai, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm đi kèm dấu hiệu bao xơ bị rách. Chính vì vậy, các biện pháp điều trị căn bệnh này luôn được người bệnh quan tâm và tìm hiểu, trong đó có phương pháp sử dụng các loại thuốc chứa hợp chất glucosamine.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm
Căn bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến:
- Những người lớn tuổi bị thoái hóa ở các vị trí sụn khớp và đĩa đệm, đĩa đệm trở nên lỏng lẻo, vì vậy dễ xảy ra các tình trạng như sa đĩa đệm và lồi đĩa đệm, dịch nhầy bên trong thoát ra ngoài – tiền đề dẫn đến thoát vị.
- Ngồi học và làm việc sai tư thế trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến cột sống bị tổn thương và gây nên thoát vị đĩa đệm.
- Những chấn thương tác động trực tiếp vào cột sống và đĩa đệm.
- Tình trạng lao động quá sức hoặc mang vác các vật nặng trong thời gian dài cũng dễ dàng dẫn đến các bệnh lý về cột sống, đĩa đệm hay các dây thần kinh xung quanh.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng glucosamine – nên hay không?
Nếu bạn đang thắc mắc thoát vị đĩa đệm uống glucosamine liệu có tốt không thì câu trả lời là hoàn toàn CÓ. Với chức năng tái tạo và xây dựng nên các bộ phận như đĩa đệm hay sụn khớp, đồng thời tăng tính linh hoạt và mềm dẻo tại các vị trí này thông qua bổ sung chất hoạt dịch, glucosamine có vai trò rất lớn trong việc làm chậm quá trình thoái hóa các khớp, một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh lý thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, glucosamine cũng có khả năng giảm đau nhẹ, giúp cho bệnh nhân có cảm giác thoải mái hơn khi bệnh tái phát.
Hiện nay, các chế phẩm chứa glucosamine đều được chiết xuất từ các vật chất có trong tự nhiên như vỏ tôm, cua… vì vậy thường rất an toàn và không tạo nên nhiều tác dụng phụ trong cơ thể. Bên cạnh đó, glucosamine cũng là một chất có sẵn trong cơ thể người nên bạn cũng không cần lo lắng về vấn đề dị ứng hay mẫn cảm.
Tuy nhiên, glucosamine không phải là một loại thuốc đặc trị nên không có khả năng điều trị dứt điểm căn bệnh này. Trên thực tế, các chế phẩm chứa glucosamine chỉ có khả năng hỗ trợ việc điều trị thông qua bồi bổ và tăng sự cứng cáp, bền bỉ của đĩa đệm.
Do đó, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng, đồng thời đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán về mức độ bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp nhất dành cho bản thân.
Cần lưu ý những gì khi sử dụng glucosamine để điều trị thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm uống glucosamine được nhận định là một biện pháp điều trị hợp lý. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và tránh các tác dụng phụ nguy hiểm:
- Chỉ sử dụng các thuốc chứa glucosamine khi có sự chỉ định của bác sĩ, chú ý uống đúng thời gian và đủ liều lượng.
- Glucosamine là một loại đường nên các bệnh nhân đang mắc đái tháo đường hoặc rối loạn chuyển hóa đường huyết thì cần thận trọng khi sử dụng hợp chất này.
- Hiện nay, các chế phẩm của glucosamine đều được lấy từ tự nhiên thông qua vỏ tôm, cua… nên những ai dị ứng hải sản cũng nên cẩn thận với loại thuốc này.
- Nếu bạn đang mắc một số bệnh lý như nhiễm khuẩn, cảm cúm, viêm tai – mũi – họng, máu khó đông thì chỉ nên sử dụng các loại thuốc glucosamine khi có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
- Những bệnh nhân hiện đang sử dụng một số loại thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu… thì không nên sử dụng cùng lúc với glucosamine vì rất có thể sẽ gây ra hiện tượng chảy máu không kiểm soát.
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ đi kèm như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, dị ứng, chướng bụng, đầy hơi, tăng nhịp tim và huyết áp tạm thời, tăng sự mẫn cảm với ánh nắng… Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng này ở mức độ nặng, cần dừng thuốc ngay và đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có các biện pháp điều trị kịp thời.
- Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm uống glucosamine cần có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để tăng hiệu quả sử dụng của thuốc. Một số loại thực phẩm có lợi cho các bệnh lý về xương khớp là cá hồi, các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin, các loại thực phẩm chứa nhiều protein có lợi cho tái tạo đĩa đệm và sụn khớp như collagen hay chondroitin… Bên cạnh đó, việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tránh ngồi sai tư thế hay lao động quá nặng cũng là những việc nên làm để phòng ngừa và điều trị căn bệnh thoát vị đĩa đệm.
Tóm lại, thoát vị đĩa đệm uống glucosamine là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị vô cùng hợp lý. Tuy nhiên, để phòng tránh những tác dụng phụ đi kèm của thuốc, bạn chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ và nên đến các cơ sở y tế trước đó để được chẩn đoán xác định mức độ của bệnh
Xem thêm
Be the first to write a comment.